Giải pháp cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 31 - 38)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ.

4. Giải pháp cổ phần hoá.

4.1. Sự cần thiết phải cổ phần, đường lối chỉ đạo

* Sự cần thiết

Cổ phần hoá DNNN là xu thế chủ đạo trong quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN và còn gây nhiều tranh cãi bất đồng quan điểm.Vì vậy phần này sẽ đi sâu vào vấn đề này. Có thể đưa ra nhiều lý do cho thấy cổ phần hoá các DNNN là tất yếu song ở đây chỉ xin nêu tóm tắt và khái quát :

- Đây là chủ trương sắp xếp và cải cách doanh nghiệp, làm giảm gánh nặng cho Nhà nước, tạo sự năng động cho DNNN, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

- Đáp ứng đòi hởi của kinh tế thị trường. Trả các doanh nghiệp về đúng vị trí của nó, phát huy tối đa khả năng, giải quyết thích đáng về lợi ích thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

* Đường lối chỉ đạo

Mục tiêu cổ phần hoá DNNN là nhằm : tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không được biến thành tư nhân hoá DNNN.

4.2. Giải pháp

Về vấn đề cổ phần hoá DNNN, Nghị quyết TW3 của ban chấp hành TW Đảng đã có những chỉ dẫn cụ thể sau :

Đối tượng cổ phần hoá là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào trực trạng kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển DNNN và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước hiện có thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức tháp, hoặc Nhà nước không giữ cổ phần.

Hình thức cổ phần hoá bao gồm : giữ nguyên giá trị koanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông; cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

Trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì không được gây khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.

Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Có quy định để gười lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định . Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để gắn bó người lao động với doanh nghiệp; dành một tỷ lệ cổ phần thích hợp bán ra ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của người lao động, người lao động được hưởng lãi nhưng không được rút cổ phần này khỏi doanh nghiệp. Mở rộng việc bán cổ phần của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông,lâm, thuỷ sản cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu. Có chính sách khuyên

khích doanh nghiệp cổ phần hoá sử dụng nhiều lao động và có quy định cho phép chuyển nợ thành vốn góp cổ phần.

Sửa đổi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng gắn với thị trường; nghiên cứu đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, thí điểm đấu thầu bán cổ phiếu và bán cổ phiếu qua các định chế tài chính trung gian.

Nhà đầu tư được mua cổ phần lần đầu đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo đúng quy định của

Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước

ngoài được mua cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hoá với số lượng cổ phần có tổng giá trị không quá 30% vốn điều lệ của công ty cổ phần. Khuyến khích nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, tiền vốn mua cổ phần. Số tiền thu được từ bán cổ phần dùng để thực hiện chính sách đối với người lao động và để Nhà nưóc tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, không được đưa và ngân sách để chi thướng xuyên.

Nhà nước ban hành có chế, chính sách phù hợp đối với doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần. Sửa đổi chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng ưu đãi hơn đối với những doanh nghiệp khi cổ phần hoá có khó khăn.

Chỉ đạo chặt chẽ DNNN đầu tư một phần vốn để lập mới công ty cổ phần ở những lĩnh vực cần thiết.

5. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh 5.1. Tại sao phải nâng cao sức cạnh tranh.

Hiện nay, trên thế giới xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế trên. Thực tiễn đang đặt các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng ngày càng phải tăng cường nội lực chủ động tham ra hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của sản xuất quốc tế nhờ tăng cường chuyên môn hoá đạt được quy mô kinh tế tối ưu, tăng cường cạnh tranh và kích thích đầu tư. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế đem lại cho chúng ta nhiều thuận lợi như tranh thủ được công nghê tiên tiến, mở rộng thị trường khuyến khích đầu tư, v.v.. Tuy nhiên hội nhập kinh tế cũng đặt ra hàng loạt thử thách như cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, các nước đang, chậm phát triển (như Việt Nam) sẽ có ít cơ hội để bảo vệ các ngành kinh tế non trẻ của mình. Một thực trạng không thể phủ nhận trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và DNNN nói riêng là sức cạnh tranh kém. Để có thể hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế quốc tế không có yêu cầu thiết thân nào hơn là phải nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Đảng ta chủ trương phải chủ động hội nhập quốc tế và khu vực trên

tinh thần phát huy tối đa nội lực, từ đó ngày càng nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ, định hướng XHCN.

Nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh. Điều này đảm bảo cho các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhưng cũng đặt các DNNN trước một thách thức lớn. Nhiều năm liền quen với cung cách làm ăn bao cấp nay phải bắt đầu thích nghi với cơ chế mới. Song chúng ta không còn cách nào hơn là phải tự cải tổ, tích cực phát huy nội lực để đổi mới. Nâng cao sức cạnh tranh không chỉ là yêu cầu sống còn với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, mà còn yêu cầu của việc phát huy vai trò chủ đạo của KTNN và quyết định sự tồn tại định hướng XHCN. Yêu cầu này đặt ra cấp bách hàng ngày hàng giờ với các doanh nghiệp.

5.2. Nguyên nhân của sức cạnh tranh kém của KTNN

* Về chủ quan

Thực trạng yếu kém của DNNN thể hiện ở: công nghệ vừa thiếu vừa lạc hậu; trình độ chuyên môn trình độ nghiệp vụ quản lý còn yếu; năng suất lao động thấp; chất lượng sản phẩm chưa cao và giá thành sản phẩm chưa hợp lý; thị trường đầu ra chưa ổn định thiếu bền vững.

Tàn dư của chế độ quản lý quan liêu bao cấp còn hết sức nặng nề. Nó ảnh hưởng rất lớn tới tác phong lao động, kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là DNNN. Lối làm ăn buông thả, thua lỗ phó mặc cho nhà nước là một cản trở rất lớn cho quá trình phát triển.

* Về mặt khách quan

Có thể chỉ ra rằng, đó là do hậu quả của hai cuộc chiến tranh còn tác động rất nặng nề lên các mặt của đời sống. Phải lo giành, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta đã mất đi nhiều thời gian quý báu để xây dựng đất nước. Chúng ta là một nước đi sau về kinh nghiệm còn thua kém nhiều nước là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng việc không ngừng học hỏi, phát huy tinh thần tự lực tự cường phát triển đất nước.

5.3. Giải pháp

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp, người viết nghĩ cần thực hiện hệ thống các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Một số giải pháp chính có thể áp dụng là :

Thứ nhất phải tạp lập môi trường thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng. Một số chính sách kinh tế của ta còn thiếu tính rõ ràng và hệ thông pháp luật

hay thay đổi, do vậy cần hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế theo hướng minh bạch, ổn định, phù hợp dần với thông lệ khu vực và quốc tế, đồng thời chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện tránh tình trạng “trên thông, giữa thắt, dưới bóp” nhằm tạo môi trường cho tự do kinh doanh trên một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trước hết, phải kiên quyết chống lạm dụng độc quyền và bán phá giá. Chính sách lãi suất, tỉ giá hối đoái, chính sách giá, chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế…phải bình đẳng. Cần tách biệt giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội theo hướng nhà nước dùng các công cụ kinh tế là chủ yếu để điều tiết kinh tế, thu nhập từ đó phục vụ cho chính sách xã hội của Nhà nước …

Thứ hai, xoá bỏ sự mặc cảm của xã hội và sự kỳ thị của một số công chức trong bộ máy công quyền đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Một số nhà hoạch định chính sách cũng như triển khai thực hiện vẫn còn nhìn phiến diện đối các doanh nghiệp dân doanh. Trên thực tế các DNNN vẫn có nhưng ưu thế hơn hẳn về đất đai và tín dụng… so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thời gian tới , cần xác định rõ doanh nghiệp công ích và các sản phẩm, dịch vụ công ích để có cơ chế hoạt động, quản lý riêng. Tiến tới các doanh nghiệp kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều hoạt động theo một luật chung nhằm phát huy triệt để lợi thế so sánh và nội lực của mỗi thành phần kinh tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là thách thức nhưng cũng là yếu tố thúc đẩy các DNNN ngày càng vươn lên khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường sôi động. Các DNNN phải làm điển hình về sản xuất kinh doanh, trong cạnh tranh, làm ăn quốc tế.

Xây dựng cơ chế kinh tế hợp lý theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của quốc gia, đi đôi với đổi mới và hoàn thiện cớ chế quản lí kinh tế theo cơ chế thị trường. Đồng thời tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước bằng các công cụ kinh tế nhằm phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực của cơ chế thị trường để tiến tới hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Thứ ba, cần tiếp tục đẩy nhanh thực hiện vững chắc việc cổ phần hoá một bộ phận DNNN, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và tiến hành cải tổ hợp nhất sáp nhập các doanh nghiệp nhằm nâng cac hiệu quả hoạt động của chúng và giảm thâm hụt của ngân sách Nhà nước. DNNN tập trung chủ yếu vào những ngành (lĩnh vực) then chốt, đòi hỏi hàm lượng vốn và kỹ thuật công nghệ cao, có tính chất dẫn dắt, mở đường, cho nền kinh tế phát triển. Các DNNN cần cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện cân đối chính sách phân phối, giảm các khoản nợ dây dưa, thu và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả; đẩy nhanh sự phát triển hiệu quả của thị trường chứng khoán.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế nói chung và DNNN nói riêng. Mười lăm năm đổi mới, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý … của người lao động đã được nâng lên một bước, song vẫn còn rất hạn chế, chưa ngang tầm với đòi hỏi của phát triển nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. Theo bộ tài chính thì ngay đội ngũ giám đốc các DNNN (năm 2000) có tới 67% không biết đọc bản báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, vậy làm sao để họ có thể quản lý và sử dụng đồng vốn có hiệu quả được; hơn nữa đa số lại được đào tạo từ thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp nên không ít giám đốc vẫn còn tư tưởng dựa dẫm vào “bầu sữa “ của nNà nước. Vậy, cần phải cải tiến quy trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm giám đốc DNNN, cần xác định rằng giám đốc doanh nghiệp không chỉ là một chức, mà còn là một nghề phải có trình độ chuyên môn sâu và năng lực tổ chức tốt.

Cùng với việc đổi mới hệ thống giáo dục-đào tạo và với chính sách hỗ trợ tích cực cho đào tạo nguồn nhân lực của Nhà nước, các DNNN cần phải có chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động, làm cho việc học tập, nhất là tự học là công việc suốt đời của mọi người để có tri thức thực sự mà trước hết phải làm chủ được công việc thuộc lĩnh vực công tác được giao.

Các Mác đã chỉ ra rằng con người là nhân tố đông nhất, cách mạng nhất trong lực lưọng sản xuất và suy cho cùng mọi thành công hay thất bại đều do con người tạo ra. Hiện nay, Các nhà kinh tế hàng đầu thế giới cũng đánh giá cao nhân tố con người, trên cơ sở nghiên cứu về mọi loại hình doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giáo sư Cô- pen –man, giảng dạy ở trường quản lý kinh doanh Newyork, đã kết luận sự thành công của mọi loại hình doanh nghiệp dựa trên ba yếu tố chính là : 1/ Sự thoả mãn của người lao động trong doanh nghiệp về vật chất, tinh thần như tiền lương và nhu cầu phát triển nghề nghiệp; 2/ Sự thoả mãn của khách hàng khi mua hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệ; 3/ Hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Mô hình quản lý này được đánh giá ở các nước phát triển, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng vào quản lý và mang lại hiệu quả thiết thực. Theo họ, khi doanh nghiệp đối xử với người lao động như thế nào thì người lao động sẽ đối sử với khách hàng như vậy. Do đó, công tác quản trị nhân sự của DNNN có tốt thì mới thu hút được nhân tài, người lao động mới tận tâm, tận lực với doanh nghiệp của mình. Nó là động lực bên trong sức mạnh nội lực thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, DNNN phải xây dựng dược chiến lược sản xuất – kinh doanh thích hợp như : chiến lược phát triển khoa học - công nghệ, chiến lược mặy hàng chiến lược môi trường… trong điều kiện có sự cạnh tranh của các đối thủ khác trên thương trường. Từ đó có ảnh hưởng đầu tư chiều sâu đổi mới

công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hoá một cách tối ưu, tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm…

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư khoa học - công nghệ, tại điều 38, Luật Khoa học và Công nghệ đã được kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá X

Một phần của tài liệu Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w