Đổi mới các phương pháp tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ.

3. Đổi mới các phương pháp tổ chức thực hiện

Từ thực tiễn cải cách DNNN ở các địa phương, bài viết xin đưa một số kinh nghiệm về phương pháp thực hiện trong thực tiễn đã áp dụng và đem lại hiệu quả :

- Khi tiến hành sắp xếp phải quán triệt đầy đủ chủ trương của TW, cộng với đó là sự quyết tâm của cấp uỷ và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện sắp xếp và cổ phần hoá DNNN. Thực tế, ở một số nơi như : thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Thanh Hoá,… cho thấy sau khi quán triệt đầy đủ, nhất trí cao và có quyết tâm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới và sắp xếp DNNN, các cơ quan Đảng và Nhà

nước của địa phương đã ban hành những văn bản cụ thể chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Tỉnh đề ra yêu cầu là phải làm cho các cấp, các ngành từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân viên phải thực sự chuyển biến nhận thức về vị trí, ý nghĩa, nội dung cuả kinh tế nhà nước; đánh giá đúng thực trạng doanh nghiệp nhà nước để từ đó phân loại và có cách sử lý đúng đối với từng loại. Đồng thời cần kiểm tra các doanh nghiệp đã và đang sắp xếp và cổ phần hoá để rút ra kinh nghiệm chỉ đạo chung.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các bộ phận chức năng hướng dẫn cụ thể cách làm cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Thí dụ, Nam Định đã đưa ra mục tiêu cụ thể rõ ràng là thông qua sắp xếp, trong đó chủ yếu là cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu mà làm cho DNNN mạnh lên cả về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất nâng hiệu quả kinh tế và góp phần ổn định chính trị và xã hội. Đồng thời việc thực hiện phải khẩn trương, tích cực nhưng phải vững chắc, không nóng vội, kiên trì và kiên quyết, vừa giáo dục vừa thuyết phục, vừa áp dụng biện pháp hành chính, đảm bảo ổn định để phát triển và phát triển trong thế ổn định.

Ngược lại, ở một số bộ, ngành, địa phương, do chưa nhận thức đúng và thống nhất về vị trí và vai trò của DNNN trong giai đoạn hiện nay, chưa quán triệt đầy đủ chủ trương sắp xếp và đổi mới DNNN nên kết quả còn rất hạn chế.

Hai là, công tác tổ chức học tập, tuyên truyền, giải thích, vận động thực hiẹn chủ trương chính sách sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước được coi trọng ngay từ đầu và suốt trong quá trình tổ chức thực hiện phương án. Các cấp uỷ Đảng, Liên đoàn lao động, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ đã tổ chức học tập và giới thiệu các văn bản của nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương đã bám sát chủ đề này để tuyên truyền, giải thích, vận động, biểu dương. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở đến từng doanh nghiệp để giảng giải về cơ chế chính sách và giới thiệu kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá, về sự thay đổi tác phong người thợ làm công ăn lương sang người chủ thực sự có cổ phần trong công ty để cán bộ doanh nghiệp và công nhân yên tâm và quyết tâm đi vào cổ phần hoá .

Ba là, khi xây dựng phương án tổ chức thực hiện phương án sắp xếp đổi mới DNNN phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ từ cơ sở cho đến các sở, ngành, huyện, huyện thành phố, tỉnh . Việc phát huy dân chủ sẽ tạo ra sự thống nhất giữa cấp dưới và cấp trên, phát huy được trí tuệ tập thể người lao động trong doanh nghiệp cho việc đổi mới chính doanh nghiệp họ.

Sau khi được phổ biến quán triệt chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, các doanh nghiệp, sở chuyên ngành phải tự mình phân tích,

đánh giá tình hình, tự phân loại và xếp hạng loại. Chỉ sau đó Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh mới tiến hành tổng hợp. Trước khi trình uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh đã tiến hành các cuộc hội thảo tranh thủ sự đóng góp của các ngành các cấp để hoàn chỉnh phương án. Sau khi uỷ ban nhân dân tỉnh cho ý kiến, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh một lần nữa hoàn chỉnh lại phương án và trình ban thường vụ tỉnh uỷ phê duyệt. Thực tế một số doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá ở Nam Định, Hà Nội, cho thấy do có sự bàn bạc thống nhất với tập thể cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp nên quá trình tiến hành đã diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, những vướng mắc phát sinh đều được xử lý tốt và kịp thời. Ở Tuyên Quang có doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá chỉ trong 78 ngày.

Đồng thời với việc tuân thủ nguyên tắc dân chủ, phải thực hiện tập trung. Những vấn đề còn ý kiến khác nhau, nhất là khi xác địng giá trị DNNN để cổ phần hoá thì chủ tịch tỉnh sẽ là người quyết định cuối cùng. DNNN là do nhà nước đầu tư thành lập, phục vụ cho mục tiêu chiến lược của Nhà nước, do đó việc sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN là do Nhà nước (gồm cả trung ương và địa phương) quyết định. Trong nhiều địa phưong, một số giám đốc không thực hiện kế hoạch đã giao thì người quyết định thành lập doanh nghiệp sẽ bãi miễn giám đốc và cử người khác lên thay.

Bốn là, thực hiện đúng chính sách và giải quyết việc làm đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hoá, để người lao động yên tâm phấn khởi. Quyền lợi ưu đãi, công nhân nghèo mua cổ phần trả chậm đã được công khai, thảo luận dân chủ. Nguồn vốn chủ yếu để giải quyết quyền lợi cho số lao động dôi dư này là quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN và một phần ngân sách của tỉnh.

Năm là, tính sáng tạo và phát huy tối đa sáng kiến của địa phương trên cái nền chính sách chung của Nhà nước mà cụ thể hoá cách làm cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Thí dụ, tình hình chung của Nam Định là đại đa số công nhân còn nghèo, thu nhập thấp nên khi tiến hành cổ phần hoá DNNN đã áp dụng giải pháp bán cổ phần làm nhiều đợt để đạt được tỷ lệ đã duyệt trong phương án cổ phần hoá. Công ty Dệt kim Thắng Lợi vốn Nhà nước trên 7 tỷ đồng trước khi đi vào đại hội cổ đông, vốn nhà nước mới bán được 24%, đến tháng 12-1999, bán được trên 55% và 6 tháng đầu năm 2000 đạt tỷ lệ cô ng nhân 70% vốn Nhà nước chỉ còn đúng 30% đúng như phương án cổ phần hoá đã được duyệt; Công ty Vận tải ôtô cũng tương tự như vậy.

Sáu là, các địa phương đạt kết quả cao trong sắp xếp và cổ phần hoá DNNN còn là do đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp quyết tâm thực hiện chủ trương cổ phần hoá. Đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý DNNN có vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp và cổ phần hoá DNNN, quyết định sự

thành bại của công tác này. Tại nhiều nơi có tình hình trì trệ trong công tác sắp xếp và cổ phần hoá DNNN mà một trong những nguyên nhân quan trọng là sự không hưỏng ứng tích cực, sự níu kéo trì hoãn với mọi lý do và biện minh của đội ngũ này. Nhưng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định thì không phải vậy. Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của DNNN đều đi đầu trong sắp xếp và cổ phần hoá DNNN, đóng góp rất nhiều công sức, từ việc ngiên cứu, học tập các chỉ thị, Nghị quyết thông tư để vận dụngvào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để xây dựng phương án cổ pàn hoá, điều lệ công ty, đến việc tổ chức cho công nhân học tập thảo luận. Do đó ở Nam Định hầu hết giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của 22 doanh nghiệp đã được cổ phân hoá đều được đại hội cổ đông sáng suốt lựa chọn bầu vào hội đồng quản trị và đa số trong số đó được cử làm giám đốc công ty cổ phần

Bảy là, một yếu tố không kém phần quan trọng khi thực hiện cần lưu ý đến vai trò của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh và việc chọn các cán bộ có tâm huyết, có trí thức và nhiệt tình cho công tác này. Trong quá trình thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh chỉ đạo sâu sát thường xuyên, phối kết hợp chặt chẽ, hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả giữa các ngành. Thêm vào đó, về phía doanh nghiệp và các cơ quan quản lý doanh nghiệp, tỉnh cũng phải yêu cầu thành lập các Ban Đổi mới doanh nghiệp ở sở, ngành, quận huyện do một đồng chí lãnh đạo làm trưởng ban, doanh nghiệp có giám đốc làm trưởng ban. Như vậy, công tác cổ phần hoá đã được triển khai cả bề rộng lẫn chiều sâu, hầu như không có cơ quan nào đứng ngoài cuộc.

Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy các doanh nghiệp các sở các ngành tổ chức thực hiện phương án đã duyệt, kế hoạch đã giao. Với chế độ giao ban định kỳ hàng tuần. Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh kịp thời giải quyết, xử lý các khó khăn, vướng mắc cho từng doanh nghiệp; kiểm tra đôn đốc tiến độ của từng cấp từng ngành kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ và các cơ quan Trung ương đốivới các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết.

Bộ máy tổ chức thực hiện cổ phần hoá thuộc ban Đổi Mới quản lý doanh nghiệp tỉnh là một tổ chức tổng lực bao gồm tất cả các sở, ban, ngành có liên quan đến việc giải quyết, xử lý các vấn đề về tổ chức, lao động, tài sản, tài chính… của doanh nghiệp. Các nhóm chuyên viên hoạt động đồng bộ, chuẩn bị đầy đủ nội dung về sắp xếp và cổ phần hoá để lãnh đạo phê duyệt.

Một phần của tài liệu Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w