IV-/ KHÓ KHĂN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 29 - 30)

7 Xây dựng 9.664 3,3 8Cơ sở hạ tầng KCN KCX4990,

IV-/ KHÓ KHĂN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀ

Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 1998 đã có 1.052 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động. Theo số liệu thống kê năm 1997 các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra 7,5% GDP nhưng tỷ trọng nộp thuế và phí của các doanh nghiệp chỉ chiếm 4,5% bởi còn nhiều doanh nghiệp đang trong thời kỳ được miễn hoặc giảm thuế lợi tức hoặc một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Về tình trạng thua lỗ thì trong số 901 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào hoạt động thì 206 doanh nghiệp có lãi (chiếm 22,8%) còn lại là làm ăn chưa có hiệu quả hoặc thua lỗ nặng như hai liên doanh giải khát Coca-cola lỗ 281 tỷ đồng, doanh nghiệp liên doanh G & P sau hai năm hoạt động lỗ đến 28 triệu USD trên tổng số vốn đầu tư chỉ có 37 triệu USD. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác như các liên doanh sản xuất và lắp đặt ô tô - môtô, một số liên doanh Bia... Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này ?

Ở đây nguyên nhân khách quan thì không ít, nguyên nhân chủ quan thì quá nhiều. Ta có thể kể ra một số như sau: thứ nhất, bên đối tác, một mặt muốn thao túng phần góp của phía Việt Nam để chuyển doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, do đó đã tạo ra tình trạng lỗ giả lãi thật. Bởi với sự độc quyền cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, họ được quyền định giá cao, lương trả cho chuyên gia người nước ngoài quá cao. Các chi phí quảng cáo cao như: liên doanh Coca-cola đã chi đến 14% doanh thu cho quảng cáo thì thử hỏi tại sao lại không lỗ ? Nhưng một thực tế chỉ là doanh nghiệp liên doanh bị lỗ còn bên đối tác họ vẫn lãi. Vì họ có cả một tập đoàn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, là phải kể đến tình trạng các bên đều nâng cao phần định giá tài sản đóng góp vào liên doanh so với thực tế. Cho nên, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Thứ ba, chính là sự phán đoán về thị trường tiêu thụ trong nước bị sai lệch như tình trạng của các liên doanh sản xuất và lắp đặt ô tô, thứ đến đó là trình độ quản lý cũng như đạo đức kinh doanh của cán bộ tham gia liên doanh của phía Việt Nam cũng là nguyên nhân cơ bản “giúp” cho doanh nghiệp liên doanh đến tình trạng này. Ngoài ra, còn một số các nguyên nhân khác cần kể ra như môi trường đầu tư, chính sách điều tiến vĩ mô của Nhà nước...

Vậy làm gì để khắc phục tình trạng này ? Phải chăng, đó chính là một dấu hỏi đặt ra mà chưa một cấp, một ngành nào có biện pháp để giải quyết ?

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w