Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời với việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo lập và phát triển thương hiệu (Trang 30 - 34)

hiệu cho doanh nghiệp

Về sản phẩm doanh nghiệp cần phải phấn đấu hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, do đó doanh nghiệp nên đáp ứng các chỉ tiêu quản lý chất lượng ISO trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt được những yêu cầu đó doanh nghiệp cần phải đổi mới mạnh mẽ trong đầu tư, như mở rộng nhà xưởng, tăng cường hiện đại hoá thiết bị chuyên dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, quản lý. Đặc biệt đầu tư thích đáng cho con người nhăm nâng cao trình trình độ tổ chức, quản lý, điều hành cũng như tay nghề cho cán bộ công nhân viên đáp ứng như cầu mới, nâng cao trình độ cạnh tranh. Bên cạnh sản phẩm chất lượng cao thi doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách, dich vụ chăm sóc khách hàng trước trong và sau quá trình bán như bố chí các kênh phân phối tiêu thụ như thế nào để thuận lợi cho việc chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm và chương trình khuyến mại khác. Muốn trở nên nổi tiếng thương hiệu phải có một thời gian hiện diện trên thị trường. Vì vậy để một thương hiệu có thể tồn tại và phát triển ngoài uy tín tên tuổi của doanh nghiệp thì quan trọng là không ngừng sáng tạo sản phẩm mới, nâng cao tính hữu ích tiện dụng nhất là tính tiết kiệm và kinh tế của sản phẩm đồng thời chất lượng luôn được dữ vững và không ngừng nâng cao, sản phẩm phải phù hợp với nhièu đối tượng tiêu dùng, sản phảm được người tiêu dùng chấp nhận khi đó thương hiệu của doanh nghiệp mới có thể tồn tại và canh tranh được trên thị trường.

Về xây dựng thương hiệu: Nên mời các công ty chuyên phát triển và tìm hiểu thêm về các phương án xây dựng thương hiệu từ đó xây dựng thương hiệu cho mình. Quá trinh xây dựng thực hiện phải đảm bảo nguyện tắc cơ bản sau:

Một là thương hiệu phải dễ nhớ từ tên gọi, biểu tượng và kiểu dáng. Nên thử nghiệm vào nhóm khách hàng mục tiêu dự kiến

Hai là thương hiệu phải có ý nghĩa, để cố gây ấn tượng và tác động vào tâm trí khách hàng. Thương hiệu cần có tính mô tả đặc tính nổi bật nào đó của sản phẩm, nhưng lại có tính thuyết phục nhấn mạnh lợi ích mà sản phẩm đem lại, vừa vui vẻ thú vị, có tính hình tưởng cao và gây cảm xúc.

Ba là thương hiểu phải có tính dễ bảo hộ về mặt pháp luật và đăng ký chính thức thương hiệu này với cơ quan luật pháp có thẩm quyền, giúp bảo vệ thương hiệu.

Bốn là cần có tính thích ứng vì khi thị hiếu của khách hàng thay đổi hay sự chuyển hoá mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp xẩy ra thì thương hiệu có thể cải tiến hay thay đổi phù hợp.

Năm là thương hiệu phải có tính dễ phát triển và khuyếch trương. Một vấn đề cũng khá quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm đặt tên cho thương hiệu của mình như đặt theo bên người, địa danh, tên loài vật, theo thành phẩn cấu tạo sản phẩm, theo đặc tính nổi trội của sản phẩm, theo công dụng sản phẩm, theo âm thanh đặc trưng của sản phẩm, theo ẩn dụ và theo chữ cái. Một lôgo hiệu quả thiết kế cần theo 5 nguyên tắc là có ý nghĩa, đơn giả, dễ vẽ, dễ đọc, độc đáo.

Một doanh nghiệp có được một chương trình xây dựng thương hiệu tốt, nhưng chưa chắc thương hiệu của doanh nghiệp có thể phát triển và trở thành thương hiệu nổi tiếng được,thương hiệu nó cũng như tài sản nên cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn để làm tăng già trị của bản thân. Thương

hiệu có phát triển hay không còn phụ thuộc thái độ và hành động tích cực từ phía doanh nghiệp đối với việc xây dựng thương hiệu:

Việc ghi nhãn hiệu hàng hoá là quyền lợi và trách nhiệm đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia tích cực, ghi nhãn hiệu hàng hoá là một công việc quan trọng đòi hỏi các doanh nghiệp không nên lơ là và phải ghi đầy đủ các nội dung quy định. Nó sẽ tạo thuận lợi cho việc giới thiệu hàng mình bán và đáp ứng sự tìm hiểu của người mua, cung cấp đầy đủ và minh bạch các chi tiế thông tin về hàng hoá, điều đó phù hợp với việc hội nhạp kinh tế thương mại thế giới. Đây có thể xem là một hàng rào kỷ thuật để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Nếu không làm tốt công việc này sẽ không xuất khẩu được hàng hoá, nếu làm tốt thì đây sẽ kà động cơ để thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra nhãn hiệu hàng hoá còn có tác dụng chống hàng giả. Nhãn hiệu biểu trưng cho chất lượng, tính sáng tạo và nét văn hoá đặc sắc của Việt nam, mục đích là tăng cường sự nhận biết của người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu trên thị trường thế giới, để họ có thái độ nhìn nhận tích cực hơn và có lòng tin hơn vào sản phẩm của các nhà sản xuất Việt nam. Việc ghi nhãn hiệu giúp các mặt hàng mới của Việt nam có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi, mỗi sản phẩm nên gắn một nhãn hiệu riêng tạo nên sự hấp dẫn và tránh được rủi ro. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp củng cố bản sắc tạo điểm khác biệt của thương hiệu.

Việc người tiêu dùng có ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp hay không thì không chỉ là lợi ích của sản phẩm mang lại, mà là doanh nghiệp có gợi nhớ trong tâm trí khách hàng với thương hiệu của mình hay không, có làm cho khách hàng lưu ý và cần phải nhớ thương hiệu của doanh nghiệp không. Điều đó phụ thuộc doanh nghiệp có tăng cường quảng cáo giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp. Công tác quảng cáo là một trong những chương trình hoạt động của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp nên có một bộ phận chuyên trách về quảng cáo và phải lập ra một chương trình quảng cáo cho phù hợp với sản phẩm của doanh

nghiệp. Nên lập ra một quỹ để dành cho quảng cáo đồng thời phải xác định được cho chu kì quảng cáo là bao nhiêu lâu thì nên quảng cáo một lần và quảng cáo trên phương tiện nào là tốt nhất để giúp cho khách hàng nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp và không thể quên được và đồng thời cũng tránh quảng cáo không cần thiết.

Các doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu thành công thì phải đăng ký bảo hộ ngay, nhất là khi thương hiệu hàng hoá đã có vị trí ổn định và tiếng tăm trên thị trường, bảo hộ cả trong nước và ngoài nước, những thị trường mà doanh nghiệp muốn làm ăn. Đặc biệt cần phải lưu ý đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình đối với những thị trường đòi hỏi khắt khe như Hoa Kỳ, Nhật, EU, ASEAN và Trung Quốc và những nơi thường xảy ra tình trạng ăn cắp thương hiệu. Doanh nghiệp nên xin đăng ký sớm trước khi xuất hàng hoá vào thị trường đó.

Quản lý thương hiệu tốt cũng là một tác nhân làm cho thương hiệu phát triển. Khi có được thương hiệu thì doanh nghiệp phải biết quản lý tốt thương hiệu. Doanh nghiệp nên điều tra xem có xẩy ra tình trạng thương hiệu bị xâm phạm không, xem người tiêu dùng đánh giá như thế nào về thương hiệu của doanh nghiệp so với xá doanh nghiệp khác, giá trị thương hiệu có bị sụt giảm không và ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm tiêu thụ, để từ đó có biện pháp thích hợp. Doanh nghiệp nên nghiên cứu thị trường để đặt các chi nhánh của mình ở thị trường mục tiêu, những nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu, đồng thời hải điều tra xem nhu cầu của thị trường như thế về nhãn hiệu để từ đó nên đặt một nhãn hiệu hay nhiều nhãn hiệu cho hàng hoá. Một hình thức nữa trong việc phát tiển thương hiệu đó là chuyển nhượng thương hiệu, liên kết thương hiệu và cần phải chọn đối tác cho phù hợp để có thể phát triển thương hiệu của mình. Xu hướng này trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều và phát triển rất tốt nhưng ở Việt Nam còn rất hạn chế. Việc quả lý thương hiệu ở Việt Nam hiện được quy về thiết kế một nhãn hiệu của sản phẩm, nhiều hơn là làm thế nào để cho nhãn hiệu trở thành một thương hiệu hấp dẫn và lôi cuốn người

tiêu dùng thu về lợi nhuận cho donh nghiệp. Nên quản lý nhãn hiệu thành công thì nó sẽ rở thành bất tử vượt qua thời gian qua thời gian, nó có thể tồn tại một cách đáng ngạc nhiên trên thị trường đầy biến động với những mức độ cạnh tranh khốc liệt. Nhãn hiệu hàng hoá thậm chí tồn tại lâu hơn hàng hoá.

Một phần của tài liệu Tạo lập và phát triển thương hiệu (Trang 30 - 34)