I.Bối cảnh Việt Nam trong quá trình phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo-bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc (Trang 25 - 29)

Quá trình PTNNL thông qua giáo dục đào tạo ở Việt Nam được nhìn nhận là quá trình lâu dài và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố.Có thể chia thành 2 nhóm yếu tố:quốc tế và trong nước

1.Các yếu tố quốc tế

Đầu tiên là phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá và đã trở thành xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới.

Như đã nghiên cứu nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá đã đưa nguồn nhân lực lên thành yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của quốc gia.Nằm trong xu hướng đó,với lợi thế dân số trẻ,VN hoàn toàn có thể thực hiện chiến lược lấy con người làm động cơ thúc đẩy phát triển,trong đó PTNNL thông qua giáo dục đào tạo có tầm quan trong đặc biệt.Hơn 50% dân số Việt Nam là ở độ tuổi dưới 25. Đây là độ tuổi tham gia tích cực nhất vào quá trình đào tạo.Hơn một nửa trong số này là dưới độ tuổi 15, độ tuổi có thể dễ dàng tiếp nhận những hình thức giáo dục đa dạng.Vì vậy,nếu kịp thời đưa ra những cải cách,chính sách hợp lý trong PTNNL thông qua giáo dục đào tạo có thể tạo ra các thế hệ trẻ có kỹ năng và khả năng sử dụng thông tin và kiến thức thế giới 1 cách bài bản sáng tạo,đưa đất nước vào CNH nhanh,phát triển dựa trên cơ hội này có nghĩa là tận dụng được đặc trưng biến động cao của nền kinh tế tri thức,,theo đó lấy nguồn nhân lực làm cốt lõi để kiến tạo và thực hiện.Đó chính là mô hình ‘Đi tắt đón đầu” làn sóng phát triển kinh tế.

Yếu tố thứ hai trong bối cảnh hiện nay đó là điều kiện công nghệ thế giới thay đổi nhanh với tốc độ vũ bão.Chu trình Khoa học-công nghệ-sản xuất trong thời đại kinh tế tri thức được rút ngắn đã tạo ta dòng thác công nghệ mới mạnh mẽ hơn bất kì lúc nào trước đây.Thể hiện rõ nhất là ở sự gia tăng nhanh chóng số lượng các bằng phát minh sáng chế được cấp,từ 1,4 triệu năm 1989 lên đến 2 triệu năm 1993.Bên cạnh đó công nghệ mới, đổi mới đã làm cho chu trình sống của sản phẩm càng bị rút ngắn lại đặc biệt là trong những ngành công nghiệp máy tính,thông tin.Tuy nhiên các lợi thế về lĩnh vực này thường vẫn thuộc về

các nước giàu.Và đồng thời điều đó đã tạo ra một sức ép ở các nước phát triển phải liên tục đổi mới công nghệ,và chuyển giao công nghệ.

Tổng chi phí cho việc chuyển giao và sử dụng giấy phép công nghệ trên thế giới đã tăng từ 6,8 tỉ USD(1976) lên 60 tỷ (1995).Kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thể hiên quy mô chuyển giao công nghệ mạnh mẽ hơn nữa.

Trong hơn 1 thập kỉ vừa qua,VN là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư,các dòng FDI.Các dòng FDI vào Việt Nam đã tăng liên tục trong những năm 1990.Tuy nhiên VN vẫn chưa tận dụng hết hiệu quả của sự chuyển giao này.Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là đội ngũ lao đông ở VN dù là dồi dào nhưng lại thiếu kĩ năng để sử dụng hết hiệu quả của những công nghệ này.Vì vậy vấn đề này có liên quan mật thiết đến vấn đề giáo dục, đào tạo.Chú trọng đến chính sách đào tạo chính là 1 phương pháp hữu hiệu để có thể nhanh chóng học tập tiếp thu những công nghệ mới và tiếp tục sáng tạo để phát huy lợi thế về nhân lực của Việt Nam.

Thứ ba,là yếu tố về bất bình đẳng,nguy cơ khoảng cách ngày càng tăng giữa các nước giàu và các nước nghèo.Xu thế mới đã đem đến một số cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam.Nhưng xu thế toàn cầu hoá tăng tính cạnh trạnh trên pham vi lớn,khu vực và thế giới.Các nước đang phát triển với trình độ kinh tế lạc hâu,thu nhập thấp,công nghệ cũ kĩ rất khó cạnh trạnh trên thị trường và vì thế nước giàu vẫn gặt hái được nhiều thành công hơn.

Các nước giàu luôn có rất nhiều cơ hôi để phát triển trong khi đó các nước nghèo vẫn loanh quanh với các vấn đề xoá đói giảm nghèo và nợ nần chồng chất.Một phần lớn ngân sách chi ra là để giải quyết vấn đề này,làm giảm chi cho phát triển kinh tế.VN nằm trong nhóm nước có thu nhập thấp trên thế giới,tuy thời gian gần đây cũng thu được những thành quả lớn nhưng về cơ bản vẫn là một nước nghèo và nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

Xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức một mặt đem đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển,mở cửa kinh tế,có thể tạo nên một cú huých đối với sự phát triển đất nước.Nhưng đồng thời cũng đặt ra trước mắt chúng ta vô

vàn thách thức. Đó là nguy cơ tụt hậu,nguy cơ phát triển không bền vững có thể đi chệch khỏi quỹ đạo của CNXH. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực Việt Nam,chủ nhân của đất nước phải được trang bị đầy đủ về cả kiến thức kĩ năng chuyên môn,cả tác phong bản lĩnh để đưa đất nước nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hiện đại.

2.Các yếu tố trong nước

Một trong những đặc trưng tiêu biểu trong quá trình phát triển ở Việ Nam đó là đặc thù kết hợp nhiều quá trình phát triển kinh tế.VN tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện đất nước đang quá độ lên CNXH vì vậy tồn tại rất nhiều quá trình cũng diễn ra. Đó là quá trình CNH từ một nước nông nghiệp lạc hậu,quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường và quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại thành cơ cấu của nền kinh tế tri thức. Điều đó đặt ra yêu cầu tạo ra 1 nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Trong quá trình công nghiệp hoá phải diễn ra sự chuyển dịch cơ bản trong cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp. Đặc điểm này quy định tầm quan trọng của công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn,tính cần thiết của việc phát triển của các ngành sử dụng nhiều lao động ít nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá.Vì thế cần phải coi trọng vai trò của giáo dục và hướng nghiệp ở khu vực nông thôn cũng như quy định trình độ nhân lực trên diện rộng ở mức vừa phải với các kĩ năng giáo dục cơ bản và kĩ năng nghề nghiệp bậc trung.

Trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp lên nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước,thì cũng phải tiến hành xoá bỏ cơ cấu của nền giáo dục phục vụ nền kinh tế kế hoạch hoá.Giáo dục đào tạo lúc này cần phải phản ứng nhanh nhạy với các biến động,nhu cầu của thị trường lao động.Gắn chặt phát triển kinh tế với phát triển nguồn nhân lực là một thách thức to lớn đối với nước ta trong quá trình công nghiệp hoá.

Việt Nam là một nước nghèo với xuất phát điểm thấp,chúng ta không thể chon con đường phát triển kinh tế như những nước giàu khác là tiến hành hiện đại hoá sau khi thực hiện song quá trình công nghiệp hoá.Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá là một trong những đặc trưng tiêu biểu của nước ta.Hiện đại hoá đòi hỏi tối đa những khả năng mà tri thức có thể mang lại, đưa tri thức vào quá trình sản xuất ở một số bộ phận ngành,chuyển 1 phần của cơ cấu ngành lên nền kinh tế tri thức.Lực lượng nhân lực phục vụ cho cơ cấu này đòi hỏi phải linh hoạt,có tri thức và nhiều khả năng đi đầu sáng tạo.

Trong nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, Đảng và nhà nước đã cho rằng để thực hiện nhiệm vụ này,chính sách PTNNL phải nhấn mạnh việc mở rộng phát triển đào tạo nghề giúp quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp được thuận lợi.Mặt khác với chính sách khuyến khích tự tạo việc làm,giáo dục đào tạo không chỉ được nhìn nhận từ góc độ phụ thuộc mà còn đồng thời được xem là yếu tố đi đầu,chủ động khởi tạo việc làm và thu nhập.Chính tính chủ động từ góc độ đào tạo này là vấn đề then chốt giúp thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong khi đó chiến lược lại đưa ra yêu cầu chính sách phải vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động,vừa áp dụng công nghệ tiến bộ trong một số ngành chiến lược,phát triển vùng theo cơ cấu trung tâm-vệ tinh.Vì vậy,chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo phải có những phân chia trong các chính sách cụ thể đối với các nhóm đối tượng khác nhau trong quá trình đào tạo,nhằm tạo ra 1 cơ cấu nhân lực phân tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo-bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w