Kiến nghị nhằm mở rộng nguồn ngoại hối quốc gia

Một phần của tài liệu Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt nam thời gian qua và những kiến nghị (Trang 28 - 29)

Đẩy mạnh hoạt đọng xuất khẩu vì hoạt động này mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, góp phần nâng cao sức mua bản tệ . Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu , Chính phủ cần thực hiện nhanh chóng chương trình đổi mới cơ chế kinh tế , mở rộng thị trường xuất khẩu , thiết lập chính sách hỗ trợ xuất khẩu như : Xây dựng ngân hàng xuất nhập khẩu tài trợ ngoại thương , mở rộng quỹ bình ổn trợ giá hàng xuất khẩu …

Mở rộng nguồn vốn nước ngoài vì vốn nước ngoài không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tái thiết và phát triển quốc gia mà còn là cung ngoại hối không thể thiếu cho mỗi đất nước .

Gia tăng vốn ODA : Chính phủ cần phải chủ động và linh hoạt hơn trong việc tiếp xúc với nhà tài trợ , cải cách thủ tục phê duyệt trong nước và phân

caaps mạnh mẽ hơn trong việc lập kế hoạch giải ngân và đấu thầu dự án , cung cấp đủ nguồn vốn đối ứng … Đối với nguồn vốn FDI , Chính phủ cần phải cải cách bộ máy hành chính , tạo môi trường cạnh tran công bằng , lành mạnh giữa các thành phần theo cơ chế thị trường , chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp , khu chế suất , tạo điều kiện thuận lợi , nâng cao khả năng sinh lợi vốn đầu tư …

Bên cạnh đó cần thực hiện đồng thời các giải pháp hỗ trợ nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam như : Quan tâm đến phẩm chất và con người trong quản lý ngoại hối , hoàn thiện thị trường chứng khoán , hoàn thiện môi trường pháp lý …

Một phần của tài liệu Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt nam thời gian qua và những kiến nghị (Trang 28 - 29)

w