Nghệ thuật:

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động của học sinh lớp 11 – qua một tác phẩm văn học nước ngoài cụ thể là truyện ngắn người trong bao- sêkhốp (Trang 31 - 34)

Chọn ngôi kể: Nhân vật trong truyện đồng thời là nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất => Đảm bảo cả tính chủ quan và khách.

Ngữ văn

- Tạo cấu trúc kể chuyện lồng trong truyện. - Giọng kể: mỉa mai, châm biếm, trầm tĩnh,

chậm buồn; bề ngoài có vẻ khách quan bình thản nhưng bên trong là sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ.

- Xây dựng nhân vật điển hình với tính cách kì quái mà vẫn chân thực.

- Đối lập giữa các kiểu người, tính cách, lối sống trái ngược.

- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: “cái bao”.

Kết luận

Truyện “Người trong bao” có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với nước Nga- cuối thế kỉ XIX đồng thời cũng có ý nghĩa với toàn thế giới trong hiện tại và tương lai. Chỉ đến khi nào con người tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình với xã hội; tự nguyện sống với mọi phương châm “Một người vì mọi người” bên cạnh phương châm “Mọi người vì một người” và xã hội thực sự trong sạch, lành mạnh; các cá nhân ý thức được mục đích, cách sống của mình thống nhất với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức cộng đồng hiện tại thì lối sống và kiểu “Người trong bao” mới không còn tồn tại.

KẾT LUẬN

1. Truyện ngắn “Người trong bao” là một trong những truyện ngắn hay và đặc sắc nhất của nhà văn Sêkhốp. Truyện đã góp phần thể hiện hướng tiếp cận văn học từ góc độ đời thường, bình thường của cuộc sống. Sê khốp là nhà văn của đề tài “cái hàng ngày” và chính cái hàng ngày này đã trở thành phạm trù mỹ học và nhân văn trong những trang viết của ông. Sê khốp nói cái hàng ngày để khám phá ra cái căn nguyên dẫn đến cuộc sống thường ngày trì trệ, tù đọng, quẩn quanh bế tắc. Sáng tác của ông dựng nên bức tranh về buổi hoàng hôn của nước Nga thế kỉ XIX. Đồng thời, nó giúp người đọc thấy được sự khủng khiếp về cuộc sống nhỏ nhen, trì trệ và làm thức dậy trong lòng họ khát vọng về sự đổi thay trong sáng tác của Sê khốp.

2. Sê khốp sáng tác “Người trong bao” là sự tiếp tục về chủ đề những con người bé nhỏ; tiếp cận nó ở góc độ cái hàng ngày. Trong tác phẩm này, Sê khốp đi vào phê phán thói tầm thường, dung tục, cuộc sống tiểu tư sản trí thức ngột ngạt, kì dị… với ảnh hưởng độc hại của nó. Đây không chỉ là chủ đề của tác phẩm “Người trong bao” mà nó còn là chủ đề quán xuyến thống nhất ở toàn bộ sáng tác của Sê khốp. “Thói tầm thường, dung tục là kẻ thù của ông; suốt đời ông đấu tranh với nó, giễu cợt nó, và miêu tả nó bằng một ngòi bút lãnh đạm, sắc nét đã tìm thấy rêu mốc của nó”.

2.Qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi muốn giúp cho học sinh lớp 11 tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm “Người trong bao”- một tác phẩm văn học nước ngoài hay va khó thông qua một số biện pháp cơ bản: biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh qua đọc hiểu văn bản, cắt nghĩa, lý giải, phân tích và bình giá tác phẩm. Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn góp phần vào việc thay đổi phương pháp dạy học văn theo quan niệm mới từ việc lấy học sinh làm trung tâm và tích cực hóa hoạt động của học sinh qua quá trình dạy học đọc hiểu văn bản : “Người trong bao”- Sêkhốp cho các em học sinh lớp 11.

Ngữ văn

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Đỗ Hồng Chung - lịch sử văn học Nga – tái bản lần 2, NXBGD-1998.

2. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà - lịch sử văn học Nga tập 1- NXB Đai học và trung học chuyên nghiệp – 1982.

3. Phan Hồng Giang, Cao xuân Hạo - truyện ngắn A.P. Sekhôp – NXB Văn học – 2003.

4. Phan Hồng Giang - truyện ngắn A.P.Sêkhôp- NXBHN,Hội nhà văn -2006. 5. Nguyễn Hải Hà - lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX- tái bản lần 4,NXB Đại

học Quốc Gia – 1996.

6. Nguyễn Thanh Hương- báo cáo “ hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm “Người trong bao” dưới góc độ hình tượng nhân vật”- ĐHSPHN.

7. Trần Bá Hoành – bài “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”- Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 1- 1994.

8. Trần Bá Hoành – bài “ Phương pháp tích cực” – Tạp chí nghiên cứu số 3- 1994

9. Nguyễn Thanh Hùng – Đọc và tiếp nhận văn chương – NXBGD – 2003 10. Phan Trọng Luận – bài “Học sinh làm trung tâm”- tạp chí nghiên cứu Giáo 11. Nguyễn Kỳ - bài “Phương pháp giáo dục tích cực”- Tạp chí nghiên cứu

Giáo dục số 7- 200

12. Lê Thời Tân - luận án “ tương quan nhãn quan và cốt truyện trong truyện ngắn A.P. Sekhôp”- ĐHSPHN- 1995.

Một phần của tài liệu tích cực hóa hoạt động của học sinh lớp 11 – qua một tác phẩm văn học nước ngoài cụ thể là truyện ngắn người trong bao- sêkhốp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w