Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T

Một phần của tài liệu bài nộp HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 25 - 61)

c. Tình hình hoạt động kinh doanh

1.5.5 Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T

Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ta xây dựng các kết hợp chiến lược. Đầu tiên là sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (SO), mục tiêu của kết hợp này là sử dụng điểm mạnh của tổ chức mình để khai thác có hiệu quả nhất cơ hội hiện có trên thị trường. Sự kết hợp thứ hai là sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (WO), đây là kết hợp nhằm tận dụngcơ hội để khắc phục điểm yếu. Thứ ba, sử dụng điểm mạnh của mình để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất do nguy cơ người ta đưa ra kết hợp chiến lược điểm mạnh và nguy cơ (ST). Cuối cùng là kết hợp (WT), kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ, đây là sự cố gắng lớn của doanh nghiệp nhằm nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp ở những khâu, những bộ phận còn yếu kém và cố gắng khắc phục,hạn chế tổn thất do nguy cơ gây ra.

1.5.6 Sự kết hợp tổng hợp của 4 yếu tố SWOT

Sau khi tiến hành kết hợp các chiến lược SW, SO, WT, WO công việc tiếp theo là phải có sự kết hợp một cách tổng hợp của cả bốn yếu tố. Sự kết hợp này sẽ đưa ra những nhận định mang tính khái quát cao, có ý nghĩa lớn cho hoạch định chiến lược. Doanh nghiệp luôn tồn tại với những cơ hội, nguy cơ ở môi trường bên ngoài, có những điểm mạnh nhưng đồng thời cũng có những điểm yếu không thể tránh khỏi. Sự

kết hợp SWOT thực sự là sự kết hợp hoàn hảo giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, né tránh những nguy cơ khắc phục điểm yếu và tận dụng triệt để sức mạnh của mình. Tuy vậy, trong thực tế các doanh nghiệp thường bỏ qua bước này bởi lẽ việc đưa ra kết hợp này là rất khó khăn nhiều khi không thực hiện được.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MARKETING Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MIỀN NÚI

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MIỀN NÚI.TRIỂN MIỀN NÚI. TRIỂN MIỀN NÚI.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty.

Miền núi Thanh Hóa với 11 huyện, chiếm hơn ¾ diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, dân số trên 1 triệu người, là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hóa đã phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đạt được những chuyển biến quan trọng trọng phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh, chính trị xã hội và trật tự an toàn xã hội.

Trong sự phát triển chung của miền núi Thanh Hóa hôm nay, đồng bào các dân tộc luôn ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các thế hệ cán bộ, công nhân viên, mậu dịch viện Công ty Thương mại và Đầu tư Phát triển Miền núi Thanh Hóa – những người đã vượt lên nhiều khó khăn, gian khổ, hăng say lao động, không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc, mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế của khu vực miền núi với thị trường trong tỉnh, trong nước.

Cách đây 60 năm, ngày 4/4/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 thành lập Uỷ ban hành chính đặc biệt miền Thượng du Thanh Hoá, theo Sắc lệnh này Công ty Thanh Thượng (tiền thân của Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển miền núi ngày nay) được thành lập để phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

Trong 60 năm hoạt động từ Công ty Thanh Thượng đến Công ty Biên Mậu, Công ty Tổng hợp miền núi… và ngày nay là Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển miền núi, công ty đã gắn bó với vùng dân tộc và miền núi với nhiệm vụ cốt yếu là đưa hàng hoá lên miền núi, vùng cao phục vụ nhân dân, giảm bớt những thiếu khó ở vùng đồng bào các dân tộc, từng bước vững chắc khẳng định được vị thế của mình, xứng đáng với vai trò thương mại nhà nước, đảm bảo bình ổn được các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào các dân tộc.

Công ty TNHH một thành viên thương mại Miền núi Thanh Hoá là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trụ sở chính tại 100 Triệu Quốc Đạt – Phường Điện Biên – TP. Thanh Hoá và có 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện miền núi trong tỉnh.

Công ty được thành lập theo QĐ 1005 TC/UBTH ngày 01/11/1990 của UBND Tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở giải thể 24 công ty Thương nghiệp, Ngoại thương, Vật tư nông nghiệp của 8 huyện miền núi. Công ty được thành lập lại theo QĐ số 1240 TC/UBTH ngày 28/09/1992 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Năm 1999 đổi tên thành Công ty TM&ĐTPT Miền núi Thanh Hoá, theo quyết định số 2418/QĐ-UB ngày 29/10/1999. Năm 2010 chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV TM Miền núi Thanh Hoá theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, giấy phép kinh doanh với Mã số DN;2800119738 ngày 06/08/2010, có con dấu riêng mang tên Công ty TNHH một thành viên Thương mại miền núi Thanh hoá để giao dịch. Tài khoản mở tại Ngân hàng NN&PTNT Thanh Hoá, đăng ký nộp thuế tại Cục thuế Thanh Hoá mã số thuế 2800.119.738, hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ.

Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại miền núi Thanh Hoá

Ông : Nguyễn Đình Tự

Số điện thoại : 0373.857.128

Fax: 0373.850.527

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty

Công ty TNHH MTV thương mại Miền núi Thanh Hoá là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Thương mại với tính chất đặc thù được UBND tỉnh Thanh Hoá giao: Tổ chức lưu thông hàng hoá chủ yếu trên địa bàn miền núi, bảo đảm thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc miền núi trong tỉnh, trong đó có một số mặt hàng thiết yếu theo chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - Xã hội miền núi, ổn định an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh - Phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, công ty lựa chọn bộ máy quản trị theo mô hình trực tuyến chức năng.

SƠ ĐỒ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công tyTNHH một TVTM Miền Núi TH

Nguồn: Phòng kinh doanh

Ghi chú: - Quan hệ trực tiếp : - Quan hệ tác nghiệp :

- Quan hệ kiểm soát: --- * Bộ máy quản lý của Công ty gồm:

- Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp quản lý công tác kế toán thống kê, tổ chức cán bộ - lao động tiền lương.

- Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, giám sát hoạt động kinh doanh của công ty theo quy chế của công ty.

- Ban giám đốc: 3 người

+ Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh – phụ trách đoàn thanh niên. + Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh và xây dựng kiến thiết.

+ Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh và các chính sách trên địa bàn miền núi. 11 CHI NHÁNH TRỰC THUỘC 54 TỔ BÁN HÀNG 314 QUẦY BÁN HÀNG Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh vật tư và kho vận Phòng kinh doanh xăng dầu và KD Kiến thiết Phòng kế hoạch thống kê tổng hợp dịch vụ CHỦ TỊCH KIM GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT VIÊN PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

- Các phòng chức năng : gồm 5 phòng

+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, lao động, tiền lương, đảm nhiệm công tác hành chính của Văn phòng Công ty.

+ Phòng Kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của Công ty bảo đảm việc hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, hướng dẫn kiểm tra các chi nhánh về nghiệp vụ kế toán. Ngoài ra phải cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin và hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động chu chuyển của đồng vốn, tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo và điều hành vốn chặt chẽ, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Phòng kế hoạch thống kê tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng muối, phân bón, chất tẩy rữa, chỉ đạo các chi nhánh miền núi kinh doanh phục vụ một số mặt hàng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đồng bào miền núi.

+ Phòng kinh doanh vật tư và kho vận: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng chủ lực: Xi măng, săt thép, và tổ chứcvận chuyển hàng hoá.

+ Phòng kinh doanh xăng dầu và XDkiến thiết: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng chủ lực: Xăng dầu, vận chuyển lên 11 chi nhánh trực thuộc, đại lý, các công trình. Bên cạnh đó phòng còn th

- Các chi nhánh trực thuộc: Gồm 11 chi nhánh, với chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động phục vụ – kinh doanh, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm địa phương, phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống đồng bào miền núi, bao gồm:

1. Chi nhánh TM : Mường Lát 2. Chi nhánh TM : Quan sơn 3. Chi nhánh TM : Quan Hoá 4. Chi nhánh TM : Bá Thước 5. Chi nhánh TM : Lang Chánh 6. Chi nhánh TM : Ngọc Lạc 7. Chi nhánh TM : Thường Xuân 8. Chi nhánh TM : Như Xuân 9. Chi nhánh TM : Như Thanh 10. Chi nhánh TM : Cẩm Thuỷ 11. Chi nhánh TM : Thạch Thành

2.1.2.2 Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty

a. Tình hình sử dụng nguồn vốn trong Công ty.

Vốn là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Có dư vốn thì doanh nghiệp mới có thể chủ động trong mọi hoạt động. Nắm bắt được yêu cầu đó, trong những năm qua, dù nguồn vốn do Ngân sách cấp là rất nhỏ, nhưng Công ty luôn cố gắng đảm bảo nguồn vốn để sản xuất. Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn tự có và nguồn vốn Ngân sách. Với đặc thù là một doanh nghiệp thương mại, kinh doanh các mặt hàng thương mại và dịchvụ, vì vậy trong cơ cấu vốn thì vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn, trên 70% tổng vốn.

BẢNG 2.1: Bảng kê khai tài chính của công ty từ năm 2009 đến năm 2011

Nguồn : Công ty phòng kế toán

BẢNG 2.2:

Nguồn : Công ty phòng kế toán

Qua BẢNG 2.1 và BẢNG 2.2 ta thấy: số vốn lưu động và doanh thu thuần của công ty tăng nhanh từ năm 2009 đến năm 2011. Đồng thời số vòng quay của vốn lưu động của công ty tăng từ năm 2009 đến năm 2011 đặc biệt là vào năm 2010. Dựa trên đặc điểm công ty là một công ty hoạt động chủ yếu là buôn bán hoặc đại diện trao đổi cho các hãng lớn đến trao đổi với khách hàng về sản phẩm thiết bị công, nông nghiệp và dịch vụ với giá tri tương đối lớn ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua là khá tốt.

Doanh thu thuần tăng trong giai đoạn 2009-2010 là 9639145477 đồng tăng 61,11%, giai đoạn từ 2010-2011 là 2176062797 tăng 7,88%, Kết quả trên cho thấy từ năm 2009-2011 doanh thu thuần của doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên nhưng đặc biệt là năm 2009-2010 tăng 61,11%.

b. Tình hình lao động.

Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty thổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình, công ty là đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy quản sắp xếp

S

TT Tài sản Năm 2009 Năm 2010 Năm2011

1 Tổng tài sản có 7556454646 8600458100 9556454 646 2 Tổng tài sản có lưu động 7401773184 7612935420 9401773184 3 Tổng tài sản nợ 7556454646 8600456100 9556454 646 4 Tổng tài sản nợ lưu động 6883940580 7076010896 7883940580 5 Giá trị ròng 67437513 84009109 76437513 6 Vốn lưu động 7401773184 10373852174 18392582410 7 Doanh thu 15771229428 25410374905 27586437702

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vốn lưu động 7401773184 10373852174 18392582410 Doanh thu thuần 15771229428 25410374905 27586437702 Số vòng quaycủa vốn lưu động

phù hợp theo cơ cấu các phòng, các của hàng, sử dụng và bố trí nhân viên, lao động hợp lý tùy theo khả năng và trình độ của từng người.. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, đội ngũ cán bộ, nhân viên mua bán hàng của công ty ngày càng được tăng cường, đến nay tổng số lao động của công ty là 371 người, trong đó trình độ đại học 55 người, cao đẳng và trung cấp 136 người, sơ cấp bán hàng 144, công nhân kỹ thuật 36 người. thu nhập bình quân 1.200.000đ/người/tháng. Công ty đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động. Với sự phát triển cơ sở vật chất gắn với yêu cầu nâng cao năng lực kinh doanh

c. Tình hình hoạt động kinh doanh.

Để hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đồng bào các dân tộc trong tỉnh, hiện nay công ty có 314 quầy bán hàng bao gồm mạng lưới thu mua (các mặt hàng trợ giá trợ cước) và bán hàng (bao gồm các mặt hàng chính sách và các hàng hoá khác) tại 223 xã vùng dân tộc miền núi, đặc biệt ở các xã biên giới, vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều có điểm bán hàng. Nhờ có mạng lưới thương mại rộng khắp ở vùng trọng điểm, nên các mặt hàng chính sách và các mặt hàng phục vụ sản xuất đã đến tận tay đồng bào. Cùng với việc mở rộng mạng lưới, đội ngũ cán bộ, nhân viên mua bán hàng của công ty ngày càng được tăng cường, đến nay tổng số lao động của công ty là 371 người, thu nhập bình quân 1.200.000đ/người/tháng. Công ty đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động. Với sự phát triển cơ sở vật chất gắn với yêu cầu nâng cao năng lực kinh doanh phục vụ, tổng giá trị công ty bán ra cao. Các mặt hàng chủ yếu gồm có hàng thuộc diện chính sách dân tộc, hàng nông sản, vật tư xây dựng, xăng dầu… trong đó các mặt hàng thuộc diện chính sách đã được công ty thực hiện nghiêm chỉnh, chu đáo. Một trong số các mặt hàng thiết yếu là muối iốt luôn được công ty chủ động nguồn hàng, không có các nguồn muối khác tham gia, nên chất lượng luôn đảm bảo và bình ổn được thị trường. Công ty đã cấp đủ định lượng 5 kg/người/năm, chia làm 2 kỳ, trước Tết Nguyên đán và trước mùa mưa. Năm 2010, chất lượng muối cung cấp theo chính sách đạt 5.177 tấn bằng 99% so với năm 2009. Ngoài mặt hàng muối iốt các mặt hàng chính sách khác như dầu hoả, phân bón, giấy viết học sinh luôn đáp ứng đúng yêu cầu theo quy định của nhà nước. Cùng với các mặt hàng chính sách công ty còn bán gạo, ngô hạt, sắn khô phục vụ dân sinh và các cơ

sở chế biến trong và ngoài địa bàn. Mặc dù gặp khó khăn trong việc thu mua hàng nông sản của đồng bào sản xuất ra có trợ cước, nhưng năm qua công ty đã mua được 1.649 tấn (chủ yếu là ngô, sắn) đảm bảo “đầu ra” để đồng bào yên tâm phát triển sản

Một phần của tài liệu bài nộp HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 25 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w