Phát triển các tiểu vùng

Một phần của tài liệu một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố háp hoàn thiện của công tu tnhh quảng cáo và in công nghệ cao tân đại thành (Trang 50 - 53)

1. Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

1.6Phát triển các tiểu vùng

1.6.1 Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Hà Nội và phụ cận

Phát triển thành phố Hà Nội theo hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, làm hạt nhân phát triển của đồng bằng sông Hồng:

- Trung tâm của một số ngành công nghiệp: Công nghiệp phục vụ nông nghiệp (cơ khí nông nghiệp, thiết bị bảo quản và chế biến nông sản...); Công nghiệp cơ khí phục vụ dệt - may; Công nghiệp cơ khí phục vụ vận tải (lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô), trung tâm đóng và sửa chữa tầu cỡ trung bình; Công nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ vật liệu mới...).

- Trung tâm đào tạo (không trùng lặp với đào tạo các tỉnh xung quanh): Xây dựng tại các cấp học các cơ sở giáo dục chất lượng cao mang tính quy mô vùng nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài; Đào tạo trình độ đại học chất lượng cao, theo hướng ưu tiên các ngành nghề phục vụ cho đồng bằng sông Hồng, §µo tạo cán bộ phục vụ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, Đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ cho Đồng bằng sông Hồng.

- Trung tâm khoa học - công nghệ: Trung tâm về công nghệ sinh học: lai tạo, sản xuất giống cây, con có năng suất, chất lượng cao; Trung tâm công nghệ thông tin; Trung tâm về chuyển giao công nghệ.

- Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu y học cho ĐBSH (để giảm tập trung về Hà Nội): Các dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng yêu cầu người có thu nhập cao, người nước ngoài và dân cư; Nghiên cứu về y tế dự phòng, điều dưỡng, dinh dưỡng, mô hình bệnh tật của vùng...

- Trung tâm văn hóa, du lịch của vùng: Là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của vùng: văn hoá lúa nước, văn hóa nhà Trần, các làng nghề...; Là địa điểm du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch hội nghị, hội thảo.

- Trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng: Trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo; Trung tâm hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại... của vùng.

- Trung tâm về thể thao: Trung tâm tổ chức thi đấu, huấn luyện, đào tạo vận động viên cho vùng.

Tiếp tục kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư nhằm phát triển, mở rộng các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới, các dự án phát triển du lịch và dịch vụ. Chuyển nhanh các cơ sở sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố để chỉnh trang đô thị.

Nâng cấp hạ tầng các khu du lịch, dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá. Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo nghề, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh và khu vực.

Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại I, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đô thị trung tâm vùng. Đô thị Hà Nội được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận.

Chú trọng công tác quy hoạch đô thị và quản lý đô thị theo quy hoạch. Giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo dựng nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường công tác quản lý đất theo quy hoạch đã được duyệt.

1.6.2 Vùng sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đảm bảo giữ vững an ninh lương thực. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất. Tập trung thâm canh cây lúa, cây màu vụ đông và cây con đặc sản có giá trị kinh tế cao, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,5-2, 7 lần. Khuyến khích dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản xuất lên 42 triệu /1 ha năm 2010, 50-60 triệu đồng /ha vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá.

Đổi mới hợp tác xã theo luật, xây dựng nhiều mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, phát triển mô hình doanh nghiệp ở nông thôn. Tiếp tục phát triển các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, các cụm công nghiệp - làng nghề nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, bưu chính - viễn thông, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi công cộng trong tiểu vùng.

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, hình thành các cụm thương mại - dịch vụ là trung tâm thu gom, thu mua các sản phẩm nông thủy sản phục vụ cho các cơ sở chế biến và tổ chức tiêu thụ ra ngoài khu vực, ngoài tỉnh, đồng thời là trung tâm cung ứng vật tư, cây con giống cho sản xuất trong khu vực và thực hiện các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hình thành trung tâm thương mại tại khu vực đầu cầu Ninh Bình (xã Yên Bằng, huyÖn ý Yªn), cung cấp các dịch vụ gắn với nhu cầu của người và phương tiện lưu thông trên đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình.

Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển các thị trấn, thị tứ, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hình thành thị xã gắn với phát triển thị trấn và các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố háp hoàn thiện của công tu tnhh quảng cáo và in công nghệ cao tân đại thành (Trang 50 - 53)