- Mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2013
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
* Cần hoàn thiện văn bản pháp luật về tài sản thế chấp.
- Việc hoàn thiện này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tạo ra sự an toàn cho hệ thống tiền tệ. Thực tế cho thấy khi tài sản đem đi thế chấp để vay nợ là hợp pháp, nhưng sau một thời gian do sự thay đổi trong các quy định của Nhà Nước thì nó lại trở thành không hợp pháp.
- Không những việc xác định tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mà hiện nay việc xử lý tài sản thế chấp cũng gặp rất nhiều rắc rối. Tất cả cho thấy cần phải hoàn thiện tốt hơn luật thế chấp và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm tài sản thế chấp. Mặt khác cần thực hiện tốt quyết định số 149/2001/QĐ- TT trong việc thanh lý các tài sản thế chấp của doanh nghiệp, tư nhân có nợ quá hạn không trả được.
* Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với Ngân hàng Nông nghiệp.
- Mục tiêu quan trọng của Ngân hàng Nhà nước là ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng và hệ thống các Tổ chức tín dụng. Hiện nay xu thế phát triển nền kinh tế theo hướng khu vực hoá, quốc tế hoá, cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hệ thống Ngân hàng cũng phát triển rất mạnh. Các hoạt động của Ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú nên nhiều khi Ngân hàng cũng không thể tự kiểm soát hết được các hoạt động của mình, do đó thông qua các hoạt động thanh tra, giám sát mới có thể giúp cho Ngân hàng kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh hoạt động của mình và sẽ phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra, bảo vệ an toàn hoạt động của Ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng thanh tra Ngân hàng thường chỉ tiến hành kiểm tra, thanh tra các sự việc đã rồi, nên việc kiểm tra tại chỗ chỉ có thể giảm bớt các tổn thất chứ không có biện pháp giám sát từ xa để ngăn ngừa các tổn thất. Những năm gần đây công tác kiểm tra từ xa đã được quan tâm chú trọng ở các cấp Trung ương nhưng ở cấp điạ phương chỉ mang tính chiếu lệ nhiều hơn chứ chưa thực sự tích cực trong việc hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro, tổn thất xảy ra cho các Tổ chức tín dụng. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra giám sát đối với các Ngân hàng thương mại bằng cách chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện một số tiêu chuẩn nhất định tạo điều kiện thực hiện giám sát từ xa có hiệu quả như: Chế độ thông tin báo cáo, chế độ kiểm soát nội bộ...Thường xuyên phân tích nhận định tình hình đặc biệt khi trong nước và khu vực có những biến động kinh tế tài chính lớn nhằm thực hiện thanh tra các Ngân hàng thương mại thuộc diện đáng ngờ. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của hệ thống CIC – Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng để khắc phục tình trạng thiếu thông tin tín dụng, góp phần tích cực vào việc hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng thương mại.
* Phát huy vai trò đầu mối trung tâm của Ngân hàng Nhà Nước.
- Ngân hàng Nhà nước cần phát huy vai trò là đầu mối trung tâm thực hiện quy chế đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Phát huy vai trò đầu mối trung tâm của NHNN, căn cứ khung lãi suất trần đã được thoả thuận giữa các Ngân hàng Thương mại tại Hội nghị Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam ngày 21/2/2005, Ngân hàng Nhà nước cần giám sát việc thực hiện ở các Ngân hàng thương mại để tạo sự bình ổn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, các doanh
nghiệp và dân cư trên địa bàn.
- Xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới sẽ khiến Ngân hàng nhà nước dần dần tránh can thiệp quá cứng nhắc vào tỷ giá hối đoái và để cung cầu thị trường quyết định mức lãi suất này, nhưng do hiện nay hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam vẫn còn yếu kém nên Ngân hàng Nhà nước cần phải tác động tới tỷ giá hối đoái để không có sự thay đổi quá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.
3.4.3. Đối với NHNo&PTNT Quảng Xương
* Tập trung quyền phán quyết
Là biện pháp hạn chế lạm dụng quyền lực của các cấp chính quyền đối với chi nhánh Ngân hàng. Các chi nhánh Ngân hàng tại địa phương có khó khăn là hoạt động trên địa bàn, chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương sở tại nên phần nào cũng chịu ảnh hưởng chi phối nhất định của lãnh đạo chính quyền, gây áp lực cho cán bộ thực hiện những chỉ thị ngầm mà cán bộ Ngân hàng không thể không chấp thuận phục vụ cho mục đích cá nhân lãnh đạo hoặc cho địa phương làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên chính quyền Tỉnh có thể ra chỉ thị với chi nhánh Ngân hàng hoặc nếu Ngân hàng có những quy định, chế tài chặt chẽ về đối tượng và giá trị tài trợ cho vay…sẽ phần nào hạn chế tác động của chính quyền lên Ngân hàng. Biện pháp này cũng hạn chế động cơ xấu của các cán bộ Ngân hàng khi cho vay nhằm mưu lợi cá nhân.
* Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, kết nối nội bộ phục vụ Quản lý rủi ro
NHNo&PTNT Quảng Xương cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại phòng TDTT của NHNo&PTNT Quảng Xương, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ (LAN). Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các Ngân hàng như hiện nay thì NHNo&PTNT Quảng Xương có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế. NHNo&PTNT Quảng Xương cần nhanh chóng cải tiến công nghệ thông tin vì
trong xu thế phát triển cạnh tranh như hiện nay, các NHTM khác đang áp dụng và phát triển các công nghệ mới rất nhanh và hiện đại, nếu NHNo&PTNT Quảng Xương không cập nhật kịp thời sẽ dễ bị lạc hậu và mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.
* Ban hành chế độ lao động rõ ràng cụ thể đối với cán bộ tín dụng
Do tính phức tạp của công tác cho vay, NHNo&PTNT Quảng Xương cần nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ làm việc trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, điều kiện làm việc, phúc lợi…NHNo&PTNT Quảng Xương cần có chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng đồng thời khuyến khích học tập, khen thưởng trong công việc, nâng cao ý thức đạo đức phẩm chất cho cán bộ. Những chính sách như vậy có thực hiện mới đảm bảo được chất lượng cho vay của Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày của con người, nó là những tình huống bất trắc xảy ra mà người ta không lường hết được dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng thì nguy cơ không thu được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là luôn tồn tại. Để có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng thì, mỗi cán bộ tín dụng cần phải quán triệt và thực hiện đúng những chủ trương, chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng; thực hiện đúng và đầy đủ quy trình nghiệp vụ tín dụng; thường xuyên
nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức.
Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về rủi ro tín dụng và qua quá trình tìm hiểu hoạt động tín dụng cũng như thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương, cũng những phân tích về diễn biến hoạt động tín dụng trong những năm gần đây, bài báo cáo đã đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hạn chế phần nào rủi ro tín dụng.
Để có thể giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội thì cần phải hiểu được nguyên nhân của nó để từ đó có những giải pháp, biện pháp giải quyết thích hợp. Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành được đề tài, nhưng vì trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Do đó, tôi rất mong được sự quan tâm và góp ý của qúy thầy cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phan Thị Cúc (chủ biên), Giáo trình Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Xương năn 2010, 2011, 2012
3. web: http://www.vib.com.vn
4. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng , NXB Thống kê
6. Nguyễn Hữu Đương, Thông tin tín dụng trong QTRRTD tại các NHTMVN, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng
7. Nguyễn Đắc Hưng, Lý Thành Tiến, Một số giải pháp về QLRRTD ở nước ta, tạp chí ngân hàng