2.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị :%
Chênh lệch Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011-2012 2012-2013
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 0,65
0,68 0,16 0,03 (0,52)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 0,06
0,06 0,05 0 0,01
Tỷ suất sinh lời trên tống TSNH 0,16
0,14 0,12 (0,02) (0,02)
Tỷ suất sinh lời trên VCSH 0,07
0,07 0,07 0 0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Cho biết một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao
nhiêu đông lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,65 đồng lợi nhuận thì vào năm 2012 tạo ra 0,68 đồng lợi nhuận, tăng 0,03 đồng, điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả hơn. Nhưng tới năm 2013 tỷ suất lại giảm đi còn 0,16%. Sự giảm tỷ suất này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng xấu, công ty cần xem xét và tiến hành các
biện pháp tiết kiệm chi phí.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Năm 2011 và năm 2012 không có biến động gì,
nhưng sang tới năm 2013 có sự giảm sút nhẹ. Việc giảm này cũng không phải là dấu hiệu xấu, đó là do công ty tăng vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng với tổng tài sản tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tổng tài sản.
Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH: Chỉ số này phản ánh 100 đồng tài sản tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận. Năm 2012 chỉ số này giảm chỉ còn 0,14 đồng, giảm 0,02 đồng. Đến năm 2013, 100 đồng tài sản tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ rằng tuy công ty SXKD có lãi song không sử dụng tốt tài sản của mình làm sức sinh lời của TS dần kém đi.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH: Qua các năm tỷ suất sinh lời trên VCSH vẫn không có sự thay đổi. Ta thấy cứ 100 đồng VCSH tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận. Sự ổn định này có nghĩa là công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất này vẫn còn thấp nên công ty vẫn cần phải có những biện pháp cải thiện để nâng cao tỷ suất này hơn nữa để đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.
25
2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị : lần Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2011- 2012- 2011 2012 2013 2012 2013
Khả năng thanh toán hiện thời 2,13
1,86 1,71 (0,27) (0,15)
Khả năng thanh toán nhanh 0,38
0,34 0,33
(0,04) (0,29)
Khả năng thanh toán tức thời 0,001
0,001 0,005 0 0,18
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Khi đảm bảo được khả năng chi trả, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình giao thương, buôn bán với các đối tác trên thị trường. Thông qua bảng 2.5 ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của công ty cụ thể như sau:
Xét khả năng thanh toán hiện thời hay thanh toán trả nợ của doanh nghiệp trong
vòng 1 năm. Trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013, công ty luôn duy trì được tỷ số này cao hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán chung của công ty là bảo đảm và sự tăng lên của tài sản lưu động đã được tài trợ bằng nợ ngắn hạn huy động thêm. Đáng chú ý là năm 2011, chỉ số này là 2,13 chứng tỏ công ty hoàn toàn có thể chi trả bất cứ khoản nợ nào nếu phát sinh. Tuy nhiên công ty lại không duy trì được khả năng này trong hai năm tiếp theo, năm 2012 là 1,86 đến năm 2013 con số này giảm nhẹ xuống còn 1,71.
Về khả năng thanh toán nhanh, cũng theo đà giảm dần qua các năm. Đây là chỉ số
mà nhà đầu tư quan tâm hơn chỉ số khả năng thanh toán hiện thời. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn khi không có hàng tồn kho. Nhìn vào số liệu của của ba năm có thể thấy khả năng chi trả nợ của công ty không thực sự tốt. Năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng 0,34 đồng TSNH không bao gồm kho, giảm so với năm 2011 là 0,04 lần. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty có tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn không bao gồm kho. Sang tới năm 2013 chỉ số tiếp tục giảm, giảm so với năm 2012 là 0,29 lần.
Khả năng thanh toán tức thời : Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo chi trả bằng bao nhiêu đồng tiền mặt. Trong năm 2011 và năm 2012 không 26
có biến động gì nhưng tới năm 2013 chỉ tiêu này tăng 0,18 lần. Chỉ tiêu này tăng do Công ty đã tích trữ thêm tiền mặt vào quỹ tiền mặt của Công ty, nhưng vẫn ở mức thấp điều này
cho thấy Công ty vẫn còn khó khăn trong thanh toán.
2.3 Thực trạng quản lý TSNH
2.3.1. Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn
Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị :đồng
Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 7.766.493 0,04 166.109.781 0,82 67.043.207 0,30 Phải thu khách hàng 1.902.505.077 9,75 1.996.721.921 8,99 2.442.996.080 9,66 Hàng tồn kho 16.043.103.652 88,96 17.947.870.167 88,74 19.952.490.250 88,46 TSNH khác 79.728.395 0,44 114.108.481 0,56 91.969.742 0,41 Tổng TSNH 19.509.031.213 100,00 22.042.732.316 100,00 24.654.108.108 100.00 (Nguồn : Phòng kế toán)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu Tài sản ngắn hạn Đơn vị tính : % Năm 2011 Tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 0.01 2.84 3.47
29.3 Năm 2012 Năm 2013 0.11 0.29 3.36 3.47 3.65 4.06 31.2 33.2
( Nguồn: Tính toán của tác giả)
28
Nhận xét :
TSNH của Công ty bao gồm: Tiền mặt, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và TSNH khác. Trong 3 năm tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tăng giảm phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của nền kinh tế chung. Tổng TSNH của công ty năm 2011 là 19.509.031.213 đồng, sang tới năm 2012
tăng lên tới 22.042.732.316 đồng và năm 2013 tăng lên 24.654.108.108 đồng. Quá trình tăng quy mô TSNH, đồng thời với việc tăng chi phí sản xuất dở dang trong khoản mục hàng tồn kho cho thấy công ty đang mở rộng sản xuất, thực hiện nhiều đơn hàng mới. Trong năm 2012, khoản mục phải thu khách hàng chiếm tới 8.99% (tương ứng
1.996.721.921 đồng). Khoản mục hàng tồn kho của các năm đều chiếm tỷ trọng tương đối
cao 88,74% chứng tỏ công ty tiến hành mở rộng kinh doanh, ký thêm nhiều hợp đồng mới
nên công ty mua thêm nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.3.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Việc quản lý tiền trong Công ty rất quan trọng vì doanh nghiệp luôn phải duy trì
một khoản tiền tồn quỹ để đảm bảo chỉ tiêu thường xuyên, giải quyết các biến cố bất ngờ trong quá trình kinh doanh, nhưng cũng vẫn cần phải đem tiền đi đầu tư sinh lời.
Tại Công ty tiền được chỉ được lưu trữ dưới hình thức tiền mặt. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết:
Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn bằng tiền giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : đồng
Chênh lệch Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011- 2012 2012-2013 Tiền mặt 7.766.493 166.109.781 67.043.207 158.343.288 (99.066.574) Tổng cộng 7.766.493 166.109.781 67.043.207 158.343.288 (99.066.574) (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét :
Qua bảng trên, ta thấy tiền của công ty toàn bộ là tiền mặt. Trong giai đoạn 2011-
2012, tổng lượng tiền mặt của công ty khá cao và có xu hương tăng lên. Năm 2011, tổng lượng tiền mặt của công ty là 7.766.493 đồng đến năm 2012 tăng 158.343.288 đồng tương
ứng với 166.109.781 đồng. Điều này cho thấy công ty đang ngày càng có xu hướng giữ tiền nhiều hơn, và công ty khá thận trọng trong việc sử dụng và quản lý tiền. Nhưng sang tới giai đoạn 2012-2013, lượng tiền mặt đã giảm đi 99.066.574 đồng so với năm 2012 và chỉ còn 67.043.207 đồng. Nguyên nhân của sự giảm hụt này là do công ty đã sử dụng tiền để đầu tư máy móc mới phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa. Công ty vẫn là một doanh 29
nghiệp vừa và nhỏ nên công ty vẫn chưa sử dụng hình thức tiền gửi ngân hàng. Trong giai
đoạn tới công ty nên sử dụng hình thức tiền gửi ngân hàng để đảm bảo độ an toàn, tránh việc nắm giữ tiền mặt.
2.3.3 Quản lý hàng lưu kho
Hàng tồn kho là khoản mục không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào song tùy
thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh thì nhu cấu về hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Sau đây là tình hình tồn kho của công ty qua các năm :
Bảng 2.8 Cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hàng tồn kho 16.043.103.652 82,23 17.947.870.167 81,42 19.952.490.250 80,93
Tổng TSNH 19.509.031.213 100 22.042.732.316 100 24.654.108.108 100 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét :
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kết cấu TSNH của Công ty. Công ty chủ yếu dự trữ các nguyên vật liệu cho việc tạo ra các sản phẩm phục vụ cho dịch vụ, nhu cầu của khách hàng. Năm 2011 , tỷ trọng kho của công ty trong tổng TSNH lớn nhất (chiếm 82,23%). Dựa vào bảng 2.8 ta thấy năm 2012 do nhu cầu sửa chữa các thiết bị, máy móc nên giá trị tồn kho giảm rõ rệt, giảm xuống còn 81,42%. Tuy nhiên vì đặc thù hàng hóa của công ty chủ yếu là các mặt hàng dễ bị hư hỏng, chính vì vậy Công ty nên chú trọng trong việc bảo quản hàng hóa. Nhìn chung, trong tổng TSNH, giá trị hàng lưu kho chiếm vị trí tương đối do đặc thù của ngành nghề, công ty luôn luôn dự trữ một lượng
hàng hóa để có thể đáo ứng bất kỳ nhu cầu nào phát sinh từ phía khách hàng song cũng tốn thêm chi phí của doanh nghiệp về lưu kho và chi phí quản lý. Hiện nay, hàng lưu kho vẫn đang được quản lý theo phương pháp truyền thống, thủ khi là người quản lý, theo dõi tình hình lưu thông của hàng hóa, nhược điểm là vẫn chưa có sự phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác để thúc đẩy bán hàng nhanh vòng quay hàng lưu kho.
2.3.4 Quản lý khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng là một trong những mục tiêu lớn của doanh nghiệp để kích thích khách hàng mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, Công ty thường áp dụng chính sách tín dụng thương mại để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ với các đối thủ khác. Dưới đây là bảng chi tiết các mục phải thu khách hàng trong giai đoạn 2011-2013.
30
Bảng 2.9 Cơ cấu phải thu khách hàng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phải thu khách hàng 1.856.047.828 97,56 1.980.721.913 99,20 2.380.984.181 97,46
Trả trước cho người bán 46.457.249 2,44 15.999.999 0,80 62.011.899 2,54 Tổng TSNH 1.902.505.077 100 1.996.721.912 100 2.442.996.080 100 (Nguồn : Phòng kế toán ) Nhận xét :
Khoản mục phải thu khách hàng trong 3 năm đều luôn chiếm hơn 90% trong tỷ lệ
TSNH. Cụ thể năm 2012, nhờ tình hình bán hàng tốt nên khoản phải thu khách hàng tăng (mức tăng 124.674.085 đồng, tương tứng 6,7%) đạt mốc 1.980.721.913 đồng, và sang tới năm 2013 tăng lên tới 2.380.984.181 đồng. Nhìn chung công ty đã có sự thay đổi chính sách tín dụng hiệu quả khi tăng các khoản phải thu khách hàng lên rất nhiều trong năm 2012 và đang duy trì tốt đến năm 2013, để có được điều này công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại nới lỏng .Với khách hàng nhỏ lẻ, doanh nghiệp yêu cầu thanh thoán ngay khi giao nhận hàng hóa.Với những khách hàng lớn, nếu khách hàng thanh toán ngay trong 10 ngày thì được hưởng 2% chiết khấu trên tổng hóa đơn hàng, nếu không khách hàng phải trả đầy đủ nợ cho công ty trong vòng 30 và 45 ngày. Bộ phận kinh
doanh của công ty cũng được phân chia để chăm sóc nhóm khách hàng khác nhau. Chính sách chiết khấu thanh toán là đòn bẩy cần thiết để thu hút các khách hàng tiềm năng đến với công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần tính toán hợp lý khoản chiết khấu mà khách hàng
nhận được để tránh ảnh hưởng đến doanh thu, nếu không công ty sẽ tốn không ít tiền cho khoản chi phí để thúc đẩy bán hàng này. Mặt khác công ty thu hồi nợ cũng cần được đẩy mạnh tích cực để thu hồi vốn cho công ty trong thời gian cho phép không ảnh hưởng đến chu trình kinh doanh của công ty.
31
2.4 Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSNH
Để xem xét hiệu quả sử dụng TSNH của công ty, ta xét một số chỉ tiêu được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH
Đơn vị : %
Chênh lệch Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 Hiệu suất sử dụng 24,83 21,05 79,34 (3,78) 58,29
Tỷ suất sinh lời 0,16
0,14 0,12 (0,02) (0,02)
( Nguồn : Tính toán của tác giả )
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng TSNH chi biết 100 đồng vốn đem đầu tư vào TSNH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Dựa vào bảng số liệu ta thấy hiệu suất tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào TSNH từ năm 2011 tới năm 2012 giảm. Năm 2011, 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH tạo ra 24,83 đồng doanh thu thuần, sau đó, cũng 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH lại chỉ tạo ra 21,05 đồng doanh thu vào năm 2012. Nhưng tới năm 2013 cũng 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH đó đã tạo ra 79,34 đồng doanh thu .Sự tăng mạnh vào năm 2013 này cho thấy việc đầu tư vào TSNH mang lại hiệu quả cao.
Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành TSNH Chênh lệch Đơn Năm Năm Năm Chỉ tiêu Năm Nă m vị 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013
Vòng quay khoản phải thu lần
2,61 2,34
8,22 (0,27) 5,87
Thời gian thu nợ trung bình ngày 139,85 155,82 44,43 15,97 (111,39) Vòng quay hàng tồn kho lần 0,27 0,23 0,94 (0,04) 0,71
Thời gian lưu kho trung bình ngày 1364,21 1593,05 390,05 228,84
(1203,01)
Vòng quay khoản phải trả lần 0,54 0,4 1,37 (0,14) 0,97
Thời gian trả nợ trung bình ngày
677,85
911,39 265,54 233,53
(645,84)
Vòng quay tiền trung bình ngày
826,21
837,48 168,94 11,27
(668,54)
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
32
Thông qua bảng 2.11, ta thấy hiệu quả sử dụng của các bộ phân cấu thành TSNH. Trước tiên, vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi của các khoản phải thu thành tiền mặt hay chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu thông qua thời gian thu nợ trung bình. Dễ dàng nhận thấy giai đoạn 2011 - 2012, vòng quay khoản phải thu giảm thì thời gian thu nợ của công ty tăng dần. Năm 2011, công ty chỉ mất trung bình 139,85 ngày để thu hồi một món nợ. Sang năm 2012, công ty phải mất thêm 15,97 ngày nữa để thu hồi, nhưng sang tới năm 2013 thời gian thu nợ giảm 111,39 ngày.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho ta thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của
công ty giai đoạn 2011-2013. Số lần quay vòng của hàng hóa từ năm 2011- 2012 có sự giảm nhẹ, chứng tỏ tình hình lưu thông hàng hóa không được tốt, lượng hàng tồn kho còn nhiều, hàng hóa bị ứ đọng dẫn đến tình trạng vốn quay vòng chậm, lợi nhuận thu được từ việc bán hết hàng tồn kho thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng lên đến 0,94 lần cho ta thấy tốc độ sản xuất tăng lên, tức là hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản lưu động đã được