Những khó khăn

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 56 - 116)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Những khó khăn

- Địa hình đồi núi, hiểm trở gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống người dân.

- Khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa bão hay xảy ra lũ lụt, sạt lở đất, mưa đá. Mùa khô thường gây hạn hán kéo dài, giá rét, sương muối,... gây ảnh hưởng đến

57

quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô. Đặc biệt vào mùa mưa, đổ ẩm lớn dễ gây hiện tượng ẩm, mốc,...

- Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, đặc biệt là những xã vùng xâu vùng xa. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Hiện tượng di cư tự do vẫn còn. Việc sản xuất canh tác của một số đồng bào dân tộc trên vùng đất dốc với tập quán lạc hậu nên hiệu quả không cao.

- Thị trường tiêu thụ hàng hóa còn bấp bênh, vấn đề chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

58

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN BỐ CÂY NGÔ TỈNH SƠN LA

3.1. Vai trò của cây ngô trong cơ cấu các nhóm cây lƣơng thực có hạt tỉnh Sơn La

Ngô là cây lương thực có vai trò quan trọng trong nhóm cây lương thực có hạt của Sơn La. Có thể nói, sản xuất ngô đã chi phối đến sự phát triển của ngành sản xuất lương thực của tỉnh.

* Tỉ trọng về diện tích và sản lượng

Từ năm 2000 cho đến nay diện tích ngô tỉnh Sơn La không ngừng tăng lên, năm 2012 đạt 168,74 nghìn ha, gấp 1,8 lần so với năm 2000 (93,18 nghìn ha), chiếm 73,6% diện tích cây lương thực có hạt của tỉnh năm 2012 (tăng 18,2% so với năm 2000).

Bảng 3.1: Tỉ trọng về diện tích và sản lƣợng ngô trong nhóm cây lƣơng thực có hạt tỉnh Sơn La 2000 - 2012 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Tổng số Ngô Tỉ trọng (%) Tổng số Ngô Tỉ trọng (%) 2000 93.19 51.64 55.41 243.89 135.77 55.66 2008 178.21 132.69 74.45 654.99 506.64 77.35 2010 228.35 170.20 74.53 700.30 538.45 76.88 2012 229.21 168.74 73.61 846.31 667.35 78.85 Nguồn: [6]

Hàng năm, sản lượng ngô luôn chiếm ưu thế tuyệt đối trong sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh (2/3 tổng sản lượng) và liên tục tăng theo hàng năm. Năm 2000 là 135,77 nghìn tấn thì đến năm 2012 tăng lên đạt 667,35 nghìn tấn (tăng 4,3 lần), chiếm 78,85% sản lượng (tăng 23,19%).

Tỉ trọng về sản lượng ngô trong nhóm cây lương thực có hạt luôn cao và tăng nhanh hơn so với tỉ trọng diện tích. Điều này cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của ngành sản xuất ngô Sơn La đang chú trọng giảm diện tích nhưng

59

tăng năng suất, sản lượng thông qua việc cải tiến các giống ngô và biện pháp canh tác phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Về tốc độ tăng trưởng

Sản xuất ngô Sơn La luôn được chú trọng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và tăng liên tục từ những năm 2000 đến nay. So với các cây lương thực có hạt khác thì tốc độ tăng trưởng của ngô luôn cao hơn. Hiện nay do xu hướng giảm diện tích nên tốc độ tăng trưởng ngô có phần chững lại và dần đi vào ổn định (diện tích giảm nhưng sản lượng vẫn cao).

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng diện tích, sản lƣợng ngô, lúa tỉnh Sơn La qua một số thời kỳ (2000 - 2011) Thời kỳ 2000 - 2003 2004 - 2007 2008 - 2011 Ngô Sản lượng (%) 2.65 4.86 0.04 Diện tích (%) 1.51 3.71 -0.25 Lúa Sản lượng (%) 1.16 0.7 0.32 Diện tích (%) - 0.5 1.05 -0.82 Nguồn[6] * Giá trị sản xuất

Là cây trồng thế mạnh của tỉnh nên giá trị sản xuất của ngô cao hơn rất nhiều so với cây lúa và luôn chiếm trên 70% giá trị sản xuất nhóm cây lương thực có hạt. Năm 2013 giá trị sản xuất ngô theo giá so sánh 2010 đạt 3.105,77 tỷ đồng, bằng 34,5% giá trị sản xuất nông nghiệp, tương đương 46,4% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chiếm trên 75% giá trị sản xuất cây lương thực có hạt.

* Giá trị sản xuất trên ha đất canh tác

Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác ngô ngày càng tăng lên cho thấy hiệu quả trong sản xuất ngô. Trong những năm gần đây do áp dụng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ lai tạo giống đã tạo ra những giống ngô có hiệu quả kinh tế cao nên giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác ngày càng tăng.

60

Giá trị sản xuất của cây ngô trên 01 ha đạt 19,1 triệu đồng (2013) cao nhất trong nhóm cây lương thực có hạt (cây lúa: 16,1 triệu/ha), tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức trung bình chung giá trị sản phẩm trên hecta đất trồng trọt của tỉnh (gần 29,61 triệu/hecta), bằng 95,4% so với mục tiêu đề ra là 20 triệu /hecta.

3.2. Tình hình sản xuất và phân bố ngô tỉnh Sơn La

3.2.1. Tình hình sản xuất ngô Sơn La

3.2.1.1. Khái quát chung

Ngô được xác định là một trong những loại cây lương thực phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Sơn La. Ngô là cây chịu hạn tốt, dễ gieo trồng, dễ chăm sóc, cho thu nhập khá cao. Cùng với việc chú trọng đầu tư thâm canh, tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng các giống ngô lai năng suất cao, thay đổi biện pháp canh tác,… nên sản lượng và năng suất ngô Sơn La có tốc độ tăng khá nhanh.

3.2.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng

a. Diện tích

Những năm gần đây sự thay đổi cơ cấu giống cùng một số biện pháp thâm canh đã đưa năng suất và sản lượng ngô tăng lên. Đặc biệt, từ sau năm 2005 xu hướng tăng lên về diện tích không còn được coi trọng nữa, thậm chí đang có xu thế giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Về diện tích, ngô Sơn La từ những năm 2000 luôn giữ được vị trí là tỉnh có diện tích ngô lớn nhất cả nước và diện tích ngày càng tăng lên một cách đáng kể. Năm 2013 diện tích ngô Sơn La 162.318 ha, giảm 3,8% so với năm 2012 tuy nhiên vẫn không ảnh hưởng đến sản lượng ngô của tỉnh.

61

Bảng 3.3: Diện tích ngô Sơn La giai đoạn 2000 - 2012

Năm 2000 2003 2006 2008 2010 2012

Diện tích

(ha) 51.645 64.600 142.940 132.690 132.730 168.740 Nguồn[6]

Từ năm 2005, tỉnh Sơn La có chủ trương giảm dần diện tích ngô mà tập trung vào việc nâng cao năng suất vì việc mở rộng diện tích ngô thường dựa vào việc chặt phá diện tích rừng do vậy hạn chế mở rộng diện tích là hạn chế việc người dân đốt nương làm rẫy, hạn chế phá rừng và xói mòn đất đai. Thay vào đó là việc đưa các giống ngô lai năng suất cao vào trồng rộng rãi để nâng cao sản lượng. Tuy nhiên vấn đề giảm diện tích trồng ngô vẫn đang là chủ trương thực hiện lâu dài của tỉnh Sơn La bởi trồng ngô là một trong những nguồn thu nhập chính của phần lớn những người dân tộc ít người trong tỉnh do vậy diện tích ngô vẫn có những biến động thường xuyên.

Sản xuất ngô ở Sơn La chủ yếu dựa vào lượng mưa tự nhiên cùng với điều kiện thời tiết đặc biệt nên ngô ở Sơn La phát triển chủ yếu vào vụ xuân – hè (từ tháng 3, 4 đến tháng 7, 8). Đây là vụ chiếm đến trên 90% diện tích ngô trong năm của toàn tỉnh.

Diện tích ngô tập trung chủ yếu ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và những vùng được xác định là vùng sản xuất ngô hàng hóa: Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu, Mường La,…Từ năm 2006, dự án xây dựng thủy điện Sơn La được tiến hành và hoàn thành vào năm 2012, trong quá trình xây dựng thủy điện và hệ thống hồ chứa cũng ảnh hưởng đến một diện tích gieo trồng ngô không nhỏ của một số huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai.

b. Sản lượng

Dù diện tích có bị giảm xuống nhưng sản lượng ngô Sơn La vẫn tăng lên đều theo các năm. Điều này là thành quả của việc ứng dụng những kết quả của

62

công tác lai tạo và nghiên cứu các giống ngô lai mới vào sản xuất rộng rãi.

Biểu đồ 3.1: Sản lƣợng và diện tích ngô Sơn La giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn[6]

Trước năm 2000, sản lượng ngô cùng với các cây lương thực có hạt của Sơn La chiếm diện tích rất nhỏ bé (đặc biệt vào những năm 90), tuy nhiên cùng với sự tăng lên về diện tích là sự tăng lên nhanh chóng về sản lượng và chất lượng của cây ngô. Hiện nay không những góp phần giải quyết tốt vấn đề lương thực mà còn góp phần cung cấp nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La. Tỉnh đã xác định, xây dựng những vùng trồng ngô hàng hóa với năng suất cao, diện tích lớn và tập trung đảm bảo nhu cầu hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Từ năm 2000 cho đến nay, sản lượng ngô tỉnh Sơn La liên tục tăng lên, năm 2012 là 667.350 tấn (tăng 49,2% so với năm 2000). Năm 2010 do nắng nóng kéo dài và được coi là năm “đại hạn” ở Sơn La do vậy mà ảnh hưởng đến sản lượng ngô (dù diện tích vẫn cao hơn diện tích năm 2009), khiến cho sản lượng ngô của Sơn La bị giảm đáng kể. Theo thống kê của Sở NN&PTNT năm 2010 diện tích thiệt hại 35% tương đương với trên 30 nghìn ha. Các huyện có diện tích ngô lớn bị thiệt hại: Mai Sơn (56% mất trắng), Phù Yên (80%), Mộc Châu (35%), Yên Châu (33%).

135775 200900 463510 506640 417410 667350 51645 64600 142940 132690 132730 168740 0 50000 100000 150000 200000 0 200000 400000 600000 800000 2000 2003 2006 2008 2010 2012 Sản lƣợng Diện tích ha Năm tấn

63

Bảng 3.4 Sản lƣợng ngô tỉnh Sơn La phân theo huyện năm 2012

Huyện Sản lƣợng (tấn) TP. Sơn La 18.740 Quỳnh Nhai 12.320 Thuận Châu 35.140 Mường La 51.810 Bắc Yên 46.660 Phù Yên 60.980 Mộc Châu 149.650 Yên Châu 81.450 Mai Sơn 105.400 Sông Mã 100.680 Sốp Cộp 4.520 Nguồn[6]

Những huyện có sản lượng ngô lớn và ổn định: Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu, Sốp Cộp, Phù Yên, Mường La. Đây là những huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngô, hơn nữa sự phát triển của giao thông vận tải trong thời gian gần đây là động lực thúc đẩy ngành trồng ngô phát triển.

c. Năng suất

Năng suất ngô đạt cao nhất thường tập trung chủ yếu ở những vùng có điều kiện đầu tư thâm canh và những vùng chuyên canh sản xuất ngô hàng hóa, bình quân năng suất những vùng này đạt 60 – 70 tạ/ha (Chiềng Sung, Hát Lót, Cò Nòi - Mai Sơn; Lóng Piêng - Yên Châu,...) thậm chí có vùng đạt tới 80 - 100 tạ/ha (Thị trấn nông trường Mộc Châu - Mộc Châu).

Tuy nhiên nếu so sánh với năng suất trung bình của cả nước thì năng suất ngô của Sơn La vẫn còn thấp (40 tạ/ha so với 43 tạ/ha) và thấp hơn rất nhiều so với tỉnh có sản lượng ngô đứng đầu cả nước là ĐăkLắc (trên 50 tạ/ha), năng suất ngô thiếu ổn định do nông dân nhiều vùng còn gặp nhiều khó khăn trong việc gieo trồng: đất dốc, gieo trồng quảng canh, phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự

64

nhiên, sâu bệnh,… Tuy nhiên, nhận thức được vai trò quan trọng của vùng ngô Sơn La, tỉnh đã nỗ lực cải tiến kỹ thuật trồng và canh tác ngô cùng với việc đưa các giống ngô lai phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của tỉnh Sơn La,... đã đang dần nâng cao năng suất ngô trên hecta đất canh tác, thực hiện đúng chủ trương giảm diện tích, tăng năng suất nhưng vẫn đảm bảo sản lượng ngô của tỉnh Sơn La.

Biểu đồ 3.2: Năng suất ngô của Sơn La và cả nƣớc (2009 - 2012)

Nguồn[26] 3.2.1.2. Cơ cấu mùa vụ

Ở Việt Nam trong năm có 3 vụ ngô chính, tuy nhiên mỗi vùng miền lại có cơ cấu mùa vụ khác nhau nhằm phù hợp vơi điều kiện khí hậu, thời tiết,...lợi dụng những thuận lợi của quy luật tự nhiên nhằm giảm thiểu những khó khăn gây ra. Sơn La cũng có 3 vụ ngô trong năm nhưng chỉ có chỉ có 2 vụ ngô có diện tích và sản lượng lớn.

Vụ xuân - hè (gieo trồng tháng 3,4 thu hoạch khoảng tháng 7,8) chiếm ưu thế. Đây là vụ có năng suất, diện tích và sản lượng cao nhất do điều kiện tự nhiên thuận lợi: điều kiện nhiệt ẩm đảm bảo (lượng mưa trung bình 600 - 800mm, tổng nhiệt 4000 - 45000C) kết hợp với đất tốt (tầng đất dày, độ phì cao), ít sâu bệnh. Hơn nữa việc trồng ngô ở Sơn La chủ yếu trồng trên đất dốc (ngô nương), phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa tự nhiên “nước trời” nên đây là vụ có

38.9 31.6 40.1 39.6 40.1 41.1 43.1 43 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2009 2010 2011 2012 Sơn La Cả nước năm tạ/ha

65

diện tích và sản lượng chiếm đến trên 90% ngô cả năm. So vụ còn lại thì đây cũng là vụ có chi phí đầu tư ít nhất [21]. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch của vụ xuân - hè thường trùng với mùa mưa nên thường khó khăn trong khâu thu hoạch, vận chuyển sản phẩm. Hơn nữa, thời điểm thu hoạch ngô vào khoảng 15 - 17 ngày, nếu gặp đợt mưa lớn, lượng ẩm trong không khí cao khiến ngô dễ bị thối lõi, ẩm mốc,... dẫn đến sự khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Vụ thu - đông hay còn gọi là vụ đông, thời gian gieo trồng tháng 8,9 - thu hoạch 11, 12 có diện tích khoảng 10.000ha chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi tại chỗ và ngô nếp để làm thực phẩm. Vụ đông được người dân trồng ở ven các sông, suối, những nơi có độ ẩm lớn trong mùa khô.

Vụ đông - xuân (vụ xuân) có diện tích không đáng kể được trồng chủ yếu ở những diện tích đất ruộng có sự luân canh với cây lúa nước. So với vụ xuân - hè thì ngô đông và ngô xuân có diện tích nhỏ bởi diện tích đất ven các sông, suối, chân ruộng thì có hệ số quay vòng cao, do vậy độ màu mỡ giảm nên chi phí về vật tư, phân bón cho trồng ngô cao. Hơn nữa với một tỉnh có diện tích chủ yếu là đồi núi như Sơn La thì diện tích đất ruộng và đất bãi đều hạn chế hơn những khu vực có địa hình thấp. Do vậy, ngô đông và ngô xuân chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu mùa vụ ngô của Sơn La.

Xét về cơ cấu cây trồng trên diện tích đất canh tác có thể xác định được vị trí của cây ngô trong cơ cấu cây trồng như sau[20]:

- Đất nương: 1 vụ ngô xuân - hè.

- Đất bãi ven sông, suối: 1 vụ lúa - 1 vụ ngô đông. - Đất ruộng: 2 vụ lúa - 1 vụ ngô xuân.

3.2.1.3. Giống ngô và vấn đề sản xuất ngô giống

Hiện nay, có thể chia các giống ngô ở Sơn La thành 3 nhóm chủ yếu sau: - Nhóm ngô lai năng suất cao.

- Nhóm ngô thuần chủng địa phương. - Nhóm ngô lấy thân.

66

Trên toàn bộ diện tích trồng ngô của tỉnh Sơn La có sự hiện diện của trên 50 giống ngô lai khác nhau (chiếm 97% diện tích ngô toàn tỉnh). Các giống ngô lai có đặc điểm nổi bật là sinh trưởng và phát triển mạnh cho năng suất cao. Các giống ngô lai phù hợp tạo cơ hội đẩy mạnh sản xuất hàng hóa mang lại thu nhập cao cho người dân.

Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ một số giống ngô lai chính đƣợc gieo trồng ở Sơn La năm 2012

Nguồn[17]

Trên địa bàn hiện nay có tất cả 2 cơ sở sản xuất ngô giống phục vụ cho người dân: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung (cung cấp giống LVN10) trung bình mỗi năm cung cấp khoảng 800 tấn ngô giống chiếm khoảng 19% lượng giống ngô của tỉnh. Công ty Nông nghiệp Tô Hiệu (cung cấp giống LVN10) trung bình mỗi năm cung cấp 200 tấn ngô giống chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên xét về lợi thế sản xuất và cung cấp giống ngô hiện nay, thị trường ngoài tỉnh chiếm đến trên trên 70% với sự đa dạng các giống ngô lai năng suất cao, chịu hạn,.... Một số công ty chuyên cung cấp giống cho thị trường ngô giống Sơn La: công ty TNHH một thành viên Bioseed Việt nam, Công ty TNHH Sysgenta, Công ty DEKALB Việt Nam, Công ty TNHH hạt giống CP,….

16% 12% 9% 9%

Một phần của tài liệu thực trạng sản xuất và phân bố cây ngô tỉnh sơn la (Trang 56 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)