Biện pháp 1: Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng cơ khí - luyện kim thái nguyên trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 72 - 100)

a. Mục tiêu:

Muốn phát triển ĐNGV, trƣớc hết phải định hình đƣợc đội ngũ, vì vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ là nhằm tạo ra cơ sở, điều kiện đảm bảo cho ĐNGV nhà trƣờng phát triển ổn định, đáp ứng đƣợc các yêu cầu, nhiệm vụ trƣớc mắt và cả nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc lâu dài.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV còn giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực trong nhà trƣờng.

Mục tiêu của việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV còn nhằm bảo đảm cho đội ngũ phát triển về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý, chất lƣợng đƣợc củng cố và nâng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Về số lƣợng: Phải đảm bảo cân đối, đầy đủ số lƣợng giảng viên ở các bộ môn, khắc phục đƣợc tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, tình trạng một số giảng viên dạy vƣợt giờ tiêu chuẩn quá nhiều.

+ Về chất lƣợng: Tiến tới tất cả giảng viên đều đạt và vƣợt chuẩn, tăng số lƣợng giảng viên chính, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng nhƣ trong NCKH.

+ Về cơ cấu: Phải cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu các môn học, chuyên ngành đào tạo.

Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV cũng cần trú trọng tới vấn đề tuyển chọn và bổ xung đội ngũ. Nếu việc tuyển chọn, bổ xung đội ngũ không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tƣợng theo yêu cầu mà nhà trƣờng đang cần thì chỉ làm cho đội ngũ tăng thêm về số lƣợng, nhƣng chất lƣợng lại không đƣợc cải thiện, có khi còn bị giảm sút. Vì vậy, mục tiêu của việc tuyển chọn, bổ xung đội ngũ là nhằm làm cho đội ngũ đủ số lƣợng, nâng cao chất lƣợng cả về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, phải tạo đƣợc sự cân đối về cơ cấu trong từng bộ môn, thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính nhằm bảo đảm cho những yêu cầu trƣớc mặt và lâu dài cho sự phát triển của nhà trƣờng.

b. Nội dung và phƣơng hƣớng thực hiện:

Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim là biện pháp cần thiết phải tiến hành trƣớc hết nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý nguồn nhân lực trong điều kiện nhà trƣờng hiện tại cũng nhƣ định hƣớng phát triển, nâng cấp nhà trƣờng trong những năm tới. Chính vì vậy, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV cần đƣợc tiến hành nhƣ: Xác định quy mô, ngành nghề đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực, phân tích hiện trạng đội ngũ…Từ đó, xác định nhu cầu cần bổ xung, chuyển đổi và tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lƣợng. Công việc cụ thể đƣợc tiến hành theo các nội dung nhƣ:

1. Về số lƣợng: Phải xây dựng đƣợc một quy hoạch tổng thể ĐNGV của nhà trƣờng trong từng giai đoạn, vì đây là lực lƣợng nòng cốt quyết định đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng. Trong quá trình quy hoạch phải luôn chú ý đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính cân đối, hợp lý của đội ngũ, vừa phải đảm bảo thực hiện đƣợc nhiệm vụ giảng dạy trƣớc mắt, vừa phải đảm bảo đƣợc nhiệm vụ giảng dạy lâu dài, đáp ứng đủ số lƣợng giảng viên cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trƣờng. Việc quy hoạch ĐNGV cũng cần đặt ra mục tiêu cụ thể trong từng thời gian, giai đoạn nhất định. Nghĩa là quy hoạch phải phù hợp với quy mô về số lƣợng HSSV, quy mô ngành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ.

Để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV, trƣớc hết cán bộ quản lý nhà trƣờng cần phải có một tầm nhìn chiến lƣợc, có những dự đoán, dự báo chính xác với xu thế phát triển và cũng cần đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý cũng nhƣ cung cấp cho họ những phƣơng pháp nghiên cứu một cách khoa học.

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, dự báo xu thế phát triển nhà trƣờng để từ đó xây dựng một kế hoạch mang tính chiến lƣợc nhằm phát triển ĐNGV một cách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Căn cứ vào các chỉ tiêu biên chế đƣợc giao hàng năm và số lƣợng giảng viên hiện có để từ đó xác định số lƣợng giảng viên cần phải bổ xung, xác định nguồn tuyển chọn. ĐNGV có thể đƣợc bổ xung từ nhiều nguồn:

* Một là: Chọn những giảng viên đạt chuẩn từ nơi khác có nhu cầu chuyển công tác về trƣờng.

* Hai là: Tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trƣờng đại học phù hợp với ngành nghề theo mục tiêu đào tạo để tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng thành giảng viên theo quy định của luật giáo dục.

* Ba là: Sàng lọc, lựa chọn những sinh viên ƣu tú trong các lớp HSSV đang tham gia học tập tại trƣờng, có nguyện vọng ở lại trƣờng để đƣa đi đào tạo bổ xung cho ĐNGV…

Trong tuyển chọn giảng viên, cần phải tuân theo những quy định về chế độ tuyển dụng, đồng thời cũng cần công khai những tiêu chuẩn tuyển dụng một cách rõ ràng, rộng rãi. Khi thành lập Hội đồng tuyển dụng phải dựa vào hƣớng dẫn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông tƣ số 18/1998/TTLT-BGD-ĐT-BTC/CP, phải thử tay nghề và hợp đồng lao động có thời hạn trƣớc khi tuyển dụng chính thức. Đối tƣợng tuyển dụng đƣợc ƣu tiên là những ngƣời thuộc diện chính sách, là con, em của cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng, song vẫn phải lấy tiêu chuẩn chất lƣợng làm mục tiêu hàng đầu.

Căn cứ vào định hƣớng phát triển quy mô đào tạo của nhà trƣờng, dựa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV để xác định các nhu cầu tuyển dụng, tránh mọi biểu hiện tiêu cực trong tuyển dụng để dẫn đến chọn ngƣời không đủ năng lực và trình độ.

Để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trƣờng và khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhƣ hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ, giảng viên cần phải đƣợc tiến hành song song với việc sàng lọc và lựa chọn. Trong quá trình giảng dạy, nếu xét thấy có giảng viên không đáp ứng đƣợc yêu cầu, giảng dạy không đạt hiệu quả thì tạo điều kiện cho họ đi đào tạo lại hoặc chuyển sang môi trƣờng công tác khác phù hợp hơn. Đối với những giảng viên có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn yếu, không chịu cố gắng học tập, rèn luyện để vƣơn lên; nhà trƣờng đã nhiều lần nhắc nhở mà không chuyển biến thì cần có biện pháp xử lý kiên quyết theo các chế độ quy định hiện hành. Có nhƣ vậy mới tạo ra tác dụng tích cực nhằm kích thích, thúc đẩy ĐNGV của nhà trƣờng phấn đấu vƣơn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lƣợng ĐNGV nhà trƣờng ngày càng đƣợc củng cố.

2. Về cơ cấu: Trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trƣờng cần phải đảm bảo sự cân đối, hợp lý về cơ cấu giữa các khoa, các môn học, các chuyên ngành đào tạo.

Việc cải thiện cơ cấu ĐNGV phải bắt đầu từ từng bộ môn, từng khoa; đặc biệt chú ý đến những bộ môn chƣa có giảng viên đầu ngành, những bộ môn có nhiều giảng viên mới vào nghề, những bộ môn có nhiều giảng viên tuổi đã cao, nhiều cán bộ quản lý kiêm nghiệm giảng dạy…

Ở những bộ phận có cơ cấu chƣa hợp lý thì việc điều động nội bộ, tiếp nhận thêm giảng viên phải luôn chú ý đến vấn đề cơ cấu nhƣ: Tuổi đời, tuổi nghề, thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phần dân tộc, giới tính, trình độ chuyên môn… ngăn ngừa nguy cơ làm mất cân đối về cơ cấu nhân sự.

Song song với việc giải quyết đủ số lƣợng giảng viên, nhà trƣờng cần tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng giảng viên có trình độ cao nhƣ thạc sỹ, tiến sỹ, giảng viên đầu ngành ở tất cả các bộ môn. Việc bồi dƣỡng giảng viên không thể tuỳ tiện mà nhất thiết phải dựa trên cơ sở quy hoạch, có nhƣ vậy mới xây dựng đƣợc một cơ cấu hợp lý cho đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên hàng năm phải theo một lộ trình, kế hoạch nhất định, tránh tình trạng đƣa đi đào tạo ồ ạt, tập trung quá nhiều vào một đơn vị, một thời điểm, khó khăn cho việc bố trí giảng dạy ở các khoa.

3.Về chất lƣợng: Chất lƣợng ĐNGV nhà trƣờng đƣợc thể hiện trên các mặt: Phẩm chất, trình độ, năng lực. Vì vậy trong công tác quy hoạch phát triển ĐNGV cần phải quan tâm đầy đủ các mặt nêu trên; đặc biệt là trình độ chuyên môn của ĐNGV phải đƣợc quan tâm hàng đầu, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ sƣ phạm nhà trƣờng có thể tiến hành bằng nhiều cách:

+ Cử giảng viên đi học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nƣớc, việc cử đi học phải có sự chọn lọc ngay từ đầu theo đúng quy hoạch để đào tạo đƣợc những giảng viên giỏi thật sự, tránh hiện tƣợng trình độ không tƣơng xứng với năng lực chuyên môn.

+ Công tác đào tạo, bồi dƣỡng và tuyển chọn bổ xung ĐNGV nhà trƣờng cần thực hiện theo một quy trình nhất định, căn cứ vào các tiêu chuẩn nhất định nhất là tiêu chuẩn chuyên môn và phải tiến hành theo kế hoạch.

+ Các kế hoạch tổ chức nhân sự về ĐNGV phải đƣợc lập từ cơ sở các tổ chuyên môn, các khoa, phòng; sau đó đề xuất phƣơng án trình Đảng uỷ và BGH nhà trƣờng thông qua thành văn bản để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

+ Trong tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng ĐNGV cần tiến hành nhất quản các quan điểm chỉ đạo, đồng bộ các biện pháp và có sự kiểm tra, đánh giá qua sơ kết định kỳ để kịp thời điều chỉnh, bổ xung trong kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại: Việc tiến hành quy hoạch ĐNGV là nhằm làm cơ sở, là điều kịên đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển ĐNGV có đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, trình độ và năng lực đƣợc nâng cao đáp ứng đƣợc yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Để làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV thì cần phải: + Căn cứ vào các chủ trƣơng định hƣớng, chỉ đạo của các cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên và vào mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trƣờng trong hiện tại và sự phát triển trong tƣơng lai.

+ Về chế độ, chính sách: Nhà trƣờng cần cụ thể hoá một số chính sách nhằm thu hút ngƣời tài về tham gia giảng dạy để bổ xung cho đội ngũ, mặt khác đƣa ra một số lợi ích ƣu đãi về vật chất nhằm khuyến khích, động viên ĐNGV tham gia học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Quá trình lập quy hoạch cũng nhƣ trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV phải luôn có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng uỷ, BGH nhà trƣờng, của các đơn vị trong toàn trƣờng.

3.3.2. Biện pháp 2: Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV.

a. Mục tiêu:

Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV phải thực sự có tác dụng thiết thực, phục vụ tích cực cho việc nâng cao chất lƣợng công tác giảng dạy và NCKH trong nhà trƣờng. Mặt khác đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ.

Việc bồi dƣỡng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chung cho ĐNGV, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sƣ phạm, khả năng NCKH và tham gia các hoạt động khác trong nhà trƣờng. Khắc phục tình trạng trình độ ĐNGV có phát triển nhƣng năng lực không đƣợc nâng lên tƣơng ứng.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV phải gắn liền với công tác NCKH, coi đây là 2 nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời nhau để cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hƣớng tới mục đích là nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn của ĐNGV nhà trƣờng, đẩy mạnh công tác NCKH còn có nghĩa là nhà trƣờng đã biết tạo động lực bên trong để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nội dung đề tài NCKH cần tập trung vào vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, giáo dục HSSV. Đình hƣớng đề tài nghiên cứu phải thiết thực, giải quyết đƣợc các vấn đề thực tiễn đặt ra tại nhà trƣờng và xã hội.

b. Nội dung:

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của Trƣờng cao đẳng Cơ khí - Luyện kim, công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV của nhà trƣờng một mặt phải đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ. Mặt khác cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ trên chuẩn nhằm xây dựng lực lƣợng giảng viên đầu đàn cho các bộ môn, các chuyên ngành đào tạo, nâng dần số lƣợng giảng viên có trình độ sau đại học ở các khoa theo quy định của nhà trƣờng.

Do đặc điểm của Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đang trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế hệ nên ĐNGV còn nhiều hẫng hụt về trình độ và năng lực chuyên môn, nhu cầu bồi dƣỡng cho ĐNGV trong những năm trƣớc mắt là rất lớn, mặt khác còn phải thƣờng xuyên đào tạo lại, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức mới để đáp ứng những yêu cầu mới trong từng giai đoạn phát triển của nhà trƣờng. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV đƣợc xác định bao gồm:

1. Bồi dƣỡng về chính trị, tƣ tƣởng

+ Nâng cao trình độ lý luận chính trị;

+ Quan điểm, lập trƣờng giai cấp theo định hƣớng chính trị của Đảng.

2. Bồi dƣỡng về chuyên môn

+ Nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hoá;

+ Cập nhật những kiến thức liên quan đến chuyên môn: Ngoại ngữ, tin học…

3. Bồi dƣỡng về nghiệp vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kỹ năng tổ chức quản lý, công tác chủ nhiệm, giáo dục chính trị, đạo đức cho HSSV.

4. Bồi dƣỡng kỹ năng NCKH

+ Phƣơng pháp luận NCKH, tổ chức tiến hành các đề tài NCKH; + Nâng cao năng lực tổ chức hội thảo, thảo luận các chuyên đề; + Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể.

Để có thể thực hiện nội dung bồi dƣỡng nâng cao trình độ, cần tiến hành các hoạt động bồi dƣỡng theo kế hoạch, đồng thời với việc tự bồi dƣỡng của mỗi cá nhân để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ và năng lực cho ĐNGV.

c. Phƣơng hƣớng thực hiện:

Do trình độ ĐNGV nhà trƣờng còn thấp so với quy mô và tầm phát triển của nhà trƣờng trong những năm tới. Nên để có thể nhanh chóng nâng cao chất lƣợng đội ngũ, nhà trƣờng cần phải tiến hành công tác đào tạo, bồi dƣỡng theo kế hoạch và kể cả các hình thức động viên sự tự học, tự bồi dƣỡng trong ĐNGV nhƣ:

1. Phân công giảng viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dƣỡng tập trung, tại chức với các nội dung phù hợp. Để làm tốt công tác này, các khoa, tổ bộ môn cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm; kế hoạch cần xác định rõ nội dung bồi dƣỡng, hình thức bồi dƣỡng, thời gian bồi dƣỡng, đối tƣợng bồi dƣỡng.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng cơ khí - luyện kim thái nguyên trong giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 72 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)