Ngoài các dạng biến hình thấm thông thường nói trên, trong môi trường thấm còn có thể xảy ra các dạng biến hình thấm đặc biệt do tồn tại các khe hở, khuyết tật trong đó. Các khe hở, khuyết tật này được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau (xói ngầm, lún không đều, vết nứt trong đất…). Vị trí khuyết tật có thể ở bất cứ chỗ nào trong miền thấm và nói chung, không thể dự kiến trước được.
Khi trong nền có tồn tại các khe hở, khuyết tật như vậy, dưới tác dụng của cột nước thấm (cột nước chênh lệch giữa trong và ngoài hố móng), dòng thấm sẽ đi con đường ngắn nhất, gradien thấm tăng nhanh, khả năng phá hoại của dòng thấm là rất lớn.
Để kiểm tra khả năng phá hoại đặc biệt của nền và công trình, chỉ có thể sử dụng gradien thấm trung bình cho toàn miền, gọi là độ bền thấm đặc biệt hay độ bền thấm chung:
JK < JKCP (2.60) Trong đó:
JK - Gradien thấm chung của nền hay công trình;
Ý nghĩa của công thức (2.60) là ở chỗ khi cột nước thấm của công trình đã khống chế, cần phải thiết kế công trình có đường viền thấm đủ dài, để khi có hang thấm tập trung ở một vị trí nào đó thì phần còn lại của đường thấm vẫn đủ để chống lại các biến hình thấm nguy hiểm.
Trị số JK đối với nền đất của công trình xác định theo Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi toàn liên bang Nga đề nghị:
tt i H J T K = (2.61) Trong đó: H - Cột nước thấm;
Ttt – Chiều sâu tính toán của nền;
i – Tổng hệ số sức cản tại các bộ phận của miền thấm.
Trị số JKCP đối với nền đất phụ thuộc vào loại đất và cấp công trình có thể tham khảo theo bảng 2.1 sau: Bảng 2.1: Trị số JKCP theo đất nền và cấp công trình Loại đất nền JKCP khi công trình cấp I II III VI - V Đất sét 0,7 0,8 0,9 1,08 Đất á sét 0,35 0,40 0,45 0,54 Cát hạt lớn 0,32 0,35 0,40 0,48 Cát hạt trung bình 0,22 0,25 0,28 0,34 Cát hạt nhỏ 0,18 0,20 0,22 0,26