Về quy trình, tổ chức phân tích tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần hạ tầng thiên ân (Trang 61 - 76)

Nhân tố con người là nhân tố chủ quan ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu công tác này được thực hiện bởi bộ phận nhân sự trình độ kém thì khó có thể mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Hiện nay, việc phân tích tài chính chủ yếu do kế toán trưởng và một kế toán tổng hợp nên công tác phân tích gặp không ít khó khăn về nhân lực.

Vì vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích tài chính là yêu cầu cần thiết đối với Công ty. Những tiêu chuẩn đối với một người làm công tác phân tích tài chính đó là:

- Am hiểu chuyên môn về tài chính, kế toán. - Được đào tạo về kỹ thuật phân tích.

- Có kiến thức về ngành nghề kinh doanh cũng như về môi trường kinh doanh của ngành cũng như những kiến thức về pháp luật, về tình hình kinh tế trong và ngoài nước.

Vấn đề này cần được đặt ra trong công tác tuyển dụng nhân sự cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ của Công ty. Công ty cũng có thể mời một số chuyện gia phân tích ở các công ty tư vấn đào tạo về chuyên môn và kinh nghiệm phân tích. Hằng năm, Công ty cần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật thông tin kinh tế, xã hội cần thiết phục vụ cho việc phân tích.

Để phân tích tài chính đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng quy chế, đào tạo đội ngũ làm công tác phân tích, Công ty cũng cần chú ý tổ chức tốt công tác phân tích. Tổ chức công tác phân tích được thực hiện qua các công việc sau:

- Thành lập Ban Phân tích gồm các chuyên viên phân tích. Quy định cụ thể chức năng, quyền và trách nhiệm của Ban cũng như của thành viên trong Ban. Ban phân tích này nên trực thuộc Ban Giám đốc.

- Hiện nay, Công ty chưa có một nguồn kinh phí nào để phục vụ cho phân tích tài chính, máy móc trang thiết bị phục cho công tác phân tích tài chính. Công ty nên có nguồn kinh phí ổn định phục vụ cho việc phân tích tài chính, bao gồm việc đầu tư máy móc thiết bị cho việc thu thập thông tin và xử lý thông tin, chi phí cho cán bộ phân tích, chi phí cho việc học tập và hội thảo về phân tích tài chính. Để xử lý thông tin cũng như tính toán các số liệu phục vụ phân tích Công ty có thể mua hoặc đặt hàng viết phần mềm về phân tích giúp công việc phân tích sẽ trở nên chính xác và dễ dàng hơn. Hàng năm, Công ty nên trích một phần chi phí để thuê kiểm toán để kiểm toán sự chính xác, hợp lý các thông tin trên báo cáo tài chính.

3.2.2. Về thông tin phân tích

Hệ thống thông tin sử dụng trong phân tích là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Để đảm bảo chất

lượng của việc phân tích tài chính thì nguồn thông tin phải đầy đủ, chính xác, trung thực và được cập nhật thường xuyên, kịp thời. Nguồn thông tin được sử dụng tại Công ty chủ yếu là thông tin do phòng Tài chính – kế toán cung cấp.

Để cung cấp kịp thời các Báo cáo tài chính cho bộ phận phân tích, trong thời gian tới công ty nên quy định nghiêm túc về việc nộp các số liệu kế toán của các Xí nghiệp. Các số liệu kế toán từ các Xí nghiệp được lập chặt chẽ và sớm hơn sẽ giúp cho việc phân tích sẽ đáp ứng kịp thời và các thông tin cũng chính xác hơn cho việc ra quyết định và việc lập kế hoạch cho những năm tiếp theo.

Hiện nay, Công ty chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tuy không phải là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhưng báo cáo này cung cấp khá nhiều thông tin quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Để quản lý được tốt lượng tiền trong ngân quỹ thì việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là rất quan trọng. Do chưa nhân thức đúng tầm quan trọng của báo cáo này nên Công ty vẫn chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vậy để nâng cao chất lượng thông tin, trong thời gian tới Công ty nên lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên nguyên tắc là tiền giảm khi tài sản tăng hay nguồn vốn giảm và tiền tăng khi tài sản giảm hay nguồn vốn tăng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập theo hai phương pháp, phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Ở đây, có thể lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp như sau:

Bảng 3.1 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân

(Theo phương pháp gián tiếp)

KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH

Lợi nhuận trước thuế 17.682.847 15.833.203

Dòng tiền dương

Khấu hao tài sản cố định 9.923.689 21.886.887

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0

Dòng tiền âm

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 4.420.712 3.958.301 Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động 23.185.824 33.761.789 Giảm, tăng các khoản phải thu -63.955.986 -35.400.763 Giảm, tăng hàng tồn kho -146.496.530 38.017.876 Tăng, giảm các khoản phải trả 46.186.666 33.054.712 Giảm, tăng tài sản lưu động khác 2.153.709 2.035.879

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -138.926.317 71.469.493 II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Giảm, tăng đầu tư tài chính ngắn hạn - - Giảm, tăng đầu tư tài chính dài hạn - - Giảm, tăng các khoản phải thu dài hạn - -

Giảm, tăng đầu tư TSCĐ -44.438.820 -18.085.471 Giảm, tăng chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang 0 0

Giảm, tăng tài sản dài hạn khác 0 0

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -44.438.820 -18.085.471 III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH

Tăng, giảm vay ngắn hạn 125.971.419 -2.629.426

Tăng, giảm nợ dài hạn đến hạn trả 0 0

Tăng, giảm nợ dài hạn 44.283.187 -41.054.826 Tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu 7.008.219 -768.172

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 177.262.825 -44.452.424

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -6.102.312 8.931.598

Tiền tồn đầu kỳ 7.825.051 1.722.738 Tiền thuần cuối kỳ 1.722.738 10.654.337

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bên cạnh thông tin do phòng Tài chính kế toán cung cấp thì các nguồn

thông tin từ các phòng ban khác cũng rất quan trọng như : thông tin từ phòng kinh doanh, phòng kế hoạch – kỹ thuật, các thông tin trực tiếp từ các xí nghiệp thực hiện thi công ...

Ngoài ra, để việc phân tích đạt hiệu quả hơn, Công ty cần tăng cường thu thập nguồn thông tin khác như:

- Thông tin về tình hình kinh tế xã hội, chính sách, chủ trương của Nhà nước về lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong tương lai.

- Thông tin về lạm phát, giá cả, lãi suất đặc biệt là giá cả của các vật liệu xây dựng.

- Thông tin về ngành kinh doanh, xu hướng phát triển của ngành, về đối thủ cạnh tranh.

Về thông tin chỉ số trung bình ngành, hiện nay ở Việt nam việc tìm kiếm chỉ số trung bình ngành còn là một điều khó khăn. Vì vậy, khi thực hiện phân tích, công ty có thể tự tính toán ra chỉ số này bằng cách chọn ra một số công ty là đối thủ cạnh tranh, hoặc các công ty cùng ngành, có quy mô gần tương tụ để làm mốc so sánh với công ty mình, từ đó sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng tài chính của công ty. Công ty cần chủ động lựa chọn, tìm ra một mốc so sánh nhất định để hiệu quả phân tích tài chính ngày càng được nâng cao.

Vì hiện nay ở Việt Nam, số liệu trung bình ngành gần như là chưa có, Nếu vì thế trong quá trình phân tích Công ty nên so sánh số liệu phân tích của mình với các đơn vị khác trong cùng ngành có năng lực hoạt động kinh doanh gần tương tự. Vì trong những năm gần đây, rất nhiều công ty trong ngành xây dựng đều đã có cổ phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. Công ty có thể chọn có thể chọn so sánh với các Công ty có năng lực tương tự và đã có cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Do đó, dựa trên các báo cáo tài chính của một số công ty xây dựng đã có cổ phiếu được niêm yết để tiến hành phân tích, đánh giá như sau:

Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân với một số công ty khác Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty CP hạ tầng Thiên Ân Công ty Cp xây dựng Phục Hưng Holding Công ty cổ phần sông đà 4 Công ty CP xây dựng công trình ngầm

1. Lợi nhuận sau thuế 11.875 10.927 8.253 2.343

2. Doanh thu 800.389 750.683 310.819 357.743

3. Tổng tài sản 642.910 676.879 606.350 621.339

4. Vốn chủ sở hữu 129.900 164.000 115.465 100.928

5. Hiệu suất sử dụng tài sản 4,01 1,11 0,51 0,58

6. Tỷ suất lợi nhuận biên sau

thuế 1,48% 1,46% 2,66% 0,65%

7. Doanh lợi tổng tài sản(ROA) 1,85% 1,61% 1,36% 0,38% 8. Doanh lợi vốn chủ sở

hữu(ROE) 9,14% 6,66% 7,15% 2,32%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP hạ tầng Thiên Ân, Công ty CP xây dựng Phục Hưng Holding, Công ty CP Sông đà 4, Công ty CP xây dựng công trình ngầm)

Dựa vào các số liệu trong bảng trên, ta có thể thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân đều khá tốt so với các công ty còn lại. ROA và ROE của công ty đều cao hơn so với 3 công ty còn lại. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty lớn hơn hẳn so với các công ty còn lại. ROE của Công ty cũng cao hơn là do công ty đã sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính, mang lại khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu lớn. Chỉ có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận biên sau thuế của công ty là thấp hơn so với công ty khác. Điều này là do doanh thu của của công ty lớn hơn các công ty còn lại nhưng lợi nhuận sau thuế lại lớn hơn không đáng kể. Chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty vẫn chưa thực sự tốt. Công ty cần có những giải pháp để quản lý chi phí tốt hơn nữa, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế.

Như vậy, nguồn thông tin phục vụ phân tích tài chính của công ty là rất quan trọng, công ty cần tăng cường hơn nữa công tác thu thập và xử lý thông tin để phục

vụ tốt nhất cho công tác phân tích tài chính công ty.

3.2.3. Về phương pháp phân tích

Khi thực hiện phân tích, công ty đã sử dụng 2 phương pháp phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp hệ số. Tuy nhiên hai phương pháp này chưa đánh giá được ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Đối với các phương pháp này, công ty mới chỉ thực hiện phân tích 3 năm liên tiếp, do đó mới chỉ thấy được sự thay đổi trong ngắn hạn mà chưa thấy được xu thế tăng trưởng, phát triển của Công ty trong dài hạn, từ đó để có những điều chỉnh các kế hoạch tài chính trong dài hạn.

Để nâng cao chất lượng phân tích, Công ty cần bổ sung các phương pháp phân tích như phân tích đồ thị, phân tích tài chính Dupont để thấy được xu hướng và mối quan hệ giữa các tỷ số, phương pháp SWOT,... Đồng thời công ty cần phải sử dụng số liệu tài chính trong ít nhất 5 năm để có thể thấy rõ được xu hướng phát triển cũng như để đưa ra được những dự báo hợp lý cho công tác phân tích tài chính.

Phương pháp đồ thị

Phương pháp này được áp dụng để phân tích các chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh sự tăng trưởng của doanh nghiệp như các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hay các tỷ số về cơ cấu vốn, các tỷ số phản ánh doanh lợi.

Bảng 3.3. Doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Doanh thu thuần 37.816 216.023 416,762 896,298 800,389

2 Lợi nhuận sau thuế 4.232 10.337 10,962 13,262 11,875 (Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân)

Biểu đồ 3.1. Tình hình doanh thu của Công ty qua 5 năm 2007-2011

.

Nhìn trên biểu đồ ta thấy rõ sự biến động của doanh thu thuần qua 5 năm.

Doanh thu trong năm 2010 đột biến tăng cao là do trong năm này Công ty đã tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, nhận thêm được nhiều công trình lớn như công trình Chợ Trung Hòa, tổ hợp khách sạn dầu khí, toàn nhà FPT.... Tuy nhiên trong năm 2011, doanh thu lại giảm so với năm 2010, điều này là do khó khăn chung của ngành xây dựng cũng như là của nền kinh tế.

Để phân tích rõ hơn về kết quả kinh doanh của Công ty, ta tiến hành phân tích sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế theo phương pháp đồ thị như sau:

Qua đồ thị cho thấy mặc dù doanh thu của Công ty trong 2 năm 2010, 2011 tăng rõ rệt so với năm 2009 nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty trong 2 năm lại tăng không cao. Do trong 2 năm gần đây, do lạm phát, giá cả, chi phí đầu vào tăng cao nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

- Phân tích cơ cấu tài sản bằng đồ thị:

Bảng 3.4. Bảng cơ cấu tài sản của Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Tài sản ngắn hạn 19.745 97.507 238,578 440,774 445,053 2.Tài sản dài hạn 20.068 22.743 167,143 201,658 197,857

Tổng tài sản 39.813 120.250 405,721 642,433 642,910 (Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rất rõ cơ cấu tài sản và tình hình biến động và cơ cấu tài sản của Công ty. Công ty bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh vào năm 2009, tổng tài sản tăng mạnh cả về tài sản ngắn hạn và dài hạn. Năm 2010, công ty nhận được nhiều công trình mới vì thế mà tài sản ngắn hạn có sự tăng đột biến so với năm 2009. Biểu đồ thể hiện rất rõ cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn. Trong các năm tài sản ngắn hạn luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản. Qua 3 năm 2009,2010,2011 tài sản dài hạn hầu như không thay đổi đáng kể, trong khi đó tài sản ngắn hạn tăng (năm 2010 tăng so với năm 2009). Cơ cấu này là hợp lý do Công ty xây dựng chỉ đầu tư một phần nhỏ vào Tài sản cố định, còn chủ yếu là đầu tư vào tài sản lưu động.

Bảng 3.5. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Nợ phải trả 11.581 64.790 307,109 523,639 523,010 2. Vốn chủ sở hữu 28.232 55.461 98,523 118,793 192,900

Tổng tài sản 39.813 120.251 405,721 642,433 642,910

(Nguồn: Công ty cổ phần hạ tầng Thiên Ân)

Biểu đồ 3.4. Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu nguồn vốn, ta thấy rõ sự biến động của nguồn vốn qua 3 năm. Năm 2009, công ty bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư thêm nhiều

tài sản nên tổng nguồn vốn tăng đột biến. Sang năm 2010, công ty đầu thầu được nhiều công trình mới đồng thời công ty cũng mở rộng mảng kinh doanh thép, nguồn vốn cho kinh doanh chủ yếu huy động từ nợ vì vậy mà nợ phải trả của công ty tăng mạnh. Năm 2011 là một năm khó khăn, lãi suất tăng cao, để tiếp tục hoạt động sản

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần hạ tầng thiên ân (Trang 61 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w