Phân tích tổng quát cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Tân Hiệp Kiên Giang (Trang 42 - 45)

Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức đi vay để cho vay, nếu không có vốn thì không thể duy trì hoạt động của ngân hàng. Vì thế, công tác huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động, quyết

định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng có nhiều từ nguồn: vốn tự huy động, vốn hội sở, vay từ các tổ chức tín dụng khác,....và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng để cho vay còn có vốn cho vay ủy thác chiếm tỷ lệ

không lớn vì nguồn vốn này chỉ mang tính chất cấp phát theo các chương trình, các dự án đầu tư phát triển kinh tế. Vì nguồn vốn này không mang tính chất thường xuyên, ổn định và hơn nữa việc phát vay lại dựa trên chỉ tiêu kế hoạch, cho nên khi xét đến cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì ta chỉ xem xét hai nguồn vốn đó là vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.

Qua đó, ta có thể xem xét nguồn vốn của NHNo&PTNT Huyện Tân Hiệp dựa vào số liệu qua ba năm( 2006- 2007- 2008) như được trình bày ở bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Tân Hiệp qua 03 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % tiSềốn % Vốn huy động 56.356 25,69 70.576 27,27 123.032 28,24 14.220 25,23 52.456 74,33 Vốn vay NH Cấp trên 163.000 74,31 188.214 72,73 312.670 71,76 25.214 15,47 124.456 66,12 Tổng cộng 219.356 100 258.790 100 435.702 100 39.434 17,98 176.912 68,36

(Nguồn: Số liệu thống kê Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo& PTNT huyện Tân Hiệp)

Qua bảng số liệu (bảng 3) ta thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 03 năm đều tăng, sự biểu hiện này cho thấy khả năng đảm bảo cho hoạt

động cho vay của ngân hàng được tốt hơn đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vốn cho dân cư trên địa bàn huyện Tân Hiệp.

Tính đến năm 2006, tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là 219.356 triệu đồng. Đến năm 2007, tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đã là 258.790 triệu đồng so với tổng nguồn vốn năm 2006 tăng được 39.434 triệu

đồng, tương ứng tăng với tỉ lệ 17,98%. Năm 2008, tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng vượt bậc, cụ thể tổng nguồn vốn là 435.702 triệu đồng, so với năm 2007 tăng với tỷ lệ 68,36%, tương ứng với số tiền 176.912 triệu đồng

Ta thấy, qua ba năm từ 2006 đến 2008, nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng. Trong đó vốn huy động của ngân hàng luôn tăng đều đặn theo các năm, cụ

thể trong năm 2006 là 56.356 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng 25,69% trong tổng cơ cầu nguồn vốn năm 2006. Nhưng đến năm 2007, nguồn vốn huy động đã là

25,23 %. Đến năm 2008, nguồn vốn huy động đạt 123.032 triệu đồng, chiếm 28,24 % trong tổng nguồn vốn hoat động trong năm 2008 của ngân hàng , tăng khoảng 52.456 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ 74,33 %. Vốn huy động tăng đều qua các năm, cho thấy hoạt động huy động vốn và thu hút khách hàng đã được ngân hàng làm rất tốt, ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy hơn. Bên cạnh đó từ cuối năm 2007 đến năm 2008 tình hình lạm phát luôn tăng. Để thực hiện theo chỉ thị của chính phủ phải thắt chặt tiền tệ

nên các ngân hàng đều tiến hàng tăng lãi suất, thu hút lượng tiền trong dân cư. Vì vậy NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hiệp cũng đã tăng mức lãi suất rất hấp dẫn, thu hút tiền gửi tiết kiệm, khiến nguồn vốn huy động tăng rất khả quan. Nếu so sánh với năm 2007, thì năm 2008, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng hơn 70%.

Bên cạnh nguồn vốn huy động thì nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn và tăng qua các năm nhưng về tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn vốn thì có phần giảm dần. Trong năm 2006, vốn vay từ ngân hàng cấp trên là 163.000 triệu đồng, chiếm 74,31% trong tổng nguồn vốn hoạt động. Năm 2007, nguồn vốn này là 188.214 triệu đồng, nếu so với năm 2006 thì tăng lên 25.214 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 15,47%, nhưng về

tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn vốn thì đạt 72,73%, giảm so với tỷ trọng năm 2006 là 1,58%. Đến năm 2008, nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên là 312.675 triệu đồng, tăng 66,12 % so với năm 2007 tương ứng số tiền 124.456 triệu đồng, nhưng về tỷ trọng thì chiếm khoảng 71,76 % trong tổng cơ cầu nguồn vốn, giảm khoảng 0,97% so với trọng năm 2007.

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến để

phù hợp với tình hình nội bộ cũng như tình hình thực tế của xã hội và nhu cầu về

vốn trên địa bàn. Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia gửi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tính tự

chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín dụng trong việc vay vốn từ ngân hàng cấp trên, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 ĐVT: Triệu đồng

NGUỒN VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP QUA 03 NĂM

Vốn huy động

Vốn vay NH C trên

ấp

Tổng cộng

như uy tín của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Nhìn lại tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 03 năm bằng biểu đồở hình 2 sau đây:

Hình 2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Tân Hiệp qua 03 năm.

4.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Tân Hiệp Kiên Giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)