V-/ THỰC TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 30 - 32)

7 Xây dựng 9.664 3,3 8Cơ sở hạ tầng KCN KCX4990,

V-/ THỰC TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM

VIỆT NAM

Phát triển các khu công nghiệp - khu chế xuất là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một mô hình kinh tế mới thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của ta. Nhưng tình hình hoạt động của nó ra sao và hiệu quả kinh tế xã hội của nó như thế nào ? thì lại làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách!

Đến tháng 5 năm 1999 cả nước có 63 khu công nghiệp - khu chế xuất trong đó có 48 khu công nghiệp - khu chế xuất đã đi vào hoạt động góp phần tích cực trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Không ít các khu công nghiệp - khu chế xuất được xây dựng trên các khu đầm lầy, hoang hoá và tạo cơ hội cho các vùng này “lột xác”. Từ khi, có khu công nghiệp - khu chế xuất xuất hiện thì các vùng này trở thành những khu đô thị sầm uất, đời sống dân cư phát triển nhờ lao động trong khu công nghiệp - khu chế xuất hoặc làm “vệ tinh” cho các liên doanh ở đây. Nhưng một thực tế, đó là tình trạng dư thừa đất đai tại các khu công nghiệp ngày càng rõ nét. Đến đầu năm 1999 chỉ có 24% diện tích quy hoạch cho khu công nghiệp - khu chế xuất được lấp kín bằng những dự án đầu tư: 8 khu công nghiệp cho thuê 50% diện tích, 10% khu công nghiệp cho thuê 30 - 35%, 17 khu công nghiệp dưới 30% và 17 khu công nghiệp chưa thực hiện được một dự án nào. Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng xây dựng trên diện tích 153 ha với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện nghi thì đến tháng 4 năm 1999 chỉ có 3 ha được thuê chiếm 1,95% quỹ đất xây dựng, và còn rất nhiều khu công nghiệp gặp phải tình trạng này.

Sở dĩ có tình trạng trên, trước hết là do công tác chuẩn bị cho sự ra đời của khu công nghiệp - khu chế xuất còn yếu kém như thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động lành nghề... Bên cạnh đó là sự ồ ạt xây dựng về số lượng không chú ý về chất lượng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt ở những sản phẩm giống nhau của các khu công nghiệp - khu chế xuất làm nản lòng nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khách quan như khủng hoảng kinh tế tác động đến đầu tư làm chậm nhịp độ, hoặc môi trường pháp luật đối với khu công nghiệp - khu chế xuất chưa hoàn chỉnh...

được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w