2.3.3.1. Khả năng sử dụng vốn:
Huy động vốn là hoạt động quan trọng và chủ yếu của ngân hàng, sau khi huy động vốn thì sử dụng vốn có hiệu quả càng quan trọng hơn. Phân tích khả năng sử dụng vốn của chi nhánh nhằm so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Bảng 2.11: Khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009
Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 2414 2788 2776 3101 3882 5943 11647 Tổng vốn huy động (tỷ đồng) 14026 16071 17448 16718 17940 15858 31775 Khả năng sử dụng vốn (%) 17.21 17.35 15.91 18.55 21.64 37.48 36.65 Qua bảng trên ta nhận thấy khả năng sử dụng vốn của chi nhánh vào cho vay ở mức thấp. Các năm từ 2004 đến năm 2008, chỉ tiêu này dao động trong khoảng 15% - 21 %. Ta có thể thấy được chi nhánh thắt chặt việc cho vay để đảm bảo an toàn vốn, nguồn tiền không cho vay được điều chuyển về hội sở chính để cho vay những đơn vị có độ an toàn cao hơn. Năm 2009, khả năng sử dụng vốn của chi nhánh là 37.48% đạt mức cao
nhất trong cả giai đoạn. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, các doanh nghiệp được hỗ trợ cho vay nhiều hơn để tái thiết sau khủng hoảng. Vì vậy, các khoản vay được giải quyết nhưng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn, và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay. Năm 2010, dư nợ tăng 95% và vốn huy động tăng tương ứng gần 100% so với năm 2009. Do vậy, khả năng sử dụng vốn của chi nhánh năm 2010 giảm gần 1 % so với năm 2009.
2.3.3.2. Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay tín dụng bình quân trong kỳ được tính bởi công thức sau:
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân (đơn vị tính: vòng, lần)
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ chu chuyển tín dụng, số vòng quay càng cao thì dòng vốn chu chuyển càng tốt.
Qua bảng dưới đây, ta nhận thấy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh ở mức ổn định qua các năm. Các năm 2004 và 2006- 2010, vòng quay tín dụng có thay đổi nhưng không đáng kể và dao động trong khoảng 2.36 – 2.77 vòng. Năm 2008, vòng quay vốn tín dụng là cao nhất cả giai đoạn 2004- 2010. Mặc dù, nền kinh tế chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng với công tác cho vay và chính sách sát sao trong việc cho vay và thu hồi nợ nên chi nhánh đã giảm thiểu được tác động đó.Qua đó, ta có thể thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh là rất tốt. Riêng năm 2005, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh chỉ đạt 1.85 vòng, thấp nhất trong cả giai đoạn. Như vậy, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì chi nhánh có thể sử dụng vốn huy động hiệu quả hơn, làm cho lợi nhuận tăng cao hơn từ hoạt động cho vay.
Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009
Chỉ tiêu
Năm Doanh số thu nợ (tỷ đồng) Dư nợ bình quân (tỷ đồng) Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
2004 5580 2364 2.36 2005 4819 2601 1.85 2006 6971 2782 2.51 2007 7056 2938.5 2.40 2008 9654 3491.5 2.77 2009 11970 4912.5 2.44 2010 22990 8795 2.61
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hà Nội các năm 2004-2010)
2.3.3.3. Hệ số thu nợ:
Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ta có công thức sau:
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Đơn vị: lần
Chỉ tiêu phản ánh công tác thu hồi nợ của chi nhánh được tính toán ở bảng dưới đây:
Bảng 2.13: Hệ số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
Năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Doanh số thu nợ
(tỷ đồng) 5580 4819 6971 7056 9654 11970 22990
2. Doanh số cho vay
(tỷ đồng) 5640 5193 6960 7380 10435 14032 28694
3. Hệ thu nợ (lần) 0.99 0.93 1.01 0.96 0.93 0.85 0.80 Qua bảng trên, hệ số thu nợ ở các năm 2004- 2008 luôn ở mức cao trên 0.93 lần. Ta nhận thấy, công tác thu nợ qua các năm đó rất tốt. Riêng năm 2006, hệ số này là 1.01 lần cao nhất trong các năm nghiên cứu. Thành công đó là do công tác thẩm định tín dụng tốt và công tác theo dõi các hoạt động tài chính của các đối tượng cho vay của chi nhánh tốt, làm giảm xác xuất cho vay những dự án tồi. Vì vậy, công tác thu hồi nợ có được hiệu quả cao.
Năm 2009 và năm 2010, hệ số thu nợ của chi nhánh giảm. Năm 2010, hệ số này là 0.80 lần, là thấp nhất trong cả giai đoạn. Nguyên nhân là chi nhánh đã cho vay những dự
án trung và dài hạn nhiều hơn, đầu tư dài hạn là việc làm cần thiết để có được những lợi ích trong tương lai lớn hơn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.3.3.4. Hệ số nợ xấu:
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại, là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Vì vậy, sau khi cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân thì công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ cả gốc lẫn lãi mới có thể đảm bảo hệ thống ngân hàng được hiệu quả. Để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng , ta xem xét hệ số nợ xấu của ngân hàng.
Với số liệu dư nợ và nợ quá hạn, ta tính toán được hệ số nợ xấu của ngân hàng. Kết quả tính toán được ở bảng 2.14
Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Dư nợ (tỷ đồng) 2414 2788 2776 3101 3882 5943 11647 4. Nợ quá hạn (tỷ đồng) 9.6 7.2 1.5 0 6 8 11 5. Hệ số nợ xấu (%) 0.3977 0.2582 0.0540 0 0.1546 0.1346 0.0944
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Hà Nội các năm 2004-2010)
Theo bảng số liệu trên, ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh là rất tốt. Chỉ có năm 2004 và năm 2005, hệ số nợ xấu ở mức cao. Từ năm 2006- 2010, hệ số luôn ở mức thấp, dưới 0.15 %. Với tốc độ tăng trưởng dư nợ cao và nợ quá hạn tăng rất ít, có thể thấy được chất lượng tín dụng của chi nhánh rất tốt.Có được chất lượng tín dụng như vậy là mong đợi của các ngân hàng. Thành công có được là cả một hệ thống cùng nỗ lực, ngay từ công tác xét duyệt thẩm định tín dụng, cán bộ tín dụng luôn sát sao trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thường xuyên phân tích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, chi nhánh có quyết định cho vay chính xác, vừa tránh việc cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt. Với mọi ngân
hàng, chất lượng tín dụng đặc biệt được chú trọng. Vì vậy, Chi nhánh luôn củng cố dư nợ hiện tại và đề ra những biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý cho những đơn vị, tổ chức có tình hình tài chính yếu kém.
2.3.4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội