Ngày nay, tình hình cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác, thị trƣờng thẻ muốn phát triển đƣợc thì nhất thiết phải có sự đóng góp của công nghệ. Do vậy,
việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một giải pháp hữu hiệu để các NHTM nâng cao năng lực kinh doanh và có cơ hội thắng trong cạnh tranh.
Ngân hàng cần chú ý tới việc xây dựng một kế hoạch đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ nhằm từng bƣớc đƣa vào sử dụng các dịch vụ xử lý trên hệ thống các phầm mềm hiện đại,
công nghệ thẻ, dịch vụ homebanking… Việc xử lý hỗ trợ các khâu nhƣ: thẩm định, định giá
TSĐB, giám sát khoản vay của khách hàng cũng cần có phầm mềm ứng dụng để triển khai
hỗ trợ CVTD một cách đồng bộ, hiệu quả nhất.
Trên cơ sở đổi mới công nghệ, ngân hàng phải tăng đƣợc năng suất lao động để rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, có thể xử lý một khối lƣợng lớn công việc
trong một ngày. Bởi lẽ, tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng có số lƣợng khách hàng lớn,
món vay nhỏ, nhu cầu khách hàng về tín dụng tiêu dùng đa dạng nên nếu ngân hàng chỉ sử
dụng các biện pháp thủ công trong giải quyết công việc thì chi phí sẽ cao, mất thời gian và
nhất là không thể đáp ứng đƣợc hết nhu cầu chính đáng của khách háng. Từ đó, sẽ làm giảm
lợi nhuận của ngân hàng, giảm chất lƣợng tín dụng tiêu dùng và uy tín của ngân hàng. Một
ví dụ điển hình là: trong công tác giải ngân, ngày nay ngân hàng thƣờng giải ngân một cách
trực tiếp, hình thức trực tiếp này còn nhiều bất cập bởi khi số lƣợng khách hàng đông, ngân
hàng lại bị giới hạn bởi không gian, thời gian, nhân lực, số lƣợng tiền mặt của ngân hàng trong ngày, công nghệ. Nhƣ vậy, sẽ gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng. Do đó,
việc áp dụng công nghệ là điều cần thiết, tạo điều kiện cho khách hàng có thể nhận tiền tại
các điểm rút tiền, các nơi ứng tiền…ngoài ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị