VI. Thiết kế mặt cắt dọc tuyến:
6.5 Điền mức so sánh.
Khi ta thay đổi mức so sánh thì ta phải điền giá trị thay đổi mức so sánh để người
đọc bản vẽ có thể biết giá trị cao độ tự nhiên hay cao độ thiết kế tại vị trí đó là bao nhiêu. Trình tự thực hiện: TD-TN → Trắc dọc tự nhiên → Điền mức so sánh.
Chương trình sẽ yêu cầu ta chọn điểm điền giá trị mức so sánh, thông thường ta hay chọn Mức so sánh đã
được thay đổi khi trình bày bản vẽ
Nguyễn Hoàng Long – thedragongold@yahoo.com 29
Hình 6.5 : Điền giá trị thay đổi mức so sánh. 6.6 Bố trí công trình nhân tạo trên trắc dọc.
Sau khi thiết kế xong cơ bản trắc dọc thì cần phải thể hiện vị trí của các công trình nhân tạo trên tuyến lên bản vẽ trắc dọc (cầu, cống). Nội dung cần thể hiện bao gồm các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình như: vị trí (lý trình), loại kết cấu, khẩu độ, chiều dài...
Trình tự thực hiện: TD-TN → Thiết kế trắc dọc → Cống tròn (hay Cầu).
Điền giá trị thay
Hình 6.6 : Công trình nhân tạo trên tuyến thiết kế.
Trong ví dụ này có các thông số kích thước, loại công trình sử dụng:
STT Lý trình Khẩu độ(m) Loại CT 1 KM 0+990.2 φ=1.00(m) Cống tròn 2 KM 1+241.0 φ=1.25(m) Cống tròn 3 KM 1+457.3 φ=1.25(m) Cống tròn 4 KM 1+696.7 φ=1.25(m) Cống tròn 5 KM 2+820.0 φ=1.25(m) Cống tròn 6 KM 4+550.0 φ=1.25(m) Cống tròn 7 KM 7+760.0 φ=1.50(m) Cống tròn 8 KM 8+710.0 B=2.00(m) Cống bản 9 KM 10+330. B=2.00(m) Cống bản 10 KM 5+320.0 L=30.0(m) Cầu BTCT 11 Km 6+240.0 L=30.0(m) Cầu BTCT
Trên trắc dọc tại các lý trình này ta chọn loại công trình cần bố trí, sau đó nhập chiều dài, đường kính, các cao độ thiết kế...