Về thương hiệu: Các doanh nghiệp cần phải thay đổi thái độ nhìn nhận về thương hiệu đúng với vai trò thực chất của nó, qua các bài học của các doanh nghiệp khi thiếu thương hiệu. Để nhận rõ được vấn đề này thì doanh nghiệp nên so sánh giữa doanh nghiệp có thương hiệu và doanh nghiệp không có thương hiệu để thấy được lợi ích mà thương hiệu mang lại, những khó khăn bất lợi của những doanh nghiệp không có thương hiệu gặp phải khi tham gia thị trường quốc tế. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Thương hiệu thể hiện sự có trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm cũng như sự sẵn sàng phục vụ làm thoả mãn nhu cầu khách hàng một cách tối đa, còn những doanh nghiệp không có thương hiệu thì dù có được những sản phẩm có chất lượng tốt thì cũng chỉ mới thoả mãn được một phần nhu cầu của người tiêu dùng, chưa đủ để khách hàng trung thành với doanh nghiệp trong một thời gian dài. Trên thị trường cạnh tranh tự do doanh nghiệp nào làm tốt, thảo mãn tối ưu của người tiêu dùng thì sẽ được chấp nhận. Nếu doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài và muốn phát triển đi lên thif cần phải có thương hiệu của chính mình. Do đó phải đầu tư xây dựng thương hiệu một cách xứng đáng.
Về sở hữu công nghiệp:Doanh nghiệp nên thường xuyền cập nhật thông tin, nắm bắt rõ những qu định về sở hưu công nghiệp ở trong nước cũng như nước ngoài, khai thác tối đa những lợi ích trong việc quy định của sở hữu công nghiệp để phục vụ cho doanh nghiệp,từ đó donh nghiệp có những kế sách thay đổi hợp lý kịp thời trong việc kinh doanh của mình,
đồng thời giúp doanh nghiệp không vi phạm vào những diều đã quy định về xử phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước sự xâm phạm của doanh nghiệp khác