Năm là,triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị Tiềm

Một phần của tài liệu tình hình lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2004-2008 (Trang 25 - 28)

phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10 % chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là

giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vưà góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.

- Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như xăng dầu, sắt thép ,xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực , thực phẩm… ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các yêu cầu nầyvà chịu trách nhiệm trước chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ cũng yêu cầu các Hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả.

- Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.

Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các biện pháp về an sinh xã hội.

n chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của nhà nước đến đúng đối tượng.

- Phải phối hợp đồng bộ: Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi có sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền. Hơn nữa, thị trường thế giới đang biến động, phải theo dõi sát tình hình, cập nhật đầy đủ thông tin để có những giải pháp phản ứng kịp thời. chính xác, nhằm một mặt hạn chế các tác động xấu do những khách quan mới nảy sinh, mặt khác tận dụng được thời cơ mới xuất hiện để phát huy tiềm năng tăng trưởng của đát nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cao hơn khi điều kiện thuận lợi

- Chính phủ nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trước toàn đảng, toàn dân về kiềm chế lạm phát. Nhưng, công cuộc này chỉ có thể đạt được kết quả khi có sự ủng hộ và đông tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp,của các cơ quan thông tin đại chúng và của toàn thể nhân dân cả nước.

2. Phân tích kết quả thực tế thu được:

- Chính phủ đã triển khai khẩn trương và đồng bộ 8 nhóm giải pháp;trong đó tập chung chỉ đạo kiên quyết việc thắt chặt tiền tệ và tài khoá; đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; tăng cường quản lý giá cả ngăn chặn đầu cơ bình ổn thị trường. Điều hành thận trọng, linh hoạt các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tín phiếu bắt buộc, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, kiểm soát chặt việc cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vay tiêu dùng, tập trung vốn cho sản xuât và xuất khẩu, bảo đảm tính thanh khoản của các ngân hàng và cả nền kinh tế; hạn chế tăng tổng phương tiện thanh toán cả năm xuống còn khoảng 18% và tổng dư nợ tín dụng xuống khoảng dưới 30%; tăng cường quản lý các ngân hàng thương mại, trợ giúp các ngân hàng yếu kém vượt qua khó khăn, ban hành các quy định thích hợp để nâng cao hiệu quả, tính an toàn và cũng là tiêu chí để cấp phép lập ngân hàng mới.

- Mặc dù giá tăng cao nhưng không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư tương ứng; đã đình hoãn, giãn tiến độ trên 3100 công trình dự án với khoảng 37.000 tỷ đồng vốn từ nguồn ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước; cắt giảm khoảng 9.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ. Tiết kiệm 2.700 tỷ đồng chi thường xuyên của các đơn vị thụ hưởng ngân sách.

- Thu ngân sách năm 2008 vượt dự toán, góp phần giải quyết tốt các nhiệm vụ chi trong kế hoạch, tăng trợ cấp an sinh xã hội, tạo nguồn bù lỗ giá xăng dầu và giảm bội chi ngân sách.

-Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thị trường giá cả, chống đầu cơ buôn lậu điều chỉnh thích hợp giá xăng dầu và từ tháng 9 đã kiên quyết thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bù lỗ đối với mặt hàng này.

- Cán cân thanh toán quốc tế được bảo đảm; ước cả năm 2008 thặng dư khoảng 2,7 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối được tăng thêm, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế

vĩ mô. Từ tháng 6 năm 2008, mức tăng giá tiêu dùng đã giảm dần, tháng 9 tăng 0,18%, tính chung 9 tháng giá tiêu dùng tăng 21,87%, dự báo cả năm 2008 tăng khoảng 24%. Đặc biệt, theo số liệu Thống kê, giá tiêu dùng tăng 26,7 % so với cùng kì năm ngoái. Số liệu lạm phát trong tháng 10 này đã hạ nhiệt so với tỉ lệ lạm phát 27,9% được báo cáo trong tháng 9, và giá tiêu dùng đã giảm bớt 0,2 % hàng tháng, đây là lần đầu tiên giá tiêu dùng giảm đến như vậy trong vòng 2 năm rưỡi trở lại. Cơn hạ nhiệt này xuất hiện đúng lúc giá tiêu dùng và năng lượng thế giới giảm đi đồng thời Việt Nam vưà cắt giảm giá nhiên liệu trong nước và các ngân hàng vẫn đang thắt chặt tín dụng. Kể từ đầu năm, theo số liệu thống kê của GSO chỉ số giá tiêu dùng của nước ta chỉ tăng 21,6%.

- GDP bình quân đầu người đạt trên 1000 USD: Tăng trưởng GDP cả năm ước khoảng 6,5-7%; trong đó nông nghiệp tăng 3,5-3,9%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,3- 7,5%, dịch vụ tăng 7,2-7,8%.

- Mặc dù, gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá đầu vào tăng cao nhưng nông nghiệp vẫn đạt được kết quả nổi trội; giá trị sản xuất ước tăng 5,1 % (năm 2007 tăng 4,6%); sản lượng lúa tăng khoảng 2,6 triệu tấn, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thuỷ sản tăng gần 9,0 %.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 16,2 %(năm 2007 tăng 17,1%). Nhiều nghành dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 31% (năm 2007 tăng 22,7%).

- Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế, xã hội của năm 2009 cần được xác định là: tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 15 %, đưa lạm phát xuống một con số vào năm 2010, ổn định vững chắc hơn kinh tế vĩ mô phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng rất linh hoạt trong điều hành nhằm bảo đảm vốn cho tăng trưởng hợp lý và ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu tình hình lạm phát của việt nam trong giai đoạn 2004-2008 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w