0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

NGHĨA LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI BẰNG SIÊU ÂM TIM TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH (Trang 29 -41 )

Đánh giá kích thước và chức năng RV đã được chứng minh là có giá trị lâm sàng quan trọng trong một số bệnh lý tim mạch và hô hấp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của chức năng thất phải trong tiên lượng bệnh lý [22].

Bình thường, tâm thất phải thích nghi với trở kháng phổi thấp do đó kích thước các thành tâm thất phải thường mỏng . Do đó, đối với những trường hợp làm tăng trở kháng phổi , chẳng hạn như thuyên tắc phổi, dẫn đến sự gia tăng kích thước RV trước tiên và tăng áp lực động mạch phổi, mà cuối cùng có thể dẫn đến phì đại thất phải . Dãn Thất phải là điểm đánh dấu đầu tiên của sự gia tăng của trở kháng phổi. Cơ thất phải dày lên để thất phải co bóp nhằm vượt qua trở kháng phổi cao, kích thước thất phải được đo bằng đường kính hoặc thể tích và độ dày thành thất phải tự do tăng lên một cách tối đa trong hẹp đường ra thất phải. Ở những bệnh nhân bị thuyên tắc phổi cấp tính, gia tăng ban đầu về thể tích và đường kính thất phải thường đi kèm với hình ảnh cụ thể của chuyển động bất thường thành tim , trong đó thành tự do thất phải có rối loạn vận động liên quan với vùng đáy và mỏm tim [24]. Những phát hiện này có ý nghĩa tiên lượng quan trọng ở những bệnh nhân bị thuyên tắc phổi [29] và hoàn toàn đảo ngược với những thay đổi trong huyết động ở phổi [26].

Ở những bệnh lý tim – phổi mạn tính hoặc các hình thức khác của tăng áp phổi thứ phát (bao gồm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thủng, hoặc các hình thức khác của bệnh nhu mô phổi),tâm thất phải có xu hướng phì đại và thể tích bình thường ở giai đoạn đầu và cuối cùng là dãn toàn bộ.

Kích thước và chức năng thất phải cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý tâm thất trái. Bệnh nhân có rối loạn chức năng LV thứ phát sau nhồi

máu cơ tim hoặc suy tim có nguy cơ gia tăng phì đại RV và rối loạn chức năng thất phải,[11],[16]. Thật vậy, rối loạn chức năng thất phải là một trong những dự đoán độc lập mạnh nhất về kết quả sau nhồi máu cơ tim [10],[31]. Các kết quả tương tự đã được thể hiện ở những bệnh nhân bị suy tim mãn tính sau một năm bị khi nhồi máu cơ tim [ 30].

Phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Đánh giá suy tim sung huyết và hiệu quả của đặt ống thông động mạch phổi (ESCAPE) cho thấy áp lực phổi tăng trực tiếp có thể góp phần thay đổi trong kích thước và chức năng thất phải ở những bệnh nhân suy tim [21]. Hơn nữa, hội chứng ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân suy tim cũng có thể góp phần đáng kể để thay đổi trong chức năng và kích thước thất phải [28] những dữ liệu này cho thấy rằng đánh giá lâm sàng thất phải góp phần để đánh giá tiêu chuẩn siêu âm tim ở bệnh nhân bị bệnh tim thất trái.

Kích thước và chức năng thất phải cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý hở van ba lá quan trọng. Bao gồm bệnh carcinoid , trong đó có lá van ba lá có thể teo lại và suy giảm chức năng van ba lá, bệnh thấp tim ba lá ; thoái hóa cột cơ của van ba lá, hoặc bất kỳ tình huống nào dẫn đến van ba lá trở nên không hoàn thành chức năng của nó. Quá tải thể tích kết hợp với hở ba lá dẫn đến giãn nở của tâm thất phải, mà bản thân nó có thể dẫn đến làm gia tăng mức độ hở ba lá [12],[14],[25].

Bất thường tim bẩm sinh phổ biến nhất ảnh hưởng đến tâm thất phải ở bệnh tim mạch người lớn là thông liên nhĩ. Dòng chảy tăng do shunt có thể dẫn đến tăng áp lực phổi và giãn nở thất phải. Đối với bệnh nhân tứ chứng Fallot sữa chữa hoàn toàn với hở phổi nặng có biểu hiện giãn nở thất phải nặng và chức năng thất phải ngày càng giảm. Đối với các bất thường tim bẩm sinh khác, chẳng hạn như Ebstein có thể ảnh hưởng đến tâm thất phải.

Bảng 2: Các bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng thất phải [22]

Các bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng thất phải Thuyên tắc động mạch phổi

Tăng áp lực động mạch phổi Hút thuốc

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim do tổn thương động mạch vành phải Sau phẫu thuật sữa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot.

Sau phẫu thuật chuyển vị đại động mạch Suy tim mạn

Ghép tim

Bệnh cơ tim phì đại Bệnh chagas Hẹp động mạch chủ Hở động mạch chủ Hẹp van hai lá Lớn tuổi Thấp tim Bệnh lý hệ thống Đái tháo đường thể 2

4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

TRONG NƯỚC

- Nguyễn Cửu Long nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa chức năng thất trái, thất phải và áp lực động mạch phổi ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng siêu âm Doppler tim đã nhận xét: Có mối liên hệ giữa suy chức năng tâm trương thất trái với suy chức năng thất phải và Tăng áp phổi [3].

- Nguyễn Anh Vũ và cộng sự đã đưa ra các thông số trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải như sau: Kích thước đường ra thất phải dọc gốc 25,99 ± 3,499 mm; đường ra thất phải ngang gốc 23,79 ± 3,711 mm; đường ra thất phải phần ngọn 21,4 ± 2,958 mm.Các đường kính đáy thất phải 29,5 ± 5,179 mm; đường kính giữa thất phải 22,6 ± 4,026 mm; đường kính đáy mỏm thất phải 64,69 ± 8,465 mm.Tỷ lệ đường kính giữa thất phải và đường kính giữa thất trái trên mặt cắt 4 buồng chuẩn ở mỏm tim là 0,49 ± 0,030. Chiều dày thành cơ thất phải 2,89 ± 0,553 mm.Diện tích thất phải cuối tâm trương 15,34 ± 2,653 cm2; diện tích thất phải cuối tâm thu 7,71 ± 1,674 cm2; phân suất diện tích thất phải 49,76 ± 7,328 %Chỉ số TAPSE (vận động vòng van ba lá trên M mode) 22,5 ± 2,597mm.Vận tốc sóng S của Doppler mô vòng van bên van ba lá 13,8 ± 2,138 cm/s.Thời gian co đồng thể tích 58 ± 7,284 ms; thời gian giãn đồng thể tích 72,74 ± 9,251 ms; thời gian tống máu thất phải 275,39 ± 25,550 ms; chỉ số Tei thất phải của Doppler xung mô 0,47 ± 0,049 [4].

-

Phạm Nguyên Sơn và cộng sự trong nghiên cứu “ Chỉ số Tei sửa đổi (Tei’)- một chỉ số đánh giá chức năng thất phải ở bệnh tứ chứng Fallot đã đưa ra kết luận: chỉ số Tei thất phải đo bằng phương pháp Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân T4F tăng so với trẻ không có bệnh tim mạch.

NƯỚC NGOÀI

- Theo nghiên cứu của Kambiz Norozi và cộng sự, nghiên cứu: “Đánh giá NT-proBNP và khả năng gắng sức ở bệnh nhân lớn tuổi sau phẫu thuật hoàn toàn tứ chứng Fallot có rối loạn chức năng tâm thất theo chỉ số Tei” đã đưa ra kết quả : Ở Bệnh nhân T4F cho thấy : chỉ số Tei LV và RV lớn hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân thông liên thất (chỉ số Tei thất trái: 0,50± 0,09 so với 0,34± 0,05, chỉ số Tei thất phải : 0,37± 0.1 so với 0,25 ±0,06; P

<0,0001).Mức oxy tối đa đã được giảm đáng kể ở những bệnh nhân T4F (25± 6 so với 32 ± 6ml .kg-1 ·phút- 1, p <0,0001) và tương quan nghịch với chỉ số Tei thất trái (r=- 0,61, p <0,0001).NT-proBNP đã được tăng lên đáng kể ở những bệnh nhân T4F (150±141 so với 57±39 pg / ml, p <0,0001) và rút ra kết luận là:Đối với những bệnh nhân T4F không có triệu chứng hoặc ít biểu hiện triệu chứng, rối loạn chức năng hai thất được phát hiện bằng chỉ số Tei. Chỉ số suy tim ở những bệnh nhân có NT-proBNP tăng và suy giảm sự hấp thu oxy tối đa. Vấn đề kết hợp 3 yếu tố này cho phép xác định các bệnh tim bẩm sinh với suy chức năng tim trước khi có triệu chứng lâm sàng[21].

5. KẾT LUẬN

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều kỹ thuật xâm nhập và không xâm nhập nhằm đánh giá hình thái và chức năng thất phải như : siêu âm tim, cộng hưởng từ, chụp buồng thất, …Tuy nhiên siêu âm tim là kỹ thuật được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng có thể ngay tại giường bệnh nhân ở nhiều bệnh viện, Siêu âm Doppler tim là phương pháp thăm dò không chảy máu, khá rẻ tiền nhưng lại có thể phát hiện sớm và chính xác những biến đổi về thông số chức năng tâm trương và tâm thu thất phải ở bệnh nhân nên cần được chỉ định rộng rãi.

Hình thái và chức năng tâm thu thất phải là những thông tin cần thiết trong chẩn đoán và điều trị do vậy cần phải được quan tâm nghiên cứu sâu hơn trên nhiều bệnh lý khác nhau để tiện việc sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Mỗi phương pháp đánh giá đều có những ưu và nhược điểm vì vậy không nên dùng đơn độc một phương pháp nào để đánh giá chức năng thất phải, mà cần phối hợp nhiều phương pháp và nhiều chỉ số để việc đánh giá được chính xác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Phú Kháng (2000), “Siêu âm tim mạch”, Lâm sàng tim mạch, Nxb Y Học, trang 48-84.

2. Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Các phương pháp cận lâm sàng khảo sát chức năng và hình thái hệ tim mạch”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch,

Nxb Y Học, thành phố Hồ Chí Minh, tập 2, trang 45 - 52.

3. Nguyễn Cửu Long (2004), “Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa chức năng thất trái, phải và áp lực động mạch phổi ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng siêu âm Doppler tim”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 37, trang 60 - 65.

4. Võ Đăng Nhật (2012), Đánh giá hình thái và chức năng tâm thu thất phải bằng siêu âm Doppler tim ở người lớn bình thường, Luận án thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.

5. Nguyễn Anh Vũ (2008), “Đại cương siêu âm tim, kỹ thuật ghi Doppler siêu âm tim”, Siêu âm tim từ căn bản tới nâng cao, Nxb Đại học Huế, trang 9-46.

6. Nguyễn Anh Vũ (2008), “Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng siêu âm Doppler”, Siêu âm tim từcăn bản tới nâng cao, Nxb Đại học Huế, trang 145-168.

7. Nguyễn Anh Vũ (2010), “Kỹ thuật ghi siêu âm Doppler tim”, Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán, Nxb Đại học Huế, trang 30-52.

8. Nguyễn Anh Vũ (2010), “Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng siêu âm Doppler”, Siêu âm tim cập nhật chẩn đoán, Nxb Đại học Huế, trang 201-247.

Tài liệu nước ngoài

9. Andrew N. Redington (2002), “Right ventricular function”, CardiolClin , 20, pp 341–349.

10.Anavekar NS, Skali H, Bourgoun M, Ghali JK, Kober L, Maggioni AP, et al (2008), “ Usefulness of right ventricular fractional area change to predict death, heart failure, and stroke following myocardial infraction (from the VALIANT ECHO study)”, Am J Cardiol ,101, pp 607-612. 11.Berger PB, Ruocco NA Jr., Ryan TJ, Jacobs AK, Zaret BL, Wackers FJ

(1993), “The TIMI Research Group. Frequency and significance of right ventricular dysfunction during inferior wall left ventricular myocardial infarction treated with thrombolytic therapy (results from the Thrombolysis In Myocardial Infarction [TIMI] II trial”, Am J Cardiol, 71 , pp 1148-1152.

12.Bhattacharyya S, Toumpanakis C, Burke M, Taylor AM, Caplin ME, Davar J (2010), “Features of carcinoid heart disease identified by 2- and 3-dimensional echocardiography and cardiac MRI”, Circ Cardiovasc Imaging ,3,pp 103-111.

13.Carrie P. Aaron, Harikrishna Tandri et al (2011), “Physical activity and right ventricular structure and function”, American journal of respiratory and critical care medicine, 183, pp 396 - 404.

14.Callahan JA, Wroblewski EM, Reeder GS, Edwards WD, Seward JB, Tajik AJ (1982), “Echocardiographic features of carcinoid heart disease”,

Am J Cardiol ,50,pp 762-768.

15.Chuwa Tei, Yutaka Otsuji (2008), Evaluation of Tei Index in Heart Failure, Diastology, pp 193-201.

16.Di Salvo TG, Mathier M, SemigranMJ, Dec GW (1995), “Preserved right ventricular ejection fraction predicts exercise capacity and survival in advanced heart failure”. Am J Cardiol, 25, pp 1143-1153.

17.Doan Hoa Do, Judith Therrien et al (2010), “Right atrial size relates to right ventricular end diastolic pressure in an adult population with congenital heart disease”, Echocardiography, 28, pp 109 - 116.

18.J. G. Coghlan, J. Davar (2007), “How should we assess right ventricular function in 2008?”, Eropean heart journal supplements, 9, pp H22 - H28. 19.James A. Goldstein, James S. Tweddell et al (1992), “Importance of left

ventricular function and systolic ventricular interaction to right ventricular performance during acute right heart ischemia”, Journal of the American college of cardiology, 3 (19), pp 704 - 711.

20.John A. Sallach, W. H. Wilson Tang et al (2009), “Right atrial volume index in chronic systolic heart failure and prognosis”, Journal of the American college of cardiology, 5 (2), pp 527 - 534.

21.Kambiz Norozi, Reiner Buchhorn, Dietmar Bartmus et al (2006), “Elevated Brain Natriuretic Peptide and Reduced Exercise Capacity in Adult Patients Operated on for Tetralogy of Fallot Is Due to Biventricular Dysfunction as Determined by the Myocardial Performance Index”, Am J Cardiol ,97,pp1377–1382

22.Khush KK, Tasissa G, Butler J, McGlothlin D, De Marco T (2009), “ESCAPE Investigators. Effect of pulmonary hypertension on clinical outcomes in advanced heart failure: analysis of the Evaluation Study of Congestive Heart Failure and Pulmonary Artery Catheterization Effectiveness (ESCAPE) database” , Am Heart J, 157, pp 1026-1034. 23.Lawrence G. Rudski, Wyman W. Lai et al (2010), “Guidelines for the

echocardiographic assessment of the right heart in adults: A report from the American society of echocardiography, endorsed by the European association of echocardiography, a registered branch of the European

society of cardiology, and the Canada society of echocardiography”, J am soc echocardiography, 23, pp 685 - 713.

24.Lillehei CW, Varco RL, Cohen M, Warden HE, Gott VL, DeWall RA, Patton C, Moller JH (1986), The first open heart corrections of tetralogy of Fallot: a 26-31 year follow-up of 106 patients, Ann Surg, 204(4), pp. 490 - 502.

25.McConnell MV, Solomon SD, Rayan ME, Come PC, Goldhaber SZ,Lee RT (1996), “ Regional right ventricular dysfunction detected by echocardiography in acute pulmonary embolism” , Am J Cardiol,78, pp 469-73.

26.Mittal SR, Goozar RS(2001), “Echocardiographic evaluation of right ventricular systolic functions in pure mitral stenosis”, Int JCardiovasc Imaging ,17, pp 13-18.

27.Nass N, McConnell MV, Goldhaber SZ, Chyu S, Solomon SD (1999), “Recovery of regional right ventricular function after thrombolysis for pulmonary embolism” , Am J Cardiol,83, pp 804-806.

28. Pamela S. Douglas, Mario J. Garcia et al (2011), “ACCF/ ASE/ AHA/ ASNC/ HFSA/ HRS/ SCAI/ SCCM/ SCCT/ SCMR 2011 Appropriate use criteria for echocardiography”, J am soc echocardiographic, 24, pp 229 - 267.

29.Romero-Corral A, Somers VK, Pellikka PA, Olson EJ, Bailey KR, Korinek J, et al (2007), “Decreased right and left ventricular myocardial performance in obstructive sleep apnea” , Chest ,132, pp 1863-1870. 30.Scridon T, Scridon C, Skali H, Alvarez A, Goldhaber SZ, Solomon SD

(2005), “ Prognostic significance of troponin elevation and right ventricular enlargement in acute pulmonary embolism”, Am J Cardiol

31.Skali H, Zornoff LA, Pfeffer MA, ArnoldMO, Lamas GA, Moye LA, et al (2005), “ Prognostic use of echocardiography 1 year after a myocardial infarction”, Am Heart J , 150, pp 743-749.

32.Zornoff LA, Skali H, Pfeffer MA, St John SM, Rouleau JL, Lamas GA, et al(2009), “Right ventricular dysfunction and risk of heart failure and mortality after myocardial infarction”, Am J Cardiol,39, pp 1450-1455.

Huế, ngày 01 tháng 3 năm 2013 Người thực hiện

ĐOÀN CHÍ THẮNG Người hướng dẫn khoa học

MỤC LỤC

Trang

1. ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

2.1. Sơ lược về lịch sử siêu âm tim ... 3

2.2. Nguyên lý của siêu âm Doppler tim ... 3

2.3. Các loại siêu âm Doppler tim được sử dụng ... 5

2.4. Giải phẫu thất phải... 7

2.5. Đánh giá thất phải bằng siêu âm Doppler tim ... 8

2.6. Siêu âm Doppler mô (Tissue Doppler Imaging) ... 27

3. Ý NGHĨA LÂM SÀNG ... 29

4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ... 32

5. KẾT LUẬN ... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AO: Động mạch chủ.

ET: Thời gian tống máu thất phải.

ICT: Thời gian co đồng thể tích thất phải.

IRT: Đo thời gian giãn đồng thể tích thất phải.

LV : Thất trái.

RV: Thất phải.

RVOT: Đường ra thất phải.

TAPSE: Chức năng tâm thu vùng gồm vận động vòng van ba

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI BẰNG SIÊU ÂM TIM TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH (Trang 29 -41 )

×