CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITROGEN
1. Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của các chủng vi khuẩn cố định
nitrogen
Để đánh giá tốc độ sinh trƣởng, phát triển cũng nhƣ khả năng cố định nitrogen của các chủng vi khuẩn phân lập, chúng tôi tiến hành nuôi cấy chúng trên môi trƣờng Ashby thạch đĩa. Trong điều điện nuôi cấy không chứa nitrogen dƣới dạng hợp chất có thể hấp thu đƣợc, các chủng vi khuẩn muốn tồn tại, phát triển phải có khả năng cố định N2 không khí để sử dụng. Dựa vào bề dày và kích thƣớc khuẩn lạc, đánh giá khả năng cố định nitrogen của các chủng vi khuẩn. Kết quả trình bày ở bảng 3.2 và phụ lục 2, 3.
Bảng 3.2. Năng lực sinh trƣởng và phát triển của các chủng vi khuẩn phân lập
Năng lực sinh trƣởng, phát triển Đƣờng kính Số chủng vi khuẩn Tỉ lệ (%) Yếu 1 – 4 36 37,89 Trung bình 5 – 7 41 43,16 Mạnh 8 – 10 12 12,63 Rất mạnh > 10 6 6,32
Qua bảng 3.2 ta nhận thấy, khả năng sinh trƣởng và phát triển của các chủng vi khuẩn cố định nitrogen trên môi trƣờng là không đều. Số chủng vi khuẩn không mọc và sinh trƣởng, phát triển yếu chiếm tới 37,89%, sinh trƣởng và phát triển trung bình chiếm số lƣợng lớn hơn (43,16%). Số chủng vi khuẩn sinh trƣởng, phát triển mạnh là 12,63% và rất mạnh chỉ 6,32%. Trong số 95 chủng vi khuẩn có khả năng cố định nitrogen, chúng tôi chọn ra 6 chủng có kích thƣớc và bề dày lớn nhất để tiến hành tuyển chọn chủng có hoạt tính mạnh nhất.
2. Tuyển chọn bằng nuôi cấy dịch thể
Để tuyển chọn đƣợc chủng vi khuẩn có khả năng cố định nitrogen mạnh, chúng tôi chọn 6 chủng có kích thƣớc và bề dày lớn nhất để tiếp tục nuôi cấy lắc trong môi trƣờng dịch thể Ashby với lƣợng giống đƣa vào là 5ml dịch huyền phù tế bào vi khuẩn/50 ml môi trƣờng (cùng mật độ quang). Sau 4 ngày, xác định sinh khối khô và hàm lƣợng N – NH4+ của dịch nuôi cấy. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khả năng sinh trƣởng, phát triển của các chủng vi khuẩn cố định nitrogen
Chủng vi khuẩn Sinh khối khô (mg/ml)
Hàm lƣợng N – NH4+
(mg/l)
pH môi trƣờng sau nuôi cấy M4 0,76 ± 0,40 2,01 6,98 M19 0,93 ± 0,04 0,74 6,92 M54 1,81 ± 0,06 0,87 6,56 M85 1,57 ± 0,08 0,60 6,71 M94 1,12 ± 0,20 0,93 6,83 M95 1,01 ± 0,06 1,42 6,74
Qua bảng ta thấy, chủng M54 và M85 có khả năng sinh trƣởng và tích lũy sinh khối cao nhất là sau 96 giờ nuôi cấy, chủng M54 đạt giá trị sinh khối cực đại 1,81 mg/ml và chủng M85 đạt 1,57 mg/ml. pH môi trƣờng sau nuôi cấy của các chủng đầu gần trung tính (6,56 – 6,98). Vì vậy, chúng tôi chọn 2 chủng trên làm đối tƣợng nghiên cứu, thăm dò ảnh hƣởng của các điều kiện môi trƣờng nhƣ thời gian, pH, nồng độ muối, nguồn carbon, nguồn nitrogen… đến sự sinh trƣờng, phát triển của vi khuẩn.