Ngành chứng khoán phải qui định và triển khai được một hệ thống tin hữu hiệu với những ấn phẩm định kì và đột xuất cũng cấp những thông tin cơ bản về thực trạng và triển vọng của nền kinh tế, của các ngành và các công ty. Những thông tin này phải được thu thập và xử lý theo một hệ thống riêng của ngành trên cơ sở kế thừa của các ngành các đơn vị khác, phục vụ trực tiếp nhu cầu của các công ty chứng khoán và của người đầu tư với tính chuyên nghiệp cao. Cần nhấn mạnh rằng nếu hệ thống thông tin được tổ chức một cách chuyên nghiệp cao. Cần nhấn mạnh rằng nếu hệ thống tin được tổ chức một cách bài bản, hệ thống, với những dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được đưa ra có tính khoa học và có sức thuyết phục thì không những nó có tính giáo dục rất cao, khuyến khích những người đầu tư tiềm năng đang thực sự quan tâm tới việc bỏ vốn dài hạn. Nếu trên thị trường chỉ toàn những thông tin thời lẻ tẻ tản mạn cho dù được cung cấp qua các kênh chính thức cũng chỉ khuyến khích được những hoạt động đầu tư ngắn hạn, nhất thời; thậm chí có khi còn phản tác dụng, chỉ tạo ra một hình ảnh về một thị trường của những hành vi đầu cơ, chụp giật. Sức hấp dẫn, độ tin cậy của TTCP đối với người đầu tư trước hết được thể hiện qua thái độ hành vi của cơ quan quản lý thị trường đối với việc xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin để cung cấp cho người xử dụng.
Khi số lượng cổ phiếu niêm yết tăng lên, nhà đầu tư sẽ có cơ hội để lựa chọn đầu tư. Chắc chắn những gì mà nhà đầu tư mong đợi không chỉ là bản cáo bạch của công ty phát hành. Người ta còn chờ đợi bức tranh toàn cảnh của
nền kinh tế, của ngành hoạt động của công ty: chu kỳ sống, tiềm năng công nghệ, lợi thế cạnh tranh, khả năng bị thay thế bởi những sản phẩm khác, tương quan giữa công ty đang xem xét với các công ty trong ngành, cùng với đánh giá sâu sát hơn, chuyên nghiệp hơn và triển vọng của từng cổ phiếu… Khi hội nhập kinh tế quốc tế cũng như trong các ngành và từng doanh nghiệp sẽ có những biến động to lớn. Quá trình đào thải của một thị trường cạnh tranh đầy đủ hơn sẽ cho phép giữ lại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đồng thời cũng buộc một số doanh nghiệp phải chịu tổn thất, thậm chí phải đóng cửa. Nền kinh tế quốc gia, trong quá trình hướng tới một cơ cấu thích hợp hơn cho một cuộc cạnh tranh quốc tế trong môi trường hội nhập, sẽ không tránh khỏi những giai đoạn chao đảo. Những động thái này, mặc dù xét về lâu dài và tổng thể sẽ có những tác động rất tích cực nhưng trong thời gian ngắn hạn và tạm thời chắc chắn chúng sẽ có ảnh hường tới TTCP (rủi ro chính sách). Vì thế chúng cần phải được phân tích để đưa ra những khuyến nghị cảnh báo kịp thời và thích hợp. Cần lưu ý nếu thông tin được thu thập và xử lý một cách đơn lẻ, biệt lập (từng công ty trong từng thời điểm…) mà không được đặt trong bối cảnh của một ngành của nền kinh tế và thậm chí là của quốc tế thì thực chất là thông tin đó rất ý nghĩa.
Để tiến hành những phân tích này đương nhiên cần có những chuyên gia giỏi và một hệ thống hạ tầng thông tin tương đối tốt. Những cái đó không phải là quá xa tầm đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong những điều kiện hiện tại. Tuy nhiên vấn đề là phải dành cho nó một sự quan tâm đúng mức.