THĂM DÒ TÁC ĐỘNG CỦA SINH KHỐI VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITROGEN

Một phần của tài liệu Vi khuẩn cố định đạm (Trang 42 - 44)

NITROGEN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CÂY NGẬP MẶN

Để thăm dò tác động của sinh khối vi khuẩn cố định nitrogen đến một số chỉ tiêu sinh lý của cây vẹt (Bruguiera gymnorrhiza) ở giai đoạn 2 tháng tuổi, chúng tôi tiến hành nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn M54 và M85 trong môi trƣờng Ashby dịch thể ở điều kiện tối ƣu, thu sinh khối tƣơi và bón trực tiếp vào bầu đất trồng vẹt. Lƣợng dịch vi khuẩn bón vào mỗi bầu là 10 ml.

Do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi tiến hành đánh giá tác động của sinh khối vi khuẩn cố định nitrogen qua một số chỉ tiêu sinh lý của cây (chiều cao và số lá) sau 30 ngày bón vi khuẩn. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.9 và phụ lục 11.

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của chủng M54 và M85 đến chiều cao và số lá của cây

Công thức thí nghiệm

Chiều cao cây (cm) Số lá Trƣớc thí nghiệm Sau thí nghiệm % so với ban đầu Trƣớc thí nghiệm Sau thí nghiệm % so với ban đầu ĐC 15,6 ± 1,7 16,8 ± 2,3 107,7 3,7 ± 1,0 4,7 127,0 M54 16,2 ± 1,6 18,9 ± 2,9 116,7 3,6 ± 1,0 5,6 155,6 M85 16,7 ± 2,6 18,7 ± 2,6 111,9 3,9 ± 1,0 5,5 141,0

Qua bảng 3.9 ta thấy, việc bón bổ sung vi khuẩn cố định nitrogen ảnh hƣởng rõ rệt đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây. Ở các công thức thí nghiệm, chiều cao cây và số lá đều tăng so với đối chứng.

Đối với chủng M54, chiều cao trung bình của cây ở các lô thí nghiệm sau 30 ngày đạt 18,9 cm/cây, tăng 16,7% so với cây trƣớc khi bón vi khuẩn. Sự gia tăng về chiều cao cây thí nghiệm M54 cao hơn cây đối chứng 9% (lô đối chứng có tỷ lệ gia tăng về chiều cao chỉ đạt 107,7%). Số lá của cây thí nghiệm đạt 5,6 lá/cây, tăng 55,6% so với ban đầu (3,6 lá/cây). Tỷ lệ gia tăng ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 28,6% (lô đối chứng có tỷ lệ gia tăng về số lá đạt 127,0%).

Đối với chủng M85, chiều cao trung bình của cây ở các lô thí nghiệm sau 30 ngày đạt 18,7 cm/cây, tăng 11,9% so với cây trƣớc khi bón vi khuẩn. Sự gia tăng về chiều cao cây thí nghiệm M85 cao hơn cây đối chứng 4,2% (lô đối chứng có tỷ lệ gia tăng về chiều cao chỉ đạt 107,7%). Số lá của cây thí nghiệm đạt 5,5 lá/cây, tăng 41,0%

so với ban đầu (3,9 lá/cây). Tỷ lệ gia tăng ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 14% (lô đối chứng có tỷ lệ gia tăng về số lá đạt 127,0%).

Nguyên nhân của việc tăng số chiều cao và số lá ở các lô thí nghiệm là do khi bón sinh khối vi khuẩn cố định nitrogen vào đất, chúng có khả năng cố định nitrogen không khí tạo thành các dạng hợp chất chứa nitrogen cần thiết cho sinh trƣởng, phát triển, tăng kích thƣớc thân, cành, lá và bộ rễ, góp phần tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Bên cạnh đó, vi khuẩn cố định nitrogen còn có thể tạo các chất kích thích sinh trƣởng nhƣ auxin, gibberellin... có tác động tốt đến sinh trƣởng, phát triển của cây trồng. Không những thế, bản thân các chủng M54 và M85 là những chủng vi khuẩn đƣợc phân lập từ đất rừng ngập mặn nên nó thích ứng cao với đất rừng ngập mặn trong các bầu đất, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của cây.

Nhìn chung, tuy chỉ 30 ngày thí nghiệm nhƣng bƣớc đầu đã có dấu hiệu khả quan, đây là cơ sở cho các thí nghiệm nhân giống, tạo chế phẩm sinh học từ vi khuẩn cố định nitrogen.

Phần 4.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Vi khuẩn cố định đạm (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)