Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ gây cho mọi người trong trường, trong thành phố nơi y sống và làm việc không ít ngạc nhiên.
cái chết của y được tác giả tả ra sao? Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của cái chết đó.
Tố Hữu có câu thơ “ Có gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau”. Từ câu thơ này, em có suy nghĩ gì về thái độ của mọi người trước cái chết của Bêlicốp?
Cái chết của Bê-li-cốp vừa là một chi tiết quan trọng, vừa là một biện pháp nghệ thuật => đẩy tính cách nhân vật lên đến đỉnh cao.
+ So sánh với cái chết của nhân vật trong truyện: “ Cái chết của một viên chức”.
+ Cái chết của bác sĩ Ra-ghin trong truyện
“ phòng số 6”.
+ Cái chết của thạc sĩ AndrâyKôvin trong
“ Người tu sĩ vận đen”.
=> Cái chết của Bê-li-cốp là tất yếu.
- Sau cuộc va chạm với Kôvalencô và sau tràng cười vang lanh lảnh ha..ha..ha của Varenca xinh đẹp và yêu đời => Tất yếu dẫn đến việc Bêlicốp lo sợ “ có chuyện gì đó xảy ra và tự mình chui vào cái bao vĩnh cửu không ai xâm phạm đến”. Cuối cùng y được toại nguyện.
Thái độ tình cảm của mọi người đối với Bêlicốp khi y còn sống là sợ hãi, căm ghét, khinh bỉ nhưng vẫn bị ám ảnh sâu sắc. Lúc y chết mọi người cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, nhẹ nhàng, thoải mái.
Bêlicốp sống mà không được mọi người chấp nhận sự tồn tại của mình.
Cuộc sống vô nghĩa, bi kịch, khi chết không làm cho mọi người xót xa, thương tiếc mà lại cảm thấy thoải mái như vừa cắt bỏ đi khối ung nhọt trên cơ thể mình.
Ngữ văn
(?)Hình ảnh cái bao gợi cho em liên tưởng gì? Tại sao?
diễn ra nặng nề mệt nhọc, tù túng như lúc Bêlicốp vẫn còn sống.
- “Trên thực tế, Bêlicốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu người trong bao? Còn bao nhiêu kẻ như thế nữa !”
Kiểu người và lối sống của Bêlicốp đã ám ảnh đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của văn hoá, đạo đức và tiến bộ xã hội nước Nga đương thời.
Hiên tượng, lối sống; kiểu người này đã trở thành phổ biến, mang tính quy luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
a. Tìm hiểu ý nghĩa hình ảnh biểu tượng “ Cái bao”.
- Trong truyện hài kịch của Sekhôp có xuất hiện những hình ảnh biểu tượng như: phòng số 6; khóm phúc bồn tử; chim hải âu, con kì nhông, đồng cỏ…Trong đó hình ảnh cái bao là đặc sắc nhất.
- Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật hàng hoá, hình túi, hình hộp…
- Nghĩa bóng: Lối sống, tính cách của Bêlicốp . - Nghĩa biểu trưng: Kiểu người, lối sống trong
bao đã tồn tại ở nước Nga cuối thế kỷ XIX. Cả xã hội nước Nga ngột ngạt và tù túng lúc ấy cũng được xem như “Cái bao” khổng lồ trói buộc, tù hãm tự do của mọi người.
+ Lên án, phê phán, mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao va tác hại của nó với hiện tại và tương lai của nước Nga.
+ Kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát; ích kỉ mãi như vậy được.
Trong một số nhan đề như: Bêlicốp; Một con người kì quái, câu chuyện trong nhà kho…không nên và không thể thay cho nhan đề “Người trong bao” vì đây là hình ảnh mang ý nghĩa triết lí khái quát và gây ấn tượng độc đáo nhất cho độc giả. Hơn nữa, đây là cách dịch sát nguyên tắc nhất.
- Một số thành ngữ, tục ngữ có nội dung gần với lối sống kiểu “người trong bao” như Mũ ni che tai, con ốc nằm co,len lét như rắn mồng năm….
• Tổng kết:
1. Nội dung:
- Lên án phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó với hiện tại và tương lai của nước Nga.
- Kêu gọi mọi người tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống trong bao để vươn tới cuộc sống chân thực rộng mở, lanh mạnh, cao đẹp hơn.