Xu thế biến động của thị trường bất động sản trong giai đoạn kế tiếp

Một phần của tài liệu “Giám định và bồi thường trong BH hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam” (Trang 26 - 28)

kế tiếp

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang gặp những khó khăn do tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và lạm phát cao trong nước nhưng thị trường bất động sản theo quan điểm của nhiều nhà chuyên gia nước ngoài thì Việt Nam vẫn là một thị trường đầy triển vọng cả về trung hạn và dài hạn.

Sở dĩ như vậy vì Việt Nam có nền hòa bình và chính trị ổn định, dân số đông trong đó độ tuổi dưới 35 chiếm đến 2/3, mỗi năm dân số trong độ tuổi thanh niên tăng khoảng 200 nghìn người/năm. Đây là số người trong độ tuổi có nhu cầu mua nhà cao, vì họ là những người trong độ tuổi lập gia đình và có nhu cầu tách hộ để có gia đình riêng. Chính vì thế, nhu cầu nhà ở vẫn còn rất lớn.Bên cạnh đó, chi phí lao động thấp; sự tăng trưởng vượt bậc của vốn đầu tư nước ngoài và sự điều hành linh hoạt những chính sách dự trữ ngoại tệ, hỗ trợ tiền đồng cũng như ổn định cán cân thanh toán của Chính phủ. Mặt khác, chúng ta đã và đang hoàn thiện để đảm bảo những điều kiện cơ bản nhất cho sự phát triển. Chính sách cải cách hành chính và pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn đã tạo điều kiện cơ bản cho sự phát triển thị trường nói chung và bất động sản nói riêng.

Cụ thể, Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở cùng với hàng loạt các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư khác đã tạo những tiền đề cơ bản nhất.

Ngoài ra, chúng ta có nhu cầu rất lớn về bất động sản, nước ta là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu và ổn định ở

châu Á, với quy mô dân số hơn 80 triệu dân, phần đông tập trung ở thành thị, hiện tượng di dân đến những thành phố lớn đã và đang tạo nên sự khan hiếm về các loại hình nhà ở, nhất là nhà ở giá rẻ đến trung bình. Nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại các đô thị lớn là rất ít trong khi lĩnh vực này đang được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

Lí do nữa đó là hiện nay ngày càng nhiều người nước ngoài đến làm việc, sinh sống, du lịch, từ đó xuất hiện nhu cầu bức thiết và đa dạng về nhà ở, điều kiện và môi trường làm việc, giải trí. Chính vì vậy, những ngành đầu tư hấp dẫn trong những năm tới sẽ là nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu thương mại bán lẻ và hạ tầng khu công nghiệp.

Lí do tiếp theo, đó là chúng ta đã thu hút được sự chú ý và quan tâm từ các quốc gia trên thế giới. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm nhiều đến thị trường bất động sản Việt Nam thông qua sự phát triển kinh tế khá cao và ổn định trong nhiều năm qua. Các sự kiện kinh tế, các hội nghị, hội thảo mang tính chất khu vực được tổ chức ngày một nhiều hơn.

Cuối cùng đó là do thị trường tài chính của chúng ta đang phát triển mạnh. Để phát triển bất động sản, rất cần phải có sự gắn kết với lĩnh vực tài chính, ngân hàng... Các lĩnh vực này hiện đang phát triển rất mạnh, thị trường chứng khoán đang là một kênh nóng để đầu tư và huy động vốn cho nền kinh tế.

Giới quan sát thị trường cho rằng, nhiều khả năng trong năm 2009 thị trường bất động sản sẽ ấm trở lại khi mà tình trạng căng thẳng trên thị trường vốn đã giảm bớt. Cho dù vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản nhưng với 2 lần tăng lãi suất dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng gần đây (từ 1,2% lên 5%) và sức ép lạm phát suy giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9/2008 đã khiến các ngân hàng đang đồng loạt giảm lãi suất cho vay.

Ngoài ra, giá nguyên vật liệu giảm mạnh trong khi nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ… đang vẫn rất cao cũng là những tín hiệu tốt với thị trường này.

Mặt khác, trong bối cảnh nhu cầu thực tế về nhà ở vẫn rất lớn, giá các căn hộ hoặc nhà ở sẽ không thể giảm hơn được nữa, trong khi đó giá đất có thể giảm thêm một chút do việc chuyển đất thành các công trình nhà ở hiện tại tốn kém hơn rất nhiều so với năm trước.

Cũng theo một số nhà chuyên gia dự báo, những năm tới, các nhà đầu

Một phần của tài liệu “Giám định và bồi thường trong BH hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam” (Trang 26 - 28)