2.3.2.1. Biến động cơ cấu tổng vốn huy động:
• Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động (xem bảng 2.5):
Về mặt số tuyệt đối,Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm, năm 2004 là 3398 tỷ đồng và năm 2010 là 2963 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp và vốn huy động từ tổ chức các tổ chức tín dụng tăng giảm thất thường. Cụ thể VHĐ từ các tổ chức tín dụng từ năm 2004-2006 tăng từ 1209 tỷ đồng đến 4219 tỷ đồng nhưng năm 2007 VHĐ từ các tổ chức tín dụng chỉ đạt 839 tỷ đồng giảm 3380 tỷ đồng so với năm 2006.
Qua bảng 2.5, ta nhận thấy vốn huy động ở tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong giai đoạn nhưng theo xu hướng giảm. Tỉ trọng của tiền gửi doanh nghiệp luốn chiếm trên 40 %. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng giảm dần, năm 2004 là 24.23% còn năm 2010 là 9.32 %. Về mặt tỷ trọng thay đổi nhưng về mặt số tuyệt đối thì vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thay đổi không nhiều và tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động vốn ổn định trong nhiều năm.
Vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm giảm thay vào đó là vốn huy động từ tiền gửi khác tăng mạnh mẽ. VHĐ từ tiền gửi khác năm 2004 là 1209 tỷ đồng, chiếm 5.06 % trong tổng vốn huy động, năm 2010 là 15462 tỷ đồng chiếm 49.44 % chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2004-2010. Năm 2007, VHĐ từ tiền gửi khác đạt mức thấp nhất 839 tỷ đồng, chỉ chiếm 5.01 % trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là năm 2007 là thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất, các tổ chức tín dụng thay vì gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất thì đầu tư vào thị trường chứng khoán với mức lợi nhuận cao hơn. Năm 2010, kinh tế nước ta đang phục hồi sau khủng hoảng nhưng lạm phát tăng kéo theo lãi suất tăng khiến cho các tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ dung giải pháp gửi tiền vào ngân hàng đáng tin cậy để giảm bớt rủi ro. Vì vậy, năm 2010 là năm VHĐ từ tiền gửi khác ( TCTD + TC khác) đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
Năm Tổng vốn huy động (tỷ đồng)
Tiền gửi doanh
nghiệp Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi khác (TCTD+TC Khác) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tỷđồng) Số tuyệt đối (tỷđồng) Số tuyệt đối (tỷđồng) Tỷ trọng (%) 2004 14026 9918 70.71 3398 24.23 1209 5.06 2005 16071 10399 64.33 3220 20.04 2452 15.63 2006 17448 9859 56.51 3370 19.31 4219 24.18 2007 16718 12735 76.18 3144 18.81 839 5.01 2008 17940 7377 41.12 2881 16.06 7682 42.82 2009 15858 7246 45.69 2422 15.27 6189 39.04 2010 31775 13105 41.24 2963 9.32 15462 49.44
(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương các năm 2004-2010)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
Qua bảng 2.6, ta thấy vốn huy động theo VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động trên 70 % trong giai đoạn 2004-2010. Sở dĩ, VHĐ từ VNĐ cao hơn nhiều so với ngoại tệ một phần là lãi suất huy động VNĐ cao hơn nhiều so với lãi suất huy động từ ngoại tệ. Các năm 2004-2008, vốn huy động từ VNĐ chiểm tỉ trọng cao ở mức trên 80 % , năm 2006 là năm vốn huy động từ VNĐ chiếm tỉ trọng cao nhất là 85.7 % . Năm 2009, tỷ trọng vốn huy động từ VNĐ giảm xuống còn 70.78 % đạt ở mức thấp nhất trong cả giai đoạn. Trước tác động của lạm phát, giá vàng tăng cao , nhập siêu nước ta vẫn ở mức cao đã tác động đến thị trường ngoại tệ, tỷ giá giữa VNĐ và USD tăng cao. Vì vậy, nhà đầu tư , dân cư và doanh nghiệp chuyển từ đồng nội tệ sang ngoại tệ. Năm 2010, nhu cầu ngoại tệ của dân cư, doanh nghiệp tăng cao nhưng với chính sách của ngân hàng nhà nước và lãi suất huy động VNĐ hấp dẫn hơn làm cho tỉ trọng vốn huy động từ VNĐ năm 2010 là 78.21 % tăng 7.43 % so với năm 2009.
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
Năm Tổng vốn
huy động (tỷ VNĐ NTQĐ
Số tuyệt đối
(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối(tỷđồng) Số tuyệt đối(tỷđồng)
2004 14026 11950 85.20 2076 14.80 2005 16071 13709 85.30 2362 14.70 2006 17448 14953 85.70 2495 14.30 2007 16718 14270 85.36 2448 14.64 2008 17940 14865 82.86 3075 17.14 2009 15858 10516 70.78 5342 29.22 2010 31775 24850 78.21 6925 21.79
(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương các năm 2004-2010)
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
• Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn
Qua bảng 2.7, Xét cả giai đoạn 2004-2010 , vốn huy động có kỳ hạn chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động. Về mặt số tuyệt đối , vốn huy động có kỳ hạn có xu hướng tăng ( năm 2004 là 5570 tỷ đồng đến năm 2010 là 27745 tỷ đồng ). Về mặt số tương đối, vốn huy động có kỳ hạn chiếm trên 80% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là sự chênh lệch giữa lãi suất không kỳ hạn và lãi suất có kỳ hạn, Vì vậy, các cá nhân, tổ chức đã chọn phương án gửi tiền có kỳ hạn để hưởng mức lãi suất cao hơn.Năm 2008, tỷ trọng của vốn huy động có kỳ hạn trong tổng vốn huy động là 89.22% đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn. Riêng năm 2004, năm 2005 tỷ trọng của vốn huy động không kỳ hạn ở mức 57.44 % và 60.28% là hai năm mà chính sách lãi suất vẫn chưa được linh hoạt, các cá nhân và tổ chức cũng xác định thời điểm nhu cầu vốn cần thiết chưa tốt nên chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn là tốt hơn cả.
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
Năm Tổng vốn
Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tỷđồng) Số tuyệt đối (tỷđồng) 2004 14026 8455 60.28 5570 39.72 2005 16071 9231 57.44 6840 42.56 2006 17448 3369 19.31 14079 80.69 2007 16718 3681 22.02 13037 77.98 2008 17940 1934 10.78 16006 89.22 2009 15858 2384 15.03 13474 84.97 2010 31775 4030 12.68 27745 87.32
(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương các năm 2004-2010)
Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2004-2010
* Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà Nội ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010
Năm Tổng dư nợ
(tỷ đồng) Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tỷđồng) Số tuyệt đối (tỷđồng) 2004 2414 1931 80.0 483 20.0 2005 2788 2066 74.1 722 25.9 2006 2776 2081 74.9 695 25.1 2007 3101 2341 75.5 760 24.5 2008 3882 2910 74.9 972 25.1 2009 5943 3969 66.8 2764 33.2 2010 11647 6781 58.2 4866 41.8
(Nguồn: Bảng tổng hợp hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương các năm 2004-2010)
Qua bảng trên ta nhận thấy, dư nợ của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2004-2010. Về mặt số tuyệt đối, dư nợ của các thành phần tăng qua các năm. Năm 2004, dư nợ của kinh tế quốc doanh là 1931 tỷ đồng còn năm 2010 là 6781 tỷ đồng. Cũng như thành phần kinh tế quốc doanh, dư nợ của kinh tế ngoài quốc doanh cũng tăng, cụ thể là dư nợ là 483 tỷ đồng vào năm 2004 đến năm 2010 là 4866 tỷ đồng. Về quy mô dư nợ của thành phần kinh tế quốc doanh tăng nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2004, tỷ trọng dư nợ của TPKT quốc doanh là 80% còn năm 2010 tỷ trọng này chỉ 58.2 %. Các năm từ 2005 -2008 , tỷ trọng của thành phần kinh tế quốc doanh không thay đổi nhiều ở mức 74 %. Riêng năm 2010, dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về quy mô và tỷ trọng. Nguyên nhân là kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ nhất là kinh tế tư nhân, vì vậy nhu cầu vốn của thành phần kinh tế tư nhân rất lớn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh nhờ sự quản lý và sử dụng vốn tốt tạo được uy tín với chi nhánh.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà Nội ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010
* Cơ cấu dư nợ theo loại tiền:
Qua số liệu thu thập được ta tính toán được cơ cấu dư nợ theo loại tiền ở bảng dưới đây.
Bảng 2.9: cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh Hà Nội ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam giai đoạn 2004-2010
Chỉ tiêu Tổng dư nợ VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Dư nợ (tr đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tr đồng) Tỷ trọng (%) 2004 2414 1706 70,67 708 29,33 2005 2788 1889 67,75 899 32,25 2006 2776 1906 68,66 870 31,34 2007 3101 1958 63,14 1143 36,86 2008 3882 2370 61,05 1512 38,95 2009 5943 4055 68,23 1888 31,77
2010 11647 6489 55,71 5158 44,29
(Nguồn: Bảng tổng hợp hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương các năm 2004-2010)
Qua bảng và biểu đồ ta nhận thấy biến động cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh không đều. Năm 2004, tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ là 70,67% ở mức cao nhất trong cả giai đoạn 2004-2010, tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ ở mức thấp nhất là năm 2010 ( chỉ đạt 55,71% trong tổng dư nợ). Các năm 2005-2009, cơ cấu dư nợ tăng giảm không đều và t dao động trong khoảng 61- 68 %. Trong bối cảnh nền kinh tế với tỉ lệ nhập siêu khá cao nên việc phải cung ứng một lượng lớn ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì vậy xu hướng dư nợ bằng ngoại tệ sẽ tăng lên nhưng chỉ ở mức dưới 50% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh Hà Nội ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010
Qua bảng dưới đây, cơ cấu dư nợ theo thời hạn của chi nhánh biến động không đều qua các năm. Về mặt số tuyệt đối, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn tăng đều nhưng không cao ở các năm 2004-2008. Vì vậy, cơ cấu dư nợ cũng không có nhiều thay đổi, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn ở các năm 2004-2008 dao động khoảng 62-67%. Do những năm đó, chi nhánh tập trung đầu tư vào các dự án trung và dài hạn nên dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Quan sát biểu đồ, ta nhận thấy rất rõ sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ ở năm 2009 và năm 2010. Năm 2010, tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn là 58.22% , cao nhất trong cả giai đoạn ta đang nghiên cứu. Do chi nhánh chú trọng vào đầu tư, cho vay ngắn hạn, dự án có tính quay vòng vốn nhanh nên tỉ trọng dư nợ ngắn hạn cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Việc tập trung vào đầu tư vào ngắn hạn mang lại lợi ích trước mắt trong hoàn cảnh kinh tế nước chưa thực sự ổn định về kinh tế vĩ mô, tỉ lệ lạm phát ở mức cao. Chính vì vậy, đầu tư và cho vay ngắn hạn là chính sách hợp lý của chi nhánh. Về lâu dài, việc chú trọng vào đầu tư có chiều sâu hay đầu tư dài hạn sẽ mang lại những lợi ích to lớn trong tương lai.
Bảng 2.10 :Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010
Chỉ tiêu Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung và dài hạn Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2004 2414 915 37,9 1499 62,1 2005 2788 987 35,4 1801 64,6 2006 2776 895 32,24 1881 67,76 2007 3101 1008 32,51 2093 67,49 2008 3882 1591 40,98 2291 59,02 2009 5943 3179 53,49 2764 46,51 2010 11647 6781 58,22 4866 41,78
(Nguồn: Bảng tổng hợp hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương các năm 2004-2010)
Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2004-2010