II. Đánh giá tổng quát về tình hình giáo dục ở Việt Nam
III.Một số giải pháp nhằm tiếp tục củng cố thành tưu và khắc phục các bất cập
phục các bất cập
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo của Hàn Quốc,cùng với điều kiện thực tế ở Việt Nam.Một số giải pháp đã được đưa ra nhằm tiếp tục phát huy thành tựu và khắc phục một số mặt còn hạn chế của giáo dục đào tao Việt Nam đó là:
Thứ nhất,tăng đầu tư hơn nữa cho GD để sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo được hưởng đúng vị thế là một trong những quốc sách hàng đầu..Trong giáo dục hiện nay có rất nhiều hạng mục cần phải đầu tư nhưng cần chú ý một số lĩnh vực cần đặc biệt ưu tiên. Đó là đầu tư về trường học,trang thiết bị cho lớp học cũng như hệ thống thông tin,thư viện,chi nâng cao chất lượng dạy và học.Thực hiện cơ cấu chi ngân sách giáo dục hợp lí
Thứ hai,mở rộng và phát triển hệ thống GD-ĐT nghề, đặc biệt là các hình thức giáo dục nghề nghiệp dài hạn nhằm giải quyết sự chênh lệch quá lớn giữa các loại kỹ năng trong vấn đề cung cấp lao động. Đối với nền kinh tế và thị trường lao động,việc mở rộng và nâng cấp giáo dục nghề nghiệp sẽ giúp khắc phục phần nào tình trạng thiếu lao động có kĩ năng bậc trung như hiện nay,cũng như tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho nhu cầu công nghiệp hoá,mở rộng các ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt trong giai đoan đến 2010.Hệ thống giáo dục Việt Nam cần tạo ta 1 sự lựa chọn rộng rãi cho các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT,tổ chức hướng nghiệp cho các em.Những hoạt động hướng nghiệp như vậy giúp nâng cao đáng kể uy tín xã hội của hệ thống giáo dục nghề vốn đang bị đánh giá thấp trong con mắt các vị phụ huynh và học sinh hiện nay.
Hệ thống giáo dục nghề phải được tổ chức đa dạng,lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như những truyền thống và giá trị văn hóa tinh thần của dân tôc.Hiện nay trên thế giới tồn tại chủ yếu 3 mô hình đào tạo nghề cấp trung học, đó là mô hình đào tạo nghề kép,mô hình đào tạo nghề tại công ty,mô hình đào tạo nghề tại trường.Cả 3 mô hình này đều tồn tại trong một nước song mô hình nào phát triển mạnh mẽ hơn là do các yếu tố truyền thống,văn hoá,kinh tế quyết định.
Vậy vấn đề đặt ra là lựa chọn một mô hình phát triển giáo dục nghề thích hợp cho Việt Nam.Và mô hình đó phải luôn được chú ý điều chỉnh theo quá trình phát triển kinh tế dựa trên yêu cầu định hướng cụ thể của từng thời kì công nghiệp hoá.Hơn nữa trong điều kiện cụ thể hiện nay,do tác động của hệ thống công nghệ thay đổi nhanh,chúng ta cần lưu ý rằng quy mô mở rộng giáo dục nghề nghiệp cấp trun học không nên quá lớn vì những học sinh lựa chọn định hướng nghề nghiệp sớm thường khó khăn hơn khi thực hiện chuyển đổi kĩ năng về sau,hạn chế sự năng động trên thị trường lao động.
Thứ ba,tiếp tục củng cố và mở rộng giáo dục đáp ứng cho những nhiệm vụ tiếp theo của quá trình CNH.Việt Nam đã đạt được những thành tưu đầu tiên trong phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá là phổ cập giáo dục tiểu học.Bước tiếp theo cần đồng thời mở rộng và chú ý đến chất lượng giáo dục trung học và tiếp tục củng cố thành tựu phổ cấp giáo dục tiểu học cũng như nâng cao chất lượng của cấp học này.
Song song với việc mở rộng giáo dục trung học,Việt Nam cần đặt nỗ lực cao hơn nữa trong giai đoạn trước mắt cho việc cải thiện chất lượng giáo dục,bao gồm cả giáo dục tiểu học.Có thể nói đối với giáo dục Việt Nam hiện nay,vấn đề chất lượng là đặc biệt cấp thiết.Xã hội và các cấp thẩm quyền liên quan cần quan tâm hơn nữa đến cải thiện chất lượng giáo dục không chỉ của giáo dục tiểu học mà còn cả giáo dục trung học và đại học.Bởi vì bối cảnh như hiện nay như đã phân tích đặt ra yêu cầu cao đối với chất lượng giáo dục.Trong hơn mười năm qua đổi mới nền kinh tế,hệ thống giáo dục Việt Nam đã nhận được
sự quan tâm phát triển đáng kể từ chính phủ,nhân dân và đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là các thành tựu về mở rộng quy mô giáo dục ở một số bậc học.Hiện nay là thời điểm cần và thích hợp cho việc tập trung nỗ lực lớn hơn cho tăng cường chất lượng giáo dục sau giai đoạn nhấn mạnh hơn tới sự phát triển về quy mô và số lượng.
Hơn nữa việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục tiểu học sau khi cấp này đạt được thành tựu phổ cập là rất quan trọng.Việt Nam,như đã nói ở trên trong chiến lược phát triển đến năm 2010,vẫn phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để tận dụng lợi thế lao động dồi dào và rẻ thì càng cần phải nhấn mạnh đến vấn đề này.Với mục tiêu đặt ra là năm 2020 Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển,có thể xác định nguồn nhân lực vào tiểu học hiện nay sẽ còn là lực lượng chủ yếu thực hiện các bước chuyển dich cơ cấu kinh tế trong những năm tới.Quan điểm này đòi hỏi những thay đổi trong định hướng đào tạo trong một giai đoạn dài,song có thể phải bắt đầu từ ngay hôm nay.Trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đào tạo cho đến năm 2010 có đưa ra mục tiêu cụ thể cho cấp tiểu học là:tạo điều kiện cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ,thể chất thẩm mĩ,có kĩ năng cơ bản để học tập suốt đời...có khả năng thích ứng cao với các yêu cầu xã hội. Để thực hiện các mục tiêu nói trên,cần phải nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học có thể gắn với việc đảm bảo đầu tư cho mỗi đầu học sinh tiểu học vẫn tiếp tục tăng với các cuộc cải cách về phương pháp dạy và học cũng như chương trình đào tạo.
Thứ tư,tạo khả năng thích ứng lớn hơn cho đội ngũ nhân lực với bối cảnh của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá. Để làm được điều đó cần thực hiện cải cách các chương trình đào tạo theo hướng khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao năng lực thực tiễn của học sinh.Sự cần thiết của cuộc cải cách quá trình dạy,học và chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu tạo ra một đội ngũ nhân lực linh hoạt có thể đáp ứng được các thay đổi đang diễn ra nhanh chóng trong các quá trình sản xuất,công nghệ và các quá trình xã hội.Cần phải gia tăng sự tự
chủ cho người học cũng như người dạy trong quá trình giáo dục.Tăng tỷ lệ tự quyết trong chương trình giảng dạy cho các trường, đồng thời tăng số môn học tự chọn, đặc biệt đối với cấp sau tiểu học để cho học sinh có thể tự quyết định sẽ lựa chọn những gì gần hơn với sở trường mà họ có. Đồng thời nhằm thích ứng tốt hơn với các thực tiễn địa phương,cần phải gia tăng số giờ học ngoại khoá cho học sinh các cấp phổ thông và mời sự tham gia của các cộng động địa phương và phụ huynh vào việc xây dựng chương trình học.Hơn nữa, đối với Việt Nam sự gia tăng quyền tự chủ của học sinh,nhà trường và địa phương sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu tạo ra một nguồn nhân lực có nhiều cấp độ khác nhau trong công nghiệp hoá.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển và chuyển dich cơ cấu nền kinh tế lên nền kinh tế tri thức.Việt Nam cần có và phải tạo dựng được một xã hội học tập suốt đời. Đối với Việt Nam cần nhấn mạnh học tập trong làm việc và qua kinh nghiệm cũng như các quá trình đào tạo nâng cao và chuyển đổi nghề nghiệp.Các chương trình giáo dục suốt đời nên được lồng ghép chặt chẽ trong khuôn khổ chung của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Điều quan trọng đặc biệt là các chương trình giáo dục suốt đời phải được xây dựng trên đặc thù thời kì phát triển của đất nước.Tuy nhiên đối với mức độ phát triển hiện nay,các tiểu điểm cần nhấn mạnh vẫn là phát triển kĩ năng nghề nghiệp và các kĩ năng cơ bản khác,cũng như cải cách hệ thống giáo dục chính thức bên cạnh việc tạo môi trường và khuyến khích sự phát triển của hệ thống giáo dục không chính quy.
Thứ năm,gia tăng quy mô đào tạo trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật,công nghệ và củng cố chất lượng đào tạo với giáo dục đại học.Việt Nam có những bất cập trong cơ cấu đào tạo và nhiều chỗ chưa đảm bảo chất lượng.Vì vậy,trong thời gian tới, đồng thời với việc nâng cao chất lượng đào tạo cần khuyến khích học sinh theo các ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ.Dựa trên chiến lược công nghiệp hoá ưu tiên một số ngành công nghệ mũi nhọn,giáo dục đại học cần có những khuyến khích thu hút tài năng vào những lĩnh vực mũi
nhọn của công nghiêp hoá.Giáo dục đại học có thể kết hợp với giáo dục nghề nghiệp,tạo ra một hình thức đào tạo liên thông nhằm tạo ra một lực lượng lao động tương đối ưu tú là các công nhân tri thức,nhằm phục vụ cho tính đặc thù của quá trình phát triển trước mắt của Việt Nam là kết hợp chuyển dịch cơ cấu một phần nền kinh tế lên cơ cấu hậu công nghiệp bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công nghiệp.Công nhân tri thức là những người kế nhiệm của những công nhân có tay nghề cao,tức là những công nhân có tay nghề mà giờ đây được trang bị một khối lượng kiến thức có hệ thống,có học vấn và có khả năng tiếp thu thêm kiến thức.Tầng lớp nhân lực hạt nhân sẽ là khởi nguồn cho phát triển và theo đuổi chiến lược phát triển tầng nhân lực làm động cơ đầu tàu.
Nhiệm vụ củng cố chất lượng đào tạo ĐH ở VN nên được gắn với các vấn đề về chất lượng giáo viên,hệ thống liên kết nghiên cứu với giảng dạy,cải cách phương pháp giảng dạy, điều kiện trang thiết bị,thư viện.Bên canh đó,có thể coi GD-ĐT như một lĩnh vực đầu tư cho phát triển,mở rộng cửa cho các nhà đầu tư thâm chí là từ bên ngoài,tạo ra hình thức du học tại chỗ. Đồng thời với việc tạo điều kiện khuyến khích học sinh đi đào tạo ở nước ngoài và thực hành làm việc 1 thời gian
Bên cạnh việc phát triển và hướng tới sự hoàn thiện hơn của các hệ thống giáo dục bên trong hê thống PTNNL cần phải có sự cải thiện các hệ thống mang tính môi trường cho sự phát triển của giáo dục.Nói cách khác,cùng với giáo dục,các hệ thống sử dụng lao động và các hệ thống liên quan trực tiếp đến sản phẩm của nhà trường trên thị trường lao động cũng phải được cải cách.Trước hết đó là cải cách hệ thống đãi ngộ và sử dụng lao động bằng cách hướng tới một hệ thống tiền lương khuyến khích tự đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực.Ngoài ra cần khuyến khích các nghiên cứu về lao động và sản phẩm của nhà trường trên thị trường lao động cũng như phát triển đầy đủ hệ thống thông tin lao động nhằm giúp các nhóm phụ huynh,người học,người dạy có thể đưa ra các quyết
định cần thiết dựa trên sư nhận thức được mối quan hệ giữa nền giáo dục và thị trường lao động.
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là quá trình GD-ĐT nhằm nâng cao chất lượng nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung,trong công nghiệp hoá nói riêng.Trong bài đề án này,với pham vi nghiên cứu của vấn đề này,sau khi đưa ra một khung lí thuyết gồm các luận đề khẳng định vai trò của phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo,em đã tìm hiểu nghiên cứu một số chính sách phát triển giáo dục đào tạo của Hàn Quốc-một đất nước có rất nhiều điểm chung với Việt Nam.Thông qua đó càng khẳng định vai trò tiên quyết của giáo dục đối với phát triển nguồn nhân lưc-một động lực thúc đẩy phát triển.Vì thế Đảng,Nhà nước,và toàn thể xã hội cần phải đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu,quyết định tương lai đất nước.Toàn thể xã hội cần phải huy động sức người,sức của để tập trung vào nhiệm vụ này.Phát triển giáo duc thông qua đó đưa nguồn nhân lực thành yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế,phát triển công nghiệp hoá để thực hiện mục tiêu năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.