Định hướng chung cho cư dân vùng đầm phá ở huyện Phú Vang

Một phần của tài liệu nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 50)

Từ thực tiễn về vấn đề nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân ven đầm phá ở huyện PV trong thời gian qua chúng ta có thể rút ra những định hướng để nâng cao thu nhập và đời sống cho cư dân trong thời gian tới như sau :

Thứ nhất, kết hợp giữa sản xuất sản phẩm với thu mua sản phầm.

Thứ hai, cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Trong thời gian qua, người dân ở đây chỉ hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt, không hoạt động nhiều trong lĩnh vực chăn nuôi. Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương nên thực hiện các chính sách hỗ trợ để người dân có thể đủ nguồn vốn cũng như kinh nghiệm để họ tham gia vào hoạt động chăn nuôi ; đồng thời cần có hướng quy hoạch mở rộng quy mô.

Thứ ba, tạo điều kiện để dân cư vùng đầm phá sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có sẵn.

Thứ tư, khuyến khích các hộ mở rộng quy mô sản xuất, chủ động thực hiện các mô hình kinh doanh liên kết.

Thứ năm, đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho người dân.

Thứ sáu, tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành, tranh thủ sự chỉ đạo hỗ trợ giúp đỡ của các ngành cấp tỉnh. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân huy động mọi nguồn lực tăng cường công tác đầu tư sản xuất và nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý từ cấp huyện đến tổ hợp tác và hộ ngư dân như: tham gia quản lý mùa vụ, giống nuôi, tình hình dịch bệnh và bảo vệ môi trường...

Thứ bảy, có kế hoạch sản xuất kết hợp môi trường phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

3.2. Giải pháp nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá ở huyện Phú Vang.

cần thiết đối với người dân nông nghiệp nói chung và cư dân vùng đầm phá nói riêng. Vì vậy, để nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân thì cần thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1. Xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và hợp lý.

Việc xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và hợp lý có vai trò to lớn trong việc nâng cao thu nhập và đời sống cho cư dân vùng đầm phá. Cư dân vùng đầm phá PV chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt, cho nên tính thời vụ cao làm cho người dân ở đây lâm vào tình trạng thiếu việc làm, dẫn đến thu nhập thấp không ổn định. Để nâng cao thu nhập thì chính quyền địa phương cần có các giải pháp đồng bộ, hướng người dân hoạt động đan xen cùng với các lĩnh vực khác như đầu tư nuôi thủy, hải sản, buôn bán các thiết bị vật dụng liên quan đến việc đánh bắt.... Thực trạng về thu nhập nêu ở trên cho thấy các hộ kiêm nuôi và đánh bắt có thời gian làm việc ổn định hơn , dẫn đến thu nhập cũng cao hơn so với các hộ chỉ đánh bắt. Từ đó cho thấy, việc xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và hợp lý là vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề việc làm mà còn giúp người dân có thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho cư dân vùng đầm phá.

Lao động nông thôn nói chung cũng như lao động vùng đầm phá nói riêng thường thì trình độ chuyên môn và trình độ hiểu biết còn hạn chế. Muốn nâng cao thu nhập cho lao động vùng đầm phá thì công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng.

Lao động luôn là vấn đề cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Là yếu tố quyết định năng suất làm ra. Để nâng cao thu nhập và đời sống cư dân vùng đầm phá cần phải có nguồn lao động dồi dào, có trình độ.

Lao động vùng đầm phá ở huyện PV hiện nay đang còn hạn chế về chất lượng. Lực lượng lao động trẻ có trình độ ít gắn bó với các ngành nghề ở đây. Để đảm bảo lực lượng lao động có trình độ phục vụ cho các lĩnh vực hoạt động ở đây thì trong thời gian tới cần tập trung giải quyết các vấn đề sau :

- Xây dựng, mở thêm các trung tâm đào tạo giảng dạy liên quan đến hoạt động nuôi thủy hải sản. Giúp người dân có cách nuôi đạt hiệu quả cao hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn.

- Với thực trạng hiện nay thì các hộ vùng đầm phá trong huyện PV chủ yếu sử dụng các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, từ đó cần phải thay đổi các trang thiết bị này thành các

trang thiết bị hiện đại, tiện dụng là người bạn cho những cư dân, giúp giảm thiểu thời gian làm việc vất vả cho họ.

Có thể nói, ở bất cứ ngành nghề gì thì lao động luôn là yếu tố hàng đầu, vì vậy cần có các biện pháp phù hợp để giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

3.2.3. Nâng cao kinh nghiệm trong quá trình sản xuất cho người dân

+ Về đánh bắt thủy sản:

Vận động ngư dân đầu tư trang thiết bị như máy định vị dò cá, ra đa, máy ECOM, dụng cụ bảo quản đông lạnh, sơ chế hải sản đảm bảo đi biển dài ngày. Đảm bảo các tàu được trang bị 2 nghề chính. Tiếp tục theo dõi, kiểm tra đánh giá hiệu quả đúc rút kinh nghiệm của nghề mới như nghề Cá lạc, Mực nang, Ghẹ chấm, Lưới rê hổn hợp để triển khai nhân rộng. Thông tin dự báo trữ lượng đàn cá đối với các ngư trường. Tổ chức mở các lớp đào tạo kỹ thuật đánh bắt. Tăng cường kiểm tra tháo dỡ các ngư cụ lấn chiếm tuyến giao thông thuỷ, mở rộng luồng di cư thủy sinh trên đầm phá.

+ Về nuôi trồng thủy sản:

Nuôi chuyên tôm sú tập trung chủ yếu vùng nuôi tôm cao triều, không nuôi tôm vụ 2, cơ cấu đối tượng khác như cá Rô phi đơn tính, cá Dìa, cá Kình, cá Chẽm, cá Nâu …Chuyển díện tích hạ triều, chắn sáo nuôi theo hình thức kết hợp, nuôi ghép nhiều đối tượng để tăng năng suất hiệu quả, hạn chế dịch bệnh. Nhân rộng các mô hình nuôi như Ba ba, Ếch, nuôi cá Chẽm, cá Hồng, cá Nâu bằng lồng…Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo nuôi đúng quy trình kỹ thuật, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

3.2.4. Tăng cường cho cư dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến công và khuyến nông.

Thông qua thực tiễn thì ta có thể thấy được vốn là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai sau lao động đến thu nhập của cư dân vùng đầm phá PV. Do vậy, việc hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ cư dân là hết sức cần thiết. Cần có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ vay vốn với lãi suất hợp lý cho người dân, để họ có thể có đủ vốn đầu tư đồng bộ cho các hoạt động. Tuy nhiên, người dân nhiều khi

không giám vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào. Vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến công và khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

3.2.5. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Khoa học kỹ thuật là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Nếu biết cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì kết quả đạt được sẽ hơn mong đợi, từ đó thu nhập được nâng cao; và ngược lại, nếu không học hỏi, áp dụng các tiện bộ khoa học kỹ thuật mà chỉ bảo thủ làm theo truyền thống thì kết quả đạt được rất thấp và không như mong đợi.

Vì vậy, người dân vùng đầm phá cần có điều kiện tiếp cận đến các ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao thu nhập.

3.2.6. Tăng cường hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất của các hộ cư dân vùng đầm phá trong huyện vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, điều đó gây khó khăn cho tiêu thụ thủy sản. Hoạt động tiêu thụ thủy sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ cư dân. Điều đó dẫn đến hai hệ lụy, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Chính quyền các cấp cần giúp cư dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó tạo điều kiện cho hộ cư dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

3.2.7. Chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tập trung giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường. Gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế- xã hội theo quan điểm phát triển bền vững.

Thực hiện kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; Huy động và bố trí hợp lý các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão; hạn chế sự phá hoại môi trường và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngư dân do thiên tai gây ra. Các xã, thị trấn các ban, ngành cấp huyện cần xây dựng phương án cụ thể về phòng, chống

thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “5 tại chỗ” để chủ động đối phó với thiên tai.

Chủ động triển khai tốt các phương án, biện pháp phòng, chống bão lụt đã đề ra. Chú trọng kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch, phương án di dời dân, phương tiện, lực lượng phòng, chống bão lụt ở từng cơ sở, thôn xóm, tổ đội sản xuất, cụm dân cư để chủ động phòng, chống có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

3.2.8. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng như: giao thông , thủy lợi, trường học, chợ…là những trở ngại tương đối lớn đối với sản xuất mà đặt biệt là sản xuất hàng hóa của nông dân.

Tuy nhiên với điều kiện như hiện nay của huyện thì chưa thể đủ nguồn lực để hoàn thiện hệ thống này vì vậy phải làm dần, làm từng bước có quy hoạch.

3.2.9. Mở rộng thị trường

Hiện nay trong sản xuất người dân phải xử lý nhiều khâu như: sản xuất phòng trừ thiên tai, dịch bệnh, giống, tiến bộ khoa học kỹ thuật….nên họ rất ít thời gian để tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cho nên các cấp chính quyền phải có hướng xây dựng, tìm kiếm thị trường để sản phẩm làm ra được tiêu thụ tốt, tranh tình trạng bị các thương lái chèn ép giá. Vì vậy cần phát triển mở rộng thị trường, nâng cấp chợ và các vùng buôn bán để tăng giá trị sản phẩm.

3.2.10. Tăng cường công tác văn hóa-giáo dục-y tế- trật tự an toàn xã hội

- Vận động nhân dân sống có văn hóa, tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ vào những dịp lễ hội, các ngày lễ lớn. Hiện tại, ở các xã, thị trấn của huyện đều có đài phát thanh đến từng thôn, tuy nhiên cần tăng thời lượng phát thanh nhằm tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về tập quán sinh hoạt, sản xuất sao cho tốt.

- Động viên con em đi học, nên có chính sách ưu tiên với con em hộ nghèo đi học, phấn đấu phổ cập cấp 1 cho nhân dân trong thời gian tới.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.

3.2.11. Giải pháp về môi trường

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và ổn định đời sống, môi trường có tác động trực tiếp nhất đến với cuộc sống của dân cư vùng đầm phá vì họ là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên khi có các biến đổi về môi trường. Để có được một môi trường trong sạch thì mỗi địa phương cần phải tuyên truyền, khích lệ mọi người giữa vệ sinh chung, thu gom rác thải sinh hoạt hàng tuần, đặc biệt là ở các điểm tập trung mua bán sản phẩm thủy sản. Cần có các biện pháp chế tài buộc người dân cũng như các thương lái phải tuân thủ và ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan vùng đầm phá.

Có thể lồng ghép các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân địa phương đề tuyên truyền bảo vệ môi trường, đặc biệt là nhận thức của thế hệ trẻ trên địa bàn đối với môi trường, tầm quan trọng của môi trường vùng đầm phá ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của địa phương và lợi ích của nhiều thế hệ trong tương lai.

3.2.12. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý

- Để làm được điều này trước tiên phải củng cố, nâng cao vai trò của các cấp ủy và chính quyền địa phương. Phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền, cụ thể là cán bộ xã phải nâng cao trách nhiệm trong công tác, năng động sáng tạo để có kế hoạch phát triển kinh tế nông hộ, đặc biệt là các hộ dân vùng đầm phá để thúc đẩy phát triển kinh tế theo mối quan hệ hữu cơ của nó. Muốn vậy phải làm tốt một số vấn đề sau:

- Nắm được đặc điểm kinh tế của từng nhóm hộ, có chính sách phát triển đúng mức cho từng hộ.

- Phát huy quyền làm chủ của người dân, mở rộng tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị để bà con nông dân hiểu được đường lối chính sách chủa Đảng và nhà nước.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể như: Đoàn thanh niên, hội nông dân phụ nữ…đề ra chương trình hành động của mình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. Đề tài “Nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá ở huyện PV, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã hoàn thành những vấn đề cơ bản sau:

Giới thiệu tổng quan về thu nhập, các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến thu nhập, các yếu tố nhằm nâng cao thu nhập và ổn định đời sống. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã tìm hiểu một số nội dung liên quan đến thu nhập và đời sống, đặc biệt là qua việc khảo sát nhận thấy thực trạng thu nhập và đời sống của dân cư vùng đầm phá ở huyện PV có ảnh hưởng rất lớn có tầm quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện PV.

Cùng với việc nghiên cứu khảo sát tình hình thu nhập và đời sống của dân cư vùng đầm phá trên địa bàn huyện, các tỉnh có vấn đề tương đồng. Từ đó, đưa ra các bài học kinh nghiệm nhằm phục vụ cho định hướng nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá ở huyện PV.

Đề tài cũng đã giới thiệu tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện PV. Cũng như phân tích những lợi thế và hạn chế về tài nguyên đầm phá,…, thực trạng thu nhập và đời sống của dân cư vùng đầm phá ở huyện PV trong thời gian qua tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện PV. Qua đó, đánh giá về những

Một phần của tài liệu nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho dân cư vùng đầm phá ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w