Quá trình điều chỉnh chế độ tiền công tiền lương saukhi ban hành nghị định 235/HD-BT & những ưu nhược điểm.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết vấn đề tiền lương nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Giải quyết đối với hình thức phân phối tiền lương và lợi nhuận

1.1.2. Quá trình điều chỉnh chế độ tiền công tiền lương saukhi ban hành nghị định 235/HD-BT & những ưu nhược điểm.

hành nghị định 235/HD-BT & những ưu nhược điểm.

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, tất yếu phải đổi mới các chính sách kinh tế xã hội cũ trước đây cho phù hợp với cơ cấu và cơ chế mớicủa nền kinh tế. Trong đó chính sách tiền công và tiền lương lao động là hết sức cần thiết, nó thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong sự hình thành và phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Sau 1/9/1985 nhà nước bắt đầu có những chính sách điều chỉnh tiền lương. Cụ thể năm 1986- 1987 –1988-1989 liên tục tiến hành điều chỉnh mức tiền lương làm cho mức đời sống của cán bộ công nhân viên nhà nước được nâng lên ngày một cao hơn giảm dần hình thức phân phối theo hiện vật, chế độ tem phiếu.

Nhà nước trực tiếp quy định định mức lao động, định mức tiền lương duyệt quĩ lương, qui định thang lương, bậc lương cụ thể cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nhà nước không quy định mức lương tối đa.

Đối với các cơi quan hành chính sự nghiệp ngoài mức lương chính được tính theo bậc lương nhà nước còn quy định chế độ tiền thưởng đối với cá nhân tập thể có thành tích. Đồng thời cho phép tất cả các cơ quan đơn vị thuộc lĩnh vực này được tổ chức các hoạt động dịch vụ đời sống dưới nhiều hình thức để tăng thêm thu nhập. Các cơ quan nghiên cưu khoa học ngoài phần ngân sách nhà nước cấp, được trực tiếp kí kết hợp đồng với các cơ quan đơn vị khác để tăng thêm thu nhập.

Ưu điểm: Những giải pháp mang tính thiết thực trên đã góp phần khuyến khích những người lao động làm công ăn lương hăng say sản xuất góp phần chuyển biến bộ mặt kinh tế đất nước. Đồng lương gắn liền với lợi ích người lao động nên tạo ra không khí thi đua phấn đấu vì lợi ích “ sát sườn” ấy tiền công, tiền lương ngày nay gắn liền với trình độ tay nghề kiến thức chung nó tạo ra sự ham học hỏi nâng cao taynghề để có được mức thu nhập cao hơn tránh tình trạng “ Bình quân đầu người, bình quân sản phẩm” như thời bao cấp.

Ngoài tiền công tiền lương theo giờ hành chính nhà nước cho phép làm thêm ngoài giờ hành chính để người lao động tăng thêm thu nhập, trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá khi chúng ta đã thừa nhận lao động là hàng hoá thì người lao độngcó thể tự do bán sức lao động theo những hợp đồng nhất định và được pháp luật bảo vệ.

Nhược điểm: Tuy nhiên vấn đề tiền công tiền lương vẫn còn tỏ ra có nhiều điểm yếu kém cần khắc phục. Trong tình trạng phát triển không cân đối giữa các vùng, ngành kinh tế tạo nên những mức chênh lệch tiền công tiền lương rất lớn, một bộ phận dân cư có thunhập rất cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn

tồn tại một bộ phận dân cư có thu nhập rất thấp dưới mức đủ sống. Ngay trong giai cấp công nhân sự cách biệt về tiền lương ngày càng cao giữa người lao động trí óc và những người lao động chân tay dễ dẫn đến tình trạng miệt thị coi thường nhau gây ra mất đoàn kết nội bộ là sở hở để các thế lực thù địch nhòm ngó. Chế độ tiền lương trong khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra còn quá thấp so với tình hình chi tiêu hiện nay khi mà giá cả thị trường ngaỳ cang cao làm cho đời sống công nhân viên chức nhà nước không được đảm bảo. Bên cạnh đó khu vực kinh tế tư nhân lại được trả mức lương cao hơn nên thu hút được nhiều lao động có trình độ.

Nhà nước cho phép người lao động làm thêm ngoài giờ hành chính nhưng không quy định chặt chẽ làm cho người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân lao động quá sức, không đảm bảo điều kiện sức khoẻ. Tình trạng nhân công bị ép lương vẫn còn khá phổ biến. Như vậyđòi hỏi chúng ta phải có những bước cải biến, hoàn thiện tiếp theo của chính sách tiền lương. Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong hệ thống các quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay. Sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đổi mới đã đặt con người vào vị trí trung tâm. Họ có thể phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình, khi lợi ích kinh tế của họ được đảm bảo trước hết là tiền lương và nói rộng hơn là thu nhập. Chính vì vậy, để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của nhân tố con người trong nền kinh tế tất yếu và trước hết phải giải quyết vấn đề tiền lương với tư cách là một trong những hình thức phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết vấn đề tiền lương nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w