- Ưu điểm: phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạn chế được
2.2.1.2 Thời gian tính khấu hao
Công ty căn cứ vào khung thời gian tại bản phụ lục số 1 kèm theo quy định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12-12-2003 của bộ trưởng bộ tài chính xác định không thấp hơn thời gian tối thiểu và không cao hơn thời gian tối đa.
Việc xác định thời gian tính khấu hao căn cứ vào : • Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ theo thiết kế
• Hiện trạng TSCĐ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng , thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế
• Tuổi thọ kinh tế của TS được quy định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình tiến bộ kỹ thuật
Căn cứ vao các yếu tố đó công ty xác định số năm sử dụng dự kiến các loại TSCĐ như sau:
Bảng 2.1: Thời gian sử dụng dự kiến TSCĐ của công ty Các loại
TSCĐ Nhà cửa vậtkiến trúc Máy mócthiết bị Phương tiện vậntải truyền dẫn Thiết bị vận tảitruyền dẫn Thời gian sử dụng dự kiến 25 9 8 8 (Nguồn : phòng kế toán) Nhận xét
Từ bảng trên có thể nhận thấy rằng thời gian sử dunbgj dự kiến TSCĐ của công ty là hoàn toàn phù hợp với khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ theo quyết định số 206/2003 QĐ-BTC . Do công ty mới thành lập từ năm 2006 hầu hết các tái sản của công ty là mới 100% chưa qua sử dụng do vậy veec xác đinh thời gian khấu hao là đung vơi khung thời gian quy định.
Việc này giúp cho việc trích khấu hao của doanh nghiệp chính xác giúp thu hồi vốn nhanh từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi liên tục thay đổi TSCĐ mới phù hợp với trình độ phát triển khoa học kĩ thuật .
Tuy nhiên bảng trên chỉ là thời gian sử dụng bình quân cho các nhóm TSCĐ nêu trên còn đối với từng loại TSCĐ cụ thể của doanh nghiệp lại khác nhau do vậy doanh nghiệp cần xác định thời gian xử lí để xác định mức khấu hao chính xác từ đó giúp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.