phủ đã thực hiện:
Nhìn lại nền kinh tế năm nay, với nỗ lực chung vì mục tiêu kiềm chế lạm phát. ổn
chế cơ bản, các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải thiện và đều ở mức tốt. Đó là lạm phát và nhập siêu theo tháng giảm, cán cân thanh toán và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, lãi suất đã hạ, dự trữ ngoại hối và tỷ giá được giữ ở mức hợp lý. Trước những biểu hiện này các chỉ tiêu 2009 được xây dựng với nhiều hy vọng.
- Tuy nhiên, Việt Nam trong thời gian đầu quá nhấn mạnh đến thắt chặt tiền tệ và hầu như chỉ tập trung vào tiền tệ. Các biện pháp đối với sản xuất lương thực, quản lý đất đai, hỗ trợ đời sống người dân vùng khó khăn còn thực hiện chậm, thiếu kiên quyết ,cụ thể và chưa thấy hiệu quả so với biện pháp tiền tệ.Thắt chặt tiền tệ là việc làm cần thiết nhưng làm cho nhiều lĩnh vực xuất khẩu gặp khó khăn do tình trạng thiếu vốn và vay vốn với lãi suất cao. Việc thu mua cá tra, cá basa là một điển hình hay là việc Việt Nam bị thiếu điện, phải mua điện của nước ngoài đang phải triển khai hàng loạt nhà máy điện, nhưng vì thiếu vốn nên dự án xây dựng nhà máy điện bị ngừng trệ. Do đó, đây là vấn đề cần cân nhắc trong chính sách kinh tế vĩ mô, đối với các dự án tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu ,thương mại, thu mua nông sản cho chế biến và xuất khẩu, dự án tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cho tiêu thụ trong nước, các dự án quan trọng của nền kinh tế, dự án tạo nhiều việc làm cho người lao động …thì không nên thắt chặt tiền tệ mà không cho vay vốn. Đây chính là các lĩnh vực kiềm chế lạm phát.
Từ đầu năm đến nay, luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp sau khi VN gia nhập WTO đã tăng lên nhanh chóng đã tạo sức ép tăng giá tiền đồng và một mặt gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát tài chính. . Do VN muốn giữ được một tỉ giá tương đối cạnh tranh, vì vậy NH Nhà nước đã phải mua tiền vào, làm tăng dự trữ ngoại tệ, nhưng mặt khác cũng làm cho lượng cung ứng tiền về lớn, dẫn đến cân đối cung - cầu ngoại tệ thay đổi, gây áp lực lạm phát. Để giải quyết vấn đề ấy, NH Nhà nước đã hút tiền về bằng cách áp dụng chính sách thị trường mở, bán tín phiếu, tăng dự trữ bắt buộc của các NHTM. Nhưng biện pháp này có tổn phí khá cao và khiến cho lãi suất bị đẩy lên. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng do lãi suất cao. .
giảm sự cần thiết phải can thiệp quá mức của chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, nếu có sự can thiệp của chính sách tiền tệ bằng cách mua tiền vào thì phải tăng cường được hiệu lực của các công cụ tiền tệ và vai trò độc lập hơn của NHTƯ trong quyết định các chính sách của mình để vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của tỉ giá, đồng thời giảm tổn phí cho các biện pháp trung hoà hoá tiền tệ... - Kiềm chế lạm phát hoàn toàn nằm trong tay chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Thời gian qua, nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng có thể nói đã thành công. Tuy nhiên, nếu chính sách tài khoá được thực hiện đồng bộ với chính sách tiền tệ sớm hơn thì hiệu quả sẽ đến sớm hơn. Ở đây cũng cần nói đến nhóm chính sách tài khoá liên quan đến việc giảm đầu tư công và tăng hiệu quả đầu tư công chưa được như ý. Đầu tư công chưa thực sự thắt chặt, nhiều khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp nhà nước thiếu giải trình, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư công là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư toàn diện, với những khoản đầu tư lớn nhất và rộng nhất nên chưa thể hiệu quả ngay và cũng cần có thời gian thực hiện. Vì thế, cần kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ, tỷ giá và chính sách tài khoá với liều lượng hợp lý. Những chính sách này cần hài hoà, cân đối với nhau. Sự cân đối là cần thiết vì các thành phần tư nhân trong nền kinh tế thị trường cần thay đổi hành vi của mình. Lòng tin chỉ có được khi các chính sách đó minh bạch và Chính phủ, Ngân hàng TW không cùng lúc đưa ra những chính sách mâu thuẫn nhau. Bên cạnh đó cần chú trọng các giải pháp thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ các DN và các nhà đầu tư; khuyến khích hơn nữa nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn là đầu tư gián tiếp. Đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành.
- Chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết nhưng phải duy trì mức tăng trưởng nhất định. Nếu không duy trì tốc độ tăng trưởng nhất định sẽ có những tiêu cực. Đất nước đang còn nhiều nhu cầu về đầu tư, ví dụ như điện, không thể để thiếu và cần tăng đầu tư. Lúc này cần quản lý và phát triển hiệu quả để đảm bảo tăng trưởng mà không mâu thuẫn với mục tiêu chống lạm phát.
KẾT LUẬN:
Sau khi làm xong BTL , sinh viên có thêm kiến thức về môn học KTVM nói chung và qua đó tìm hiểu được thực trạng nền kinh tế của Việt Nam qua các biến động chỉ số giá cả và tỉ lệ lạm phát. Lạm phát đang là một trong những nhân tố hết sức quan trọng tác động đến đời sống của người dân, và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, Chính phủ đã và đang đặt ra những giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát như là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Trong giai đoạn ,2004-2008, Nền kinh tế của đất nước đang có những chuyến hướng tích cực trong quá trình hội nhập, vì vậy mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời vẫn giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức thấp đòi hỏi phải có các chính sách vĩ mô thích ứng. Làm bài tập lớn, còn giúp SV có thể trau dồi kiến thức, kinh nghiệm quản lý góp phần phục vụ cho nghiệp vụ sau này của mình. Tuy trong quá trình làm BTL, em đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu trên sách, báo, tạp chí, Iternet…nhưng sẽ không thể tránh khỏi thiếu xót. Mong có sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn, để bài tập lớn của em ngày càng được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Hoàng Thị Thương