Đổi mới giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu giải pháp đổi mới công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường thpt tỉnh hưng yên (Trang 30 - 115)

6. Phạm vi nghiên cứu

1.2.Đổi mới giáo dục trung học phổ thông

1.2.1. Khái quát về giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân

Luật Giáo dục (2005) quy định giáo dục phổ thông bao gồm:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học sinh vào lớp một là sáu tuổi;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, tuổi là mười một tuổi;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.

Giáo dục trung học phổ thông nối tiếp giữa giáo dục trung học cơ sở với giáo dục nghề nghiệp và đại học nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông; có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đúng mức, tạo cơ hội thuận lợi cho Giáo dục THPT phát triển phù hợp với lứa tuổi sắp trưởng thành, với nền học vấn kiến thức cơ bản, phổ thông, chuẩn bị cho phân luồng sau trung học phổ thông, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

* Mục tiêu của giáo dục THPT

Luật Giáo dục (2005) nêu rõ mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông: “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 khẳng định mục tiêu phát triển giáo dục trung học phổ thông đến năm 2010 là: “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn nhất định, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực của mỗi học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp”.

* Nội dung, phương pháp giáo dục THPT

Luật Giáo dục (2005), yêu cầu về nội dung giáo dục trung học phổ thông: “Phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội

dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh”.

Phương pháp giáo dục trung học phổ thông: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến thình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

* Chương trình, sách giáo khoa giáo dục trung học phổ thông

Luật giáo dục (2005), quy định chương trình giáo dục THPT là thể hiện mục tiêu, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi, cấu trúc nội dung; phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với môn học ở mỗi lớp. Sách giáo khoa cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình của các môn học ở mỗi lớp, đáp ứng về phương pháp của giáo dục trung học phổ thông.

Giáo dục trung học phổ thông có chức năng trang bị cho học sinh khả năng thích ứng và đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống, phong cách làm việc sáng tạo, năng động, khoa học; có trách nhiệm chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ chuẩn bị bước vào đời, có tầm nhìn mới, khả năng làm việc độc lập, tự chủ, phát huy đúng sở trường và năng lực trí tuệ.

Nhìn chung, hoạt động quản lý trường trung học phổ thông phải hướng tới thực hiện hai mục tiêu cơ bản:

- Hoàn thiện kiến thức phổ thông cơ bản, phát huy năng lực, sở trường của học sinh.

- Hướng nghiệp cho học sinh chuẩn bị phân luồng sau khi tốt nghiệp, có thể tiếp tục học cao lên nếu đủ năng lực nhận thức (đại học, cao đẳng, học nghề) hoặc bước vào thị trường lao động và tiếp tục chuẩn bị học lên, học suốt đời.

1.2.2. Đổi mới giáo dục trung học phổ thông

Quốc hội khoá X thông qua Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp

ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 14/2001/CT-TTgngày 11/6/2001 nêu rõ: “Khẩn trương thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục và giáo khoa phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục để nêu cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng, của hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung…Thực hiện đồng bộ đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học với việc đổi mới về cơ bản phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học”.

* Đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001- 2010 xác định cụ thể việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đối với giáo dục phổ thông: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện giảm tải, có cơ cấu chương trình hợp lý vừa đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khă năng tiếp thu của học sinh và tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực; quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khoẻ và thẩm mỹ cho học sinh”.

Cần phải chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh. Học sinh được học ít nhất một ngoại ngữ để thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Phổ cập kiến thức tin học cơ sở trong nhà trường, học sinh có khả năng truy cập và xử dụng thông tin trên mạng. Đặc biệt đối với cấp học trung học phổ thông phải thực hiện chương trình phân ban trên cơ sở đảm bảo kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

* Đổi mới về phương pháp giáo dục

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 xác định đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại hoá: “Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ

động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cã nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội”.

* Đổi mới sách giáo khoa

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 đưa ra giải pháp: Thực hiện chương trình sách giáo khoa mới đối với giáo dục phổ thông, lộ trình từ năm 2002 -2007 hoàn thành triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Triển khai chương trình, sách giáo khoa phân ban đối với cấp học THPT, gồm có ban A, ban C và ban cơ bản; lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói, chủ trương của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục trung học phổ thông là một nhiệm vụ rất năng nề đối với ngành giáo dục. Đòi hỏi toàn xã hội phải chăm lo, phát huy tích cực công tác xã hội hoá, đầu tư mọi nguồn lực để phát triển việc đổi mới giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng giữ vai trò chủ chốt quyết định thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo phổ thông.

2.2.3. Đổi mới về tư duy và cơ chế quản lý giáo dục

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 đưa ra giải pháp đổi mới quản lý giáo dục được xem là khâu “đột phá”. Đổi mới về cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; phân cấp mạnh mẽ, phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của địa phương, của cơ sở giáo dục…; xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người.. Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý. Phát triển Đảng, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm triệt để về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới quản lý giáo dục là “then chốt”, là khâu “đột phá”. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong lộ trình

đổi mới giáo dục phổ thông., đặc biệt là thực hiện chương trình phân ban cấp học trung học phổ thông. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngytrung học phổ thông sẽ giữ vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục trung học phổ thông.

1.3. Những Yêu cầu mới về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL trường THPT 1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL trường THPT

Đội ngũ CBQL trường THPT gồm có hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Nhiệm vụ và quyền hạn của họ được quy định cụ thể, minh bạch trong Điều lệ trường trung học.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng

Điều 17, Điều lệ trường trung học quy định hiệu trưởng trường có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tổ chức bộ máy nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;

- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

- Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành;

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường phổ thông được phân cấp rõ ràng. Kết quả hoạt động của nhà trường ở mọi lĩnh vực đều phụ thuộc vào năng lực tổ chức điều hành của hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người tổ chức, có tư cách pháp nhân, là chủ tài khoản, biết tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội về lĩnh vực mình quản lý.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng

Điều 17, Điều lệ trường trung học quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công;

- Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

- Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền;

- Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành;

Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng cũng được phân định cụ thể. Hoạt động quản lý của phó hiệu trưởng quyết định trực tiếp hiệu quả quản lý lĩnh vực được phân công, góp phần đắc lực hiệu quả quản lý chung của nhà trường.

1.3.2. Công tác quy hoạch tuyển chọn đội ngũ CBQL trường THPT

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “ Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Công tác quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng và có tính khoa học. Nó giúp cho việc bổ nhiệm CBQL được chủ động, có kế hoạch tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận có đủ năng lực, trình độ để đảm nhiệm công việc mới.

Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT là nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ, giúp các cấp quản lý có cách nhìn tổng thể và định ra hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển cán bộ trong thời gian ấn dịnh. Công tác này sớm phải được đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Chủ động lắm bắt tình hình đội ngũ, tránh nguy cơ đứt gãy, thiếu hụt đội ngũ, khơi dậy tiềm năng lớn lao của đội ngũ, duy trì sự ổn định và cân bằng đội ngũ CBQL.

Công tác quy hoạch luôn phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng, giao việc; có đánh giá nhận xét từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của đội ngũ. Trong quy hoạch cần thường xuyên được rà soát, bổ sung.

1.3.3. Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL là cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến hợp lý đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của cán bộ, giáo viên. Công tác bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc luân chuyển CBQL cần

phải căn cứ vào số lượng, chất lượng CBQL của từng trường THPT. Trên cơ sở đó điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ CBQL cho phù hợp với năng lực, trình độ quản lý của từng đối tượng. Luân chuyển CBQL nhằm sử dụng có hiệu quả, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, được rèn luyện, thử thách, chải nghiệm thực tiễn.

Công tác bổ nhiệm CBQL trường THPT phải đảm bảo nguyên tắc tuyển chọn được những người tiêu biểu, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng công việc mới; góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên trong nhà trường; đồng thời động viên , khuyến khích những người có năng lực và phẩm chất tốt tích cực phấn đấu, học tập, tu dưỡng trở thành cán bộ kế cận, dự nguồn; phải quán triệt nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công bằng.

Công tác bổ nhiệm, luân chuyển CBQL để bổ sung, điều tiết kịp thời, hợp lý giữa nơi thừa - thiếu cán bộ, phải đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc, đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo văn bản Nhà nước quy định.

1.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL

Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và

Một phần của tài liệu giải pháp đổi mới công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường thpt tỉnh hưng yên (Trang 30 - 115)