Phương pháp làm giảm biến dạng đất nền xung quanh hố móng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Công trình thủy: Biến dạng của nền đất xung quanh hố móng khi hạ mực nước ngầm trong móng sâu (Trang 97 - 103)

Hạ mực nước ngầm là làm tăng tải trọng lên nền đất hơn khi chưa hạ mực nước ngầm ban đâu. Hầu hết các nền đất cố kết khi chịu các phụ tải, cấu trúc công trình nằm trên bán kính ảnh hưởng của hệ thống hạ mực nước ngầm được giải quyết. Phương pháp được đưa ra cần được nghiên cứu trước khi một hệ thống hạ mực nước ngầm được thiết kế. Thành lập những trung tâm khảo sát các cấu trúc các công trình lân cạnh hố móng trước khi tiến hành hạ mực nước ngấm sẽ cho phép kiểm soát và cảnh báo các hư lại, sụp đổ của các công trình bị ảnh hưởng. giếng nạp của nước ngầm hình 3.13 rất cần thiết để giảm thiểu và loại bỏ các tổn hại của công trình lân cận.

Khi giếng chỉ rút nước từ lượng nước trữ trong tầng chứa nước, thì độ hạ thấp mực nước ngầm diễn ra như một hàm của log thời gian.

Hình 3.14 cho thấy đồ thị đường thẳng lý thuyết của độ hạ thấp mực nước ngầm như là một hàm của thời gian trên giấy bán log. ảnh hưởng của biên biên bổ sung nước làm chậm tốc độ hạ thấp mực nước ngầm. Sự thay đổi độ hạ thấp mực nước ngầm sẽ bằng không nếu giếng nạp được cung cấp hoàn toàn bằng lượng nước bổ sung. Việc hạ mực nước ngầm được thực hiện ở phái bên ngoài tường chắn và trước công trình lân cận, ống sẽ được đưa vào trong đất tới độ sâu của mực nước ngầm và tiến hành cung cấp nước cho giếng nạp.

Hình 3.13: sơ đồ bổ sung nước cho nước ngầm ngăn ngừa phá hoại cho công trình xung quanh .

Hình 3.14: Ảnh hưởng của các biên bổ sung và chắn nước đến đường cong bán log độ hạ thấp nước ngầm.

Chương 4:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Mục tiêu mà đề tài đạt được

Tác động của việc hạ nước ngầm đến nền đất xung quanh hố móng nói một cách chính xác là của các công trình lân cận hố móng rất phức tạp và da dạng, nhà thiết kế không nắm rõ được sự diễn biến của nước ngầm khi hạ mực thì sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng là hư hại các công trình và làm giảm tuổi thọ của chúng.

Trong luận văn đề cập tới các nguyên nhân và diễn biến của chuyển vị mặt đất trong quá trình hút nước ngầm, nhằm giúp cho những người thiết kế có cái nhìn sâu sắc về nước ngầm và những hậu quả có thể xẩy ra không hiểu được bản chất của thi công hố móng

Luận văn cũng đưa ra các giả thiết và các bài toán cụ thể để tính toán và đưa ra các quy luận của sự dịch chuyển và quy cách các công trình lân cận có thể bị phá hoại.

Các bài toán được đưa ra theo sự tăng dần chiều sâu hố móng, để tìm ra sự giống nhau và khác nhau của sự dịch chuyển đất nền với chiều sâu hố móng tương ứng.

Dựa vào kết quả tính toán trong luận văn với tám bài toán có các chiều sâu hố móng từ 6m đến 34m để tính toán có những nhận xét như sau:

- Chiều sâu hố móng càng tăng thì bán kính ảnh hưởng và áp lực lên tường chắn tăng nhanh theo chiều sâu, độ lún của nền xung quanh hố móng tăng không lớn so với hai yếu tố trên. - Công trình lân cận càng gần hố móng thì mức độ ảnh hưởng cao hơn các công trình ở xa hố

móng về độ lún.

- Độ lún trên các điểm của nền móng công trình lân cận là khác nhau sẽ gây ra lún lệch rất nguy hiểm.

- Cần kiểm tra tính lún các công trình lân cận khi thiết kế và thi công các công trình có hạ mực mước ngầm.

- Biện pháp để cho công trình lân cận không lún khi hạ mực nước ngầm trong hố móng là bơm trả lại nước cho vùng đất bên ngoài hố móng, không thay đổi độ bão hòa của nền đất, không xảy ra hiện tượng lún, không gây nguy hiểm cho công trình lân cận

4.1. Hạn chế của đề tài và phương hướng phát triển

Luận văn chỉ tập trung giải bài toán thấm phẳng trong đất bão hòa nước và chỉ xét bài toán với dòng chảy tầng chưa xét với dòng chảy rối. Tuy nhiên, về cơ bản nội dung nghiên cứu này hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu thiết kế khi tính toán thấm của hố móng sâu. Từ kết quả nghiên cứu có thể mở rộng cho bài tóan thấm ba chiều trong đất bão hòa nước.

Do thời gian có hạn chưa đưa ra các bài toán với nhiều giả thiết địa chất và hố móng khác nhau và chưa đưa ra được các yếu tố thiên nhiên bất lợi trong việc thi công hố móng.

Hướng phát triển của luận văn là đưa vào các giả thiết mới như các điều kiện bất lợi của thời tiết mà trong quá trình thi công có thể gặp phải, thay đổi nhiều điều kiện địa chất để có cái nhìn tốt hơn về sự dịch chuyển đất nền.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Châu Ngọc Ẩn (2004) - Cơ học đất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Quang Chiêu (2004) - Thiết kế và thi công nền đắp trên đất yếu, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

[3]. Trần Quang Hộ (2004)- Công trình trên nền đất yếu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[4]. PGS.TS Nguyễn Bá Kế, PGS.TS Nguyễn Tiến Chương, KTS Nguyễn Hiền, KS Trịnh Thành Huy (2004), Móng nhà cao tầng theo kinh nghiệm nước ngoài, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

[5]. PGS.TS Nguyễn Bá Kế (2002), Thiết kế và thi công móng sâu, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

[6]. GS.TSKH Phan Trường Phiệt (2001), Áp lực đất và tường chắn đất Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

[7]. GS.TSKH Phan Trường Phiệt (2005), Cơ học đất ứng dụng và tính toán công trình trên nền đất theo trạng thái giới hạn, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

[8]. Ngô Trí Viềng, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Cảnh Thái (2004) – Thủy công (tập 1), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Yên (2004), Cơ sở địa chất cơ học đất và nền móng công trình, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

[11]. Bộ xây dựng (1997), Tuyển tập Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam, tập 5: Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

[1]. C.W.FETER (2000): Địa chất thủy văn ứng dụng, Nhà xuất bản giáo dục

[2]. David M Pott & Lidija Zdravkovic (2001) : Finite element analysis in geotechnical engineering – Theory, Thomas Telford Ltd, London.

[3]. Unified Facilities Criteria (2004): Dewatering and Groundwater Control.

[4]. Vilen Alếchxevích Ivácnhúc (2004), Thiết kế và xây dựng công trình ngầm và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Công trình thủy: Biến dạng của nền đất xung quanh hố móng khi hạ mực nước ngầm trong móng sâu (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)