Các chỉ tiêu được sử dụng dưới đây đã được nêu rõ ở phần 2.1.4.3: “Các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định” thuộc chương 1: “Tổng quan nghiên cứu”. Số liệu chủ yếu được lấy và tính toán dựa theo báo cáo tài chính từ năm 2009 đến năm 2012, một số báo cáo về TSCĐ trong năm và sổ sách kế toán.
2.2.3.1. Hàm lượng vốn cố định Bảng 2.7. Hàm lƣợng vốn cố định Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Hàm Bình quân sử dụng trong kỳ lượng 0.26 0.41 0.20 0.12
Doanh thu thuần trong kỳ VCĐ
Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Hàm lượng VCĐ càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn và TSCĐ càng cao. Thông qua bảng trên ta thấy nhìn chung hàm lượng vốn cố định của công ty thương mại vận tải Thanh Phong khá thấp, không có năm nào lên đến con số 0.5. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty cao, mặc dù doanh nghiệp hoạt động cần sử dụng nhiều TSCĐ nhưng lượng vốn cố định cần bỏ ra để thu về một đồng doanh thu lại không quá cao.
Năm 2009, hàm lượng vốn cố định là 0.26 hay đồng nghĩa với việc để có được
một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0.26 đồng vốn lưu động. Con số này thể hiện sự khéo léo của nhà quản lý trong việc phân bổ VCĐ, tạo nên hiệu quả sử dụng VCĐ cao, đặc biệt cao so với nhiều công ty khác cung ứng cùng loại hình dịch vụ.
Trong 4 năm từ 2009 đến 2012 thì hàm lượng vốn cao nhất là vào năm 2010 ở mức 0.41. Con số này thể hiện trong năm 2010, để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì công ty cần 0.41 đồng VCĐ. So với năm 2009 thì hạm lượng VCĐ tăng trên 50% chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ của năm này thấp hơn nhiều so với năm trước đó. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đầu tư nhiều vào VCĐ hơn nhưng doanh thu lại giảm do nhu cầu vận tải ít. Tuy nhiên đây vẫn là một hàm lượng mang dấu hiệu tốt trong công tác quản lý sử dụng VCĐ của công ty.
Những năm tiếp theo, hàm lượng vốn cố định một lần nữa giảm xuống còn thấp hơn năm 2009. Với hàm lượng VCĐ lần lượt là 0.2 và 0.12, năm 2011 và 2012 là hai năm có hiệu suất sử dụng vốn cao. Năm 2011 hàm lượng VCĐ giảm hơn 50% so với năm 2010 và năm 2012 giảm khoảng 40% so với năm 2012. Vậy tính đến năm 2012, doanh nghiệp đã điều chỉnh sử dụng vốn để mỗi đồng doanh thu nhận được chỉ cần 37
0.12 đồng VCĐ, nói cách khác lượng VCĐ bỏ ra tương đướng với 12% doanh thu, một con số rất thấp thể hiện hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty là rất cao.
2.2.3.2. Hệ số huy động VCĐ Bảng 2.8. Hệ số huy động VCĐ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Hệ số Số VCĐ đang dùng trong huy động
hoạt động kinh doanh 1
VCĐ
Số VCĐ hiện có của DN
Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Có thể thấy hệ số huy động VCĐ của doanh nghiệp không đổi qua các năm và có con số tuyệt đối bằng 1. Con số này là một con số thể hiện mỗi đồng VCĐ đều được DN sử dụng triệt để toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một hệ số được công ty phát triển bền vững thông qua các năm hoạt động. Doanh nghiệp hoàn toàn tập trung vào việc phát triển TSCĐ cho hoạt động sinh lời chứ không tập trung đầu tư cho các TSCĐ dùng cho phúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh.
công ty Nhà nước hoặc các công ty có vốn Nhà nước thương phân bổ TSCĐ vào những công ngoài kinh doanh nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và hoàn thành nhiệm vụ với nhà nước. Trong khi đó việc không đầu tư vào TSCĐ không mang tính chất kinh doanh là do công ty không chú trọng vào các công tác xã hội hay có sự đóng góp đặc biệt cho Nhà nước. Quyết định này không nâng cao được hình ảnh của công ty nhưng lại là quyết định hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy mô nhỏ của công ty. Nếu đầu tư tràn lan vào những hoạt động không sinh lời với số vốn rất hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh thì công ty sẽ dễ dàng gặp phải những bất lợi lớn trong hoạt động vì lợi nhuận của mình. Nhờ vào việc chú trọng kinh doanh này mà VCĐ của công ty hoàn toàn không bị lãng phí.
38
2.2.3.3. Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ
Bảng 2.9. Hệ số đổi mới TSCĐ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012
Hệ số đổi Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ mới Nguyên giá TSCĐ bình 9.67% 15.01% 18.62% 0.62% TSCĐ quân trong kỳ trong kỳ Chênh lệch tuyệt
Năm sau – Năm trước 5.34% 3.61% -18% đối Chênh lệch
55.22% 24.05% 96.67% tương đối
Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ là một hệ số có giá trị thay đổi tương đối rõ rệt thông qua các năm.
Năm 2009, 9.67% tổng giá trị TSCĐ trong kì là giá trị TSCĐ mới tăng trong
kỳ. Con số này không quá cao hay quá thấp. Xu hướng tăng của hệ số đổi mới TSCĐ trong kì tiếp tục kéo dài đến năm 2011. Năm 2010 hệ số đổi mới TSCĐ trong kì bằng 15.01% còn năm 2011 là 18.52%. Con số này tăng thêm tương đối thể hiện đây là hai năm doanh nghiệp chú trọng hơn vào việc đầu tư TSCĐ mới, phát triển TSCĐ. Trong ba năm đầu, việc mua mới TSCĐ diễn ra không ở quy mô lớn nhưng khá liên tục và đồng đều. Chênh lệch tương đối giữa các năm khống biến động quá lớn. Tuy nhiên đến năm tiếp theo, năm 2012, hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ của công ty giảm đột ngột. Chênh lệch tương đối giữa năm 2010 và 2009 là khoảng 35.58%, giữa năm 2011 và 2010 là 24.05% nhưng chênh lệch giữa năm 2012 và năm 2011 lên đến khoảng - 96.96%. Nói cách khác, năm 2012 doanh nghiệp không mua thêm TSCĐ mới và hầu như không tăng giá trị mới cho các TSCĐ đã và đang sử dụng. Tỷ trọng giá trị TSCĐ mới trên tổng giá trị TSCĐ của năm này còn chưa đến 1%, chính xác là 0.62%. Nguyên nhân giảm sút đột ngột của hệ số này là do trong các năm trước đấy, doanh nghiệp đầu tư nhiều TSCĐ dùng lâu năm nên trong năm tiếp theo, DN tiếp tục sử dụng những TSCĐ mới được mua chứ không đầu tư thêm mới khi những TSCĐ cũ vẫn mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế tương đối tốt. Đây là một định hướng mang tính khác biệt trong quá tình hoạt động kinh doanh của công ty khi dừng đầu tư và chỉ sử dụng những phương tiện vận tải sẵn có.
39
Nhìn chung, Hàng năm công ty đều có hoạt đồng kiểm kê thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũ và đầu tư mua thêm TSCĐ mới khi cần thiết. Chính vì vậy, có những năm công ty đẩy mạnh việc thu mua TSCĐ mới, có những năm công ty tập trung tận dụng những TSCĐ đã có.
Chỉ tiêu này đánh giá yêu cầu về đảm bảo tính đổi mới một cách tổng quát,
phản ánh chung được tình hình biến động về nâng cấp TSCĐ. Tuy tỷ lệ này chưa làm rõ được quá trình thu mua nhưng đã phần nào cho thấy những nỗ lực và xu hướng quản lý TSCĐ của công ty.
2.2.3.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ
Bảng 2.10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ
Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Hiệu suất
Doanh thu thuần trong kỳ sử dụng Nguyên giá TSCĐ bình 3.1250 1.9745 3.4494 4.7879 TSCĐ quân trong kỳ trong kỳ Chênh -36.82% 74.70% 38.80% lệch
Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Nhìn chung hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty CP thương mại vận tải Thanh Phong tương đối cao. Tất cả các năm hiệu suất đều trên 1.5. Năm thấp nhất là năm 2010, hiệu suất sử dụng trong kỳ cũng lên đến 1.9745 hay nói cách khác, cứ một đồng TSCĐ tham gia vào kỳ sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1.9745 đồng doanh thu thuần. Năm này đã giảm khoảng 35.82% so với năm 2009.
Năm 2009, 2011 có hiệu suât sử dụng trên 3 và đến năm 2012, hiệu suất sử
dụng TSCĐ tiếp tục tăng 38.8%, lên đến 4.7879 tức là cứ một đồng TSCĐ tham gia vào ký sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 4.7879 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân khiến hiệu suất này tăng cao là do năm 2012 công ty nhận được nhiều hợp đồng cung ứng dịch vụ hơn giúp doanh thu tăng cao đến trên 20 tỷ trong khi công ty không đầu tư thêm nhiều TSCĐ mới, hầu như chỉ sử dụng những TSCĐ cũ khiến lượng VCĐ sử dụng bình quân trong kì giảm.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao thể hiện trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp khá cao. Đặc biệt với một doanh nghiệp vận tải thì số liệu trên thể hiện vốn cố định của công ty được đưa vào sản xuất kinh doanh hiểu quả, được tận dụng mạnh mẽ để tạo ra nguồn lợi nhuận lớn nhất. Tuy nhiên đối với công ty vận tải, nếu để tỷ lệ VCĐ góp phần vào một đồng doanh thu quá thấp thì có thể khiến chất lượng cung ứng 40
dịch vụ giảm sút. Doanh nghiệp nên giữ được hiệu suất sử dụng cao nhưng cũng cần hết sức chú ý tới chất lượng dịch vụ cung ứng.
Bảng 2.11. Hệ số hao mòn TSCĐ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Hệ số hao
Số khấu hao lũy kế của mòn TSCĐ 0.1888 0.2321 0.2953 0.4303 TSCĐ Tổng nguyên giá TSCĐ
Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Hệ số hao mòn TSCĐ phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh
nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Dựa vào bảng trên có thể nhận thấy hệ số hao mòn của công ty thương mại vận tải Thanh Phong tăng dần trong khoảng các năm 2009-2012. Điều này chứng tỏ các TSCĐ của công ty đang có nhiều TSCĐ đang cũ dần và cần chú ý sửa chữa hoặc thay thế.
Sự gia tăng của hệ số hao mòn trong 3 năm đầu khá tương đương. Chênh lệch giữa năm 2011 và 2011 là 27,23% cao hơn chênh lệch giữa năm 2010 và 2009
(22,93%) không đáng kể. Sự chênh lệch chỉ tăng lên đột biến vào năm 2012 khi con số này cao hơn năm 2011 tới 45.72%. Khi TSCĐ của công ty có khấu hao lũy kế lớn, tăng nhanh thì chứng tỏ năng lực TSCĐ cũng như VCĐ của công ty còn có mặt yếu kém cần thay đổi. Năm 2012 công ty hoàn toàn không mua mới TSCĐ, các TSCĐ sử dụng trong kì đều là TSCĐ cũ, đồng thời công ty bán một số TSCĐ mới mua trong các năm gần đây do có một số phương tiện vận tải không phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa là dung dịch hóa học (trong khi doanh nghiệp có rất nhiều đơn hàng đến từ các công ty hóa chất) khiến tỷ lệ giữa khấu hao lũy kế và tổng nguyên giá càng tăng lên.
Với đặc thù của một công ty kinh doanh cung ứng dịch vụ vận tải và kê khai thuế hải quan, công ty chưa thể hiện được khả năng quản lý khấu hao, chất lượng TSCĐ. Công ty cần chú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ hiện có để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
41 2.2.3.6. Mức hao phí TSCĐ Bảng 2.12. Mức hao phí TSCĐ Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010 2011 2012
Nguyên giá bình quân Mức hao TSCĐ 0.32 0.5064 0.2899 0.2089 phí TSĐ
Doanh thu thuần
Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng chi phí cho tài sản cố định.
Với công ty Thanh Phong, mức hao phí TSCĐ rơi vào khoảng từ 0.2 đến 0.5. Đây được coi là mức hao phí không cao so với một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải. Cụ thể, năm 2009, 2010, 2012 mức hao phí lần lượt là 0.32, 0.2899, 0.2089. Mức hao phí trung bình của công ty rơi vào khoảng 0.2 - 0.3 này.
Tuy không vượt mức lên ngưỡng hao phí TSCĐ lớn nhưng năm 2010 là năm có mức hao phí TSCĐ cao hơn hẳn, lên tới 0.5064, gấp gần 2.5 lần so với năm thấp nhất là năm 2012. Nguyên nhân của mức hao phí này là do một số TSCĐ mới mua nhưng không được sử dụng hiệu quả do phương tiện vận tải không thích hợp với đường xá và mặt hàng vận chuyển.
Nhìn chung cho dùng ở mức hao phí cao nhất là 0.5064 vẫn không phải con số cần báo động chứng tỏ khả năng quản lý hiệu quả sử dụng của tài sản cố định được đầu tư của công ty khá cao và có ít tài sản sau khi đầu tư mua về sử dụng lại bị để hoang phí.
2.2.3.7. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Bảng 2.13. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Công thức tính 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất
Lợi nhuận trước thuế lợi nhuận VCĐ bình quân sử dụng 1.86% 33.94% 2.04% -0.7913 VCĐ trong kỳ
Nguồn:Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả
Tỷ số sinh lời vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ suất sinh lời của công ty hoàn toàn không đồng đều, có sự chênh lệch lớn qua các năm. Năm 2009, tỷ suất sinh lời là 1.86% tương đương với việc một đồng vốn cố định trong kì tạo ra 0.0186 đồng lợi nhuận 42
trước thuế. Con số này tương đối thấp chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lời nhưng vẫn còn những mặt trong sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Trong khi năm 2011 có tỉ lệ gần tương đương với năm 2009 là 1.53% thì năm 2010 ở giữa 2 năm trên lại có tỷ suất lợi nhuận VCĐ cao đột biến, lên đến 33.94%. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2010 cao hơn hăn các năm khác: 1,3 tỷ. Với mức lợi nhuận này, năm 2010 là một năm thành công trong việc sử dụng vốn cố định nói riêng và toàn bộ việc sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
Riêng năm 2012, do lợi nhuận trước thuế của công ty là -1.9 tỷ tức là công ty làm ăn lỗ vốn nên không hề có lợi nhuận. Việc này đồng nghĩa với việc trong năm, vốn cố định của công ty không sinh ra lợi nhuận, toàn bộ ngồn vốn này được sử dụng không đủ hiệu quả cho tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.