Hoạt động của thị trường chứng khoán từ năm 2007 đến 2011 N

Một phần của tài liệu rủi ro và hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM

2.1.Hoạt động của thị trường chứng khoán từ năm 2007 đến 2011 N

ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM

2.1. Hoạt động của thị trường chứng khoán từ năm 2007 đến 2011N N

h ữ n g k ế t qu ả đ ã đ ạ t đ ư ợ c :

TTCK Việt Nam đã được thành lập từ tháng 7/2000, qua hơn 11 năm hoạt động, thị trường đã từng bước trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đồng thời góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả hoạt động thị trường chứng khoán được thể hiện trên các phương diện chủ yếu sau:

a) Thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, Chính phủ đã huy động được 625 nghìn tỷ đồng trái phiếu; doanh nghiệp đã huy động được 400 nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

b) Quy mô và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán ngày một cải thiện, góp phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Cho đến cuối năm 2010 đã có 642 công ty niêm yết, 05 loại chứng chỉ quỹ đầu tư và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) với giá trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm 2010. Trong năm 2011, mặc dù yếu tố kinh tế vĩ mô còn khó khăn, song vẫn có nhiều doanh nghiệp phát hành, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nâng tổng số công ty niêm yết lên 699 công ty và 450 loại trái phiếu niêm yết. Tổng giá trị giao dịch giai đoạn 2006 – 2010 đạt

2.315 nghìn tỷ đồng, gấp 45 lần so với giai đoạn trước đó.

c) Thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cho đến nay có gần 1,2 triệu tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 5.000 nhà đầu tư có tổ chức (chiếm khoảng 4%). Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm tăng khả năng luân chuyển vốn trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD.

d) Hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có sự phát triển nhanh về số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và công nghệ với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cho đến nay TTCK đã có 105 công ty chứng khoán với vốn chủ sở hữu đạt 38 nghìn tỷ đồng; có 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động với vốn chủ sở hữu đạt trên 2.600 tỷ đồng. Các công ty quản lý quỹ đã huy động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với giá trị tài sản lên tới 125 nghìn tỷ đồng. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thực sự trở thành trung gian tài chính giữa nhà đầu tư với thị trường.

đ) Các Sở GDCK, TTLKCK đã thực hiện chức năng giao dịch, lưu ký, thanh toán chuyển giao chứng khoán an toàn, đồng thời chú trọng phát triển công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, quản trị nội bộ và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho thị trường. Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập trên cơ sở cấu trúc lại các trung tâm GDCK từ mô hình đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ đã được tách ra thành Trung tâm Lưu kí chứng khoán (TTLKCK) độc lập theo thông lệ quốc tế.

e) Khung pháp luật về TTCK ngày càng được hoàn thiện góp phần hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Luật Chứng

khoán đã được ban hành năm 2006 và được bổ sung sửa đổi năm 2010, trên cơ sở đó Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Nghị định, thông tư, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho thị trường hoạt động. Cơ quan quản lý nhà nước mà trực tiếp là Uỷ ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã được tăng cường để đảm nhiệm chức năng quản lý giám sát, thanh tra xử phạt, cưỡng chế thực thi, góp phần quan trọng làm cho thị trường phát triển an toàn trong suốt nhiều năm qua.

Như vậy, hoạt động thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã có bước phát triển quan trọng, khẳng định vị trí và vai trò trong nền kinh tế và từng bước trở thành kênh huy động, đầu tư vốn trong dài hạn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.

N

h ữ n g m ặ t c ò n h ạ n c h ế

Mặc dù đã đạt được kết quả quan trọng nói trên song thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ vẫn còn những hạn chế tồn tại cụ thể là:

a) Về hàng hoá của thị trường:

Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp, sản phẩm thị trường chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đối với trái phiếu, số lượng mã trái phiếu được niêm yết là khá lớn nhưng khối lượng mỗi mã lại nhỏ, đây là rào cản lớn đối với việc tăng cường thanh khoản của thị trường.

Đa số các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ; trong số 710 công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chỉ có 368 công ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng; chất lượng của các công ty niêm yết chưa cao, đặc biệt là quản trị công ty và tính công khai, minh bạch. Trong thời kỳ khó khăn đặc biệt là giai đoạn 2010-2011 nhiều công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu niêm yết

và niềm tin của các nhà đầu tư.

Sản phẩm thị trường còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số loại trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chưa có các sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì vậy hàng hoá thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro.

b) Về cơ sở các nhà đầu tư:

Cơ sở nhà đầu tư chưa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức làm nền tảng. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán nhiều song chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm 4% số lượng tài khoản giao dịch và tập trung vào các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Các loại hình công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện… chưa được phát triển.

Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán với các hình thức khác nhau như: đầu tư vào trái phiếu, góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và uỷ thác đầu tư. Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với thị trường chứng khoán là cần thiết, tuy nhiên cũng có rủi ro tiềm ẩn. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao, làm cho đầu tư chứng khoán trở nên không cạnh tranh làm cho khả năng thu hút vốn đầu tư trên thị trường đã bị hạn chế rất nhiều.

c) Về các tổ chức kinh doanh chứng khoán:

- Các tổ chức kinh doanh cổ phiếu nhiều nhưng quy mô và năng lực tài chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt có một số công ty chứng khoán có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng không hiệu quả (đặc biệt là hoạt động tự doanh) dẫn đến tình trạng thua lỗ. Theo đánh giá phân loại các công ty chứng khoán theo tiêu chí an toàn tài chính, có 40/105 công ty chứng khoán có khó khăn về thanh khoản không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính; có 71 công ty chứng khoán bị thua lỗ chủ

yếu là nghiệp vụ tự doanh (do giá cổ phiếu giảm thấp và đầu tư không hiệu quả).

- Các công ty quản lý quỹ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các công ty quản lý quỹ thuộc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ khác rất khó khăn trong việc huy động vốn, chủ yếu chỉ quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn, năng lực hoạt động của các công ty còn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý tài sản, đầu tư cho khách hàng đạt thấp, chưa chuyên nghiệp. Theo đánh giá phân loại các công ty quản lý quỹ theo theo tiêu chí an toàn tài chính, có 04 công ty quản lý quỹ không đạt yêu cầu về an toàn tài chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ, ngoài ra, có 23/47 công ty quản lý quỹ bị thua lỗ.

d) Về tổ chức thị trường:

Thị trường giao dịch chứng khoán phát triển không ổn định, có thời kỳ phát triển nóng như năm 2007 với giá trị giao dịch bình quân đạt 1086 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, có thời kỳ (đặc biệt là năm 2011) giá trị giao dịch giảm thấp, có thời đểm chỉ đạt 600 tỷ đồng/phiên; chỉ số giá chứng khoán cuối năm 2011 giảm 24% so với năm 2010.

Việc duy trì hoạt động của 2 Sở GDCK đã góp phần phát triển TTCK trong thời gian qua, tuy nhiên điều này cũng làm cho thị trường chứng khoán bị chia cắt. Hiện nay, trên 2 Sở GDCK có 3 thị trường cổ phiếu (2 thị trường niêm yết tại 2 Sở giao dịch chứng khoán và 1 thị trường cổ phiếu chưa niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội) bên cạnh đó còn có hình thức chuyển quyền sở hữu cho các chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niết yết (hoặc chưa đăng ký giao dịch). Tình trạng này đã dẫn đến sự không thống nhất trong việc quản lý thị trường, đặc biệt là công tác quản trị công ty, công bố thông tin của các doanh nghiệp, làm tăng chi phí xã hội, chi phí đầu tư của các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như các nhà đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 biến động theo xu hướng khác so với năm 2010. Nếu như trong năm 2010 xu hướng chủ đạo là biến động đi ngang với khối lượng giao dịch trung bình khoảng 47 triệu cổ phiếu, thì xu hướng chính của năm 2011 là giảm điểm với các phiên giảm liên tục cùng với thanh khoản giảm 43% so với năm trước. Phiên giao dịch cuối cùng, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức thấp nhất trong năm 351,55 điểm còn HNX-Index tại 58,74 điểm, sát mức đáy mới được thiết lập ngày 27/12. Như vậy nếu so với cuối năm 2010, các chỉ số đã giảm lần lượt 28% và 49%. Nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm là nhóm ngành chứng khoán và bất động sản. Trong đó, có khá nhiều mã cổ phiếu đã mất đến 80-90% giá trị so với thời điểm đầu năm.

Cổ phiếu rớt giá thảm hại

Nếu như cuối năm 2010 toàn thị trường có 75 mã cổ phiếu và CCQ giá thấp hơn mệnh giá thì đến cuối năm 2011 số lượng đã tăng lên tới 434 mã, chiếm 62% toàn thị trường trong số đó có tới 42% dưới 5.000 đồng và thậm chí mã VKP chỉ có giá 900 đồng. Cùng với đó giá trị vốn hóa của toàn thị trường cũng chỉ đạt 535 nghìn tỷ đồng, giảm 25% so với 2010 và tương đương 21% GDP.

Ảm đạm huy động vốn

Sau năm 2010 thành công, huy động vốn thông qua TTCK (phát hành thêm, đấu giá CPH) năm 2011 sụt giảm mạnh chỉ đạt 17.500 tỷ đồng, tương đương 22% so với 2010. Số DN mới niêm yết trong năm 2011 chỉ đạt 60 (so với 187 của năm 2010) trong khi có 7 doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Thị trường ảm đạm cũng làm cho quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước gần như dậm chân tại chỗ khi cả năm chỉ tiến hành được 6 doanh nghiệp. Tuy vậy trong năm vẫn có một số vụ IPO quy mô khá lớn như Tổng Công ty

Thép (VNSteel), Tổng Công Cty Xăng dầu (Petrolimex), Tổng Công ty Miền Trung (Cosevco), ngân hàng BIDV và ngân hàng MHB.

UBCK mạnh tay xử phạt các vi phạm

Trong lịch sử 11 năm hình thành của TTCK Việt Nam lần đầu tiên một vụ thao túng giá chứng khoán bị đưa ra xét xử hình sự trong năm 2011 với mức án 4 năm tù. Ngoài ra năm 2011 cũng là năm mà số tiền phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán lập kỷ lục với hơn 10 tỷ đồng. Có 9 cá nhân bị xử phạt vì thao túng giá chứng khoán & 11 tổ chức trung gian bị xử phạt liên quan đến dịch vụ tài chính, mở dịch vụ mới, vi phạm chỉ tiêu an toàn tài chính, 3 công ty bị hủy niêm yết do vi phạm công bố thông tin.

Nhiều văn bản mới được ban hành

Trong năm 2011, UBCK đã ban hành thông tư 74 cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, giao dịch mua/bán cổ phiếu trong ngày và triển khai giao dịch ký quỹ. Ngoài ra Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 183 về quỹ mở qua đó tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập nhiều loại hình quỹ đầu tư bao gồm các quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản và các loại công ty đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên thu hút nhiều sự chú ý nhất là đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán do UBCK trình Chính phủ theo đó tập trung vào các CTCK (sẽ phân loại thành 3 nhóm dựa vào thông tư 226), các công ty niêm yết (nâng cao tiêu chuẩn niêm yết) và hàng hóa (thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư như quỹ mở, sản phẩm phái sinh....).

Hoạt động M & A sôi động

Điến hình là các thương vụ như Vimpelcom nâng sở hữu tại Beeline (196 triệu USD), Mount Kellett và KKR mua cổ phần của Masan Consumer (259 triệu USD), Unicharm mua 95% cổ phần Diana (128 triệu USD), Fortis Healthcare mua 65% cổ phần của Y khoa Hoàn Mỹ (64 triệu USD). Với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có thể kể đến thương

vụ MSN mua 50,11% cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa (VCF), HVG mua cổ phần chi phối Faquimex Bến Tre (FBT).

Công ty chứng khoán thua lỗ

Các nguồn thu từ hoạt động môi giới và tư vấn sụt giảm do thị trường ảm đạm trong khi đầu tư tự doanh thua lỗ và phải trích lập dự phòng lớn là những nguyên nhân chính khiến cho hoạt động của các công ty chứng khoán trong năm 2011 bị tác động nặng nề. Tính đến hết quý 3, có 80/105 công ty bị thua lỗ và 70 công ty có lỗ lũy kế. Đối với các CTCK niêm yết, có tới 20/27 công ty báo cáo lỗ trong đó có những công ty lớn như SSI (-17 tỷ), VNDirect (- 130 tỷ), Bảo Việt (-67 tỷ), CK Sacombank (-158 tỷ) và lớn nhất là CK SHB với trên 380 tỷ đồng. Một số công ty có lãi chủ yếu nhờ có lượng tiền mặt gửi ngân hàng lớn (KLS), kinh doanh nguồn & trái phiếu (Agriseco), thu phí từ một số thương vụ chuyển nhượng, thoái vốn của các tổ chức lớn (HSC). Một số công ty như TAS gặp khó khăn về thanh khoản thậm chí SME bị đình chỉ lưu ký 1 tháng. Trong bối cảnh như vậy, nhiều công ty đã phải bán cổ phần cho các đối tác khác như VIX (chuyển thành CK Xuân Thành), Artex (đổi thành CK FLC) hay xin rút nghiệp vụ môi giới DDS, HSSC, CK Gia Anh, CK Trường Sơn. Đáng lo ngại là nhiều vụ vỡ nợ với quy mô lớn liên quan đến các thành viên quản trị của các công ty chứng khoán cũng bị phát hiện như trường hợp của ORS, CK Hà Thành.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì lực mua ròng khá mạnh

Năm 2011 nhà đầu tư nước ngoài không còn duy trì trạng thái mua ròng liên tục như trong năm 2010, thay vào đó là các giao dịch mua bán đan xen theo nhịp của thị trường với giá trị bình quân cả mua và bán trên sàn HSX

Một phần của tài liệu rủi ro và hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 33)