Những yêu cầu mới về công tác phát triển đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu giải pháp đổi mới công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường thpt tỉnh hưng yên (Trang 35 - 115)

6. Phạm vi nghiên cứu

1.3.Những yêu cầu mới về công tác phát triển đội ngũ CBQL

1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL trường THPT

Đội ngũ CBQL trường THPT gồm có hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Nhiệm vụ và quyền hạn của họ được quy định cụ thể, minh bạch trong Điều lệ trường trung học.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng

Điều 17, Điều lệ trường trung học quy định hiệu trưởng trường có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tổ chức bộ máy nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;

- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

- Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành;

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường phổ thông được phân cấp rõ ràng. Kết quả hoạt động của nhà trường ở mọi lĩnh vực đều phụ thuộc vào năng lực tổ chức điều hành của hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người tổ chức, có tư cách pháp nhân, là chủ tài khoản, biết tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội về lĩnh vực mình quản lý.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng

Điều 17, Điều lệ trường trung học quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công;

- Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

- Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền;

- Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành;

Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng cũng được phân định cụ thể. Hoạt động quản lý của phó hiệu trưởng quyết định trực tiếp hiệu quả quản lý lĩnh vực được phân công, góp phần đắc lực hiệu quả quản lý chung của nhà trường.

1.3.2. Công tác quy hoạch tuyển chọn đội ngũ CBQL trường THPT

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “ Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Công tác quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng và có tính khoa học. Nó giúp cho việc bổ nhiệm CBQL được chủ động, có kế hoạch tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận có đủ năng lực, trình độ để đảm nhiệm công việc mới.

Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT là nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ, giúp các cấp quản lý có cách nhìn tổng thể và định ra hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển cán bộ trong thời gian ấn dịnh. Công tác này sớm phải được đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Chủ động lắm bắt tình hình đội ngũ, tránh nguy cơ đứt gãy, thiếu hụt đội ngũ, khơi dậy tiềm năng lớn lao của đội ngũ, duy trì sự ổn định và cân bằng đội ngũ CBQL.

Công tác quy hoạch luôn phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng, giao việc; có đánh giá nhận xét từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của đội ngũ. Trong quy hoạch cần thường xuyên được rà soát, bổ sung.

1.3.3. Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường THPT

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL là cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến hợp lý đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của cán bộ, giáo viên. Công tác bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc luân chuyển CBQL cần

phải căn cứ vào số lượng, chất lượng CBQL của từng trường THPT. Trên cơ sở đó điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ CBQL cho phù hợp với năng lực, trình độ quản lý của từng đối tượng. Luân chuyển CBQL nhằm sử dụng có hiệu quả, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, được rèn luyện, thử thách, chải nghiệm thực tiễn.

Công tác bổ nhiệm CBQL trường THPT phải đảm bảo nguyên tắc tuyển chọn được những người tiêu biểu, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng công việc mới; góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên trong nhà trường; đồng thời động viên , khuyến khích những người có năng lực và phẩm chất tốt tích cực phấn đấu, học tập, tu dưỡng trở thành cán bộ kế cận, dự nguồn; phải quán triệt nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công bằng.

Công tác bổ nhiệm, luân chuyển CBQL để bổ sung, điều tiết kịp thời, hợp lý giữa nơi thừa - thiếu cán bộ, phải đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc, đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo văn bản Nhà nước quy định.

1.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL

Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời, hành nghề một cách năng xuất, hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đào tạo là hoạt động cơ bản của quả trình giáo dục. Nó có phạm vi, cấp độ, cấu trúc và những hạn định cụ thể về thời gian, nội dung chi tiết, giúp người học có năng lực theo tiêu chuẩn đã định. Chương trình đào tạo có quy định bằng những chuẩn mực nhất định, theo chuẩn quốc gia, quy ước quốc tế.

Bên cạnh đào tạo còn có đào tạo lại. Đào tạo lại là sau khi đã được đào tạo có một trình độ nhất định, vì lý do khách quan nay phải tham gia quá trình đào tao mới để đạt một tình độ cao hơn, mới hơn, làm cho họ có thể thay đổi được nghề nghiệp công việc mới hoặc làm tốt hơn việc đang đảm nhiệm.

Bồi dưỡng là bồi bổ, làm tăng thêm tình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm. Hình thức bồi dưỡng là rất phù hợp đối với CBQL. Có hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên và tự học, tự bồi dưỡng, giúp CBQL có cơ hội tiếp cận những vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt và tránh được sự lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của nền tri thức khoa học hiện đại.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ về nhận thức chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý mang tính chuyên nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL không chỉ dừng ở chỗ người CB nắm vững lý luận quản lý mà còn phát huy năng lực, kiến thức được trang bị vào hoạt động thực tiễn. Hai lĩnh vực kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn sẽ bổ trợ cho nhau, tạo cơ hội cho người CBQL không ngừng nâng cao trình độ, hiệu quả quản lý.

1.3.5. Cơ chế chính sách đối với đội ngũ CBQL

Cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích quyền lợi vật chất và tinh thần đối với đội ngũ CBQL. Đây là phương pháp đặc thù của công tác quản lý, thông qua quyền lợi vật chất, tinh thần tác động vào đội ngũ CBQL khiến họ yên tâm, phấn khởi trong trực hiện nhiệm vụ. Biện pháp này vẫn đảm bảo tính giáo dục, vừa tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động quản lý có hiệu quả tốt đối với đội ngũ CBQP. Nó sẽ tạo ra bầu không khí phấn khởi, đoàn kết và tinh thần trách nhiệm với mọi thành viên. Nó sẽ tạo điều kiện thu hút nhân tài, phát huy tinh thần sáng tạo, đem lại hiệu quả tốt đẹp trong công việc được giao.

1.3.6. Cơ chế quản lý đội ngũ CBQL

Đổi mới quản lý giáo dục là quá trình thay đổi công tác quản lý trong giáo dục. Sự khác biệt trong mô hình quản lý nhà nước về giáo dục trước và trong đổi mới chủ yếu là sự khác biệt về tư tưởng quản lý , phương thức quản lý và cơ chế quản lý. Mô hình quản lý nhà nước về giáo dục trong đổi mới có những đặc trưng: chuyển tư tưởng quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý chủ yếu bằng pháp luật; chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm; chuyển từ phương thức quản lý một chiều từ trên xuống sang phương thức sang phương thức lất cơ sở, lấy nhà trường làm trung tâm.

Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các Bộ, ngành, các địa phương, giao quyền quản lý về tổ chức, cán bộ, tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục địa phương.. Giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục. Hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động của các loại hình trường. Trên cơ sở đó phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm,

giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đặt ra và những bức xúc của từng cấp, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực.

1.3.7. Phương tiện, thiết bị - kỹ thuật trong hoạt động quản lý

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật tin học rất cần thiết trong hoạt động quản lý. CNTT góp phần tăng hiệu quả quản lý giáo dục. khi sử các phần mềm quản lý (EMIS), nhà quản lý sẽ có điều kiện nắm thông tin một cách chính xác, kịp thời, từ đó có những quyết định đúng đắn và đưa ra các chính sách phù hợp. Nhà quản lý có thể nắm thông tin một cách chi tiết ở một cơ sở giáo dục bất kỳ thuộc phạm vi mình quản lý mà không phải qua cấp trung gian nào, mối liên hệ giữa các cấp quản lý sẽ trở nên chặt chẽ và không có thông tin nhiễu, tránh được những hiện tượng quan liêu trong quản lý.

Mục tiêu của hệ thống thông tin quản lý giáo dục cung cấp những dữ liệu và thông tin cần thiết, đáng tin cậy và kịp thời ra quyết định trong quản lý; thiết lập ngân hàng dữ liệu ở cấp quốc gia và cấp cơ sở để làm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về dữ liệu và thông tin; tăng cường khả năng quản lý, xây dựng kế hoạch và kiểm soát các luồng thông tin giữa các cơ quan cũng như từ các cơ sở. Thống nhất về nội dung thu thập, thống kê, xử lý và các thông tin của toàn hệ thống giáo dục.

1.3.8. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL

Chức năng của nhà quản lý là phải tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động của người quản lý. Kiểm tra đánh giá là phương tiện quan trọng để nhà quản lý làm tốt chức năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Mục đích của công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, từ đó động viên, khuyến khích, nâng cao ý thức trách nhiệm của người được kiểm tra, đồng thời bổ sung uốn nắn kịp thời thực trạng, từ đó động viên, khuyến khích nâng cao ý thức trách nhiệm của người được kiểm tra, đồng thời bổ sung uốn nắn kịp thời những mặt hạn chế, yếu kém

Hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc lựa chọn, bổ sung kịp thời và sử dụng CBQL phù hợp, phát huy nội lực tiềm tàng của họ. Đồng thời có những chính sách kịp thời cải thiện đời sống đội ngũ CBQL.

Trong thời đại ngày nay, thời đại khoa học và công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin với nền kinh tế tri thức phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá. Xu hướng đó đòi hỏi phải đổi mới ở nhiều lĩnh vực. Đối với giáo dục, đổi mới công tác phát triển đội ngũ CBQL là một trong những yếu tố cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Phát triển đội ngũ CBQL theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trên cơ sở hệ thống lý luận liên quan đến QLGD, những khái niệm liên quan đến hoạt động quản lý, đặc biệt là vai trò quan trọng của đội ngũ CBQL trường THPT trước những yêu cầu mới của giáo dục đề ra đã chứng tỏ rằng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là sự cần thiết trong việc quản lý nhân lực, nhằm tạo ra một đội ngũ CBQL hoàn hảo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Với giải pháp hữu hiệu nhằm tạo ra khâu đột phá làm thay đổi tư duy, nhận thức, hành động, phát huy tính sáng tạo, năng động, tự chủ, trách nhiệm xã hội trong hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL. Đó là cơ sở để xác định phương pháp luận nghiên cứu luận văn và tiếp tục được làm sáng tỏ ở phần nghiên cứu tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CBQL VÀ CÔNG TÁC

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT TỈNH HƯNG YÊN

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tình hình phát triển giáo dục THPT tỉnh Hưng Yên 2000-2006

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm dân cư

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh). Tiếp giáp sáu tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội- Hà Tây, phía Nam giáp Thái Bình-Hà Nam. Diện tích tự nhiên 923.013 km2.

Về hành chính, Hưng Yên có chín huyện và một thị xã: Tiên Lữ, Phù cừ, Kim Động, Ân Thi, Khoái châu,Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm và thị xã Hưng Yên. Có 161 xã, phường.

Về dân số, Hưng Yên có 1,2 triệu người. Mật độ dân số bình quân 1,2 triệu người/Km2, đứng thứ ba bình quân của cả nước. Hưng Yên chỉ có một dân tộc Kinh, sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và nghề thủ công. Tỷ suất sinh bình quân 15% tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 1,15%. Dân số phân bố khá đồng đều ở các xã, phường, thị trấn.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế – xã hội

Về kinh tế, Hưng Yên là một tỉnh nằm trung tâm vùng kinh tế trọng điểm cho nên chịu tác động lớn của quá trình phát triển kinh tế của cả vùng Bắc bộ. Hưng Yên có 23 km đường 5 nối giữa Hà Nội với Hải Dương, rất có lợi thế cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Tỷ trọng cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh ở nông nghiệp, tăng nhanh ở công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế Hưng Yên được khởi sắc và phát triển với tốc độ cao. Chỉ số GDP tăng bình quân trên 12 %/năm. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 400 USD/người (năm 1996 là 180 USD/người). Đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện rõ rệt.

Các khu công nghiệp Phố Nối, Như Quỳnh, Minh Đức, thị xã Hưng Yên đang được đầu tư phát triển nhanh. Năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 349 dự án đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong và ngoài nước. Trong tương lai, số lượng cũng như quy mô các dự án sẽ tăng ở giai đoạn 2010, năm 2008 thị xã Hưng Yên trở thành đô thị loại III, năm 2010 là thành phố thuộc tỉnh, năm 2010 sẽ trở thành tỉnh khá trong cả nước, hoàn thành CNH-HĐH trước năm 2020.

Một phần của tài liệu giải pháp đổi mới công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường thpt tỉnh hưng yên (Trang 35 - 115)