2.
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1980-2010
3.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1980-1985
Lịch sử kinh tế Việt Nam giai đoạn 1980-1985 là giai đoạn kết thức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của thời kỳ kế hoạch 10 năm (1976-1980) và bước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sang giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981-1986). Đây là giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ của Miền Bắc cho cả nước sau khi thống nhất và đồng thời cũng là giai đoạn tìm tòi để thoát khỏi mô hình này.
Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn và hạn chế trong đường lối quản lý và tư tưởng chủ quan nóng vội, kinh tế Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải cải cách sửa đổi, đời sống của người dân còn muôn vàn khó khăn. Thời kỳ kế hoach 5 năm trước đó( 1976-1980) là thời kỳ kinh tế vô cùng đình trệ, thu nhập quốc dân tăng rất chậm có năm còn bị giảm (năm 1980 la -1.4%). Năm 1982 đại hội Đảng V đã quyết định tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, tăng cường phân cấp cho địa phương. Kinh tế quốc doanh tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Kết quả cho thấy kinh tế đã được cải thiện cụ thể năm 1981 tăng 2.3%, năm 1982 tăng 8.8%, năm 19836 tăng 7.2%, năm 1984 tăng 8.3% và năm 1985 tăng 5.7%. Bình quân giai đoạn 1981- 1985 tăng 6.4%/năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.1. Tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 1980-2010
3.1.1.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2010
Việt Nam chính thức thực hiện công cuộc Đổi mới từ năm 1986, nhưng chỉ bắt đầu một loạt cải cách triệt để và toàn diện với mục tiêu ổn định và mở cửa nền kinh tế vào năm 1989. Nhờ những cải cách và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang đạt được những thành quả ấn tượng được bạn bè quốc tế
đánh giá cao. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại
nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần. Trong những năm đầu đổi mới, tăng trưởng bình quân giai đoạn 1986-1990 chỉ đạt 4.4/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1991-1995 bình quân đạt 8,2%/năm. Mặc dù hai năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 1996-2000, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng rất cao hơn 9%/năm, tăng trưởng kinh tế sau đó đã suy giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, vì vậy, trung bình cả thời kỳ này, GDP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm. Trong
-2 0 2 4 6 8 10 12 1970 1980 1990 2000 2010 2020 tốc độ tăng trưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thời kỳ 2001-2005, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,67%/năm nhờ những nỗ lực kích thích kinh tế thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng của Chính phủ. Thời kỳ kế hoạch 2006-2010 tưởng như sẽ rất suôn sẻ với một sự khởi đầu đầy lạc quan và phấn khởi là Việt Nam đã gia nhập WTO sau 12 năm nỗ lực (tháng 11/2006), tuy nhiên, ngay sau đó, kinh tế vĩ mô trong nước đã có những dấu hiệu của sự bất ổn nghiêm trọng (năm 2008) đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009, cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1930 đã tác động mạnh tới Việt Nam. Nền kinh tế bùng nổ từ cuối năm 2006 đến 2007 sau đó đã nhanh chóng rơi vào suy thoái kể từ năm 2008. Để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái, Chính phủ đã sử dụng gói kích thích kinh tế có quy mô rất lớn, tổng giá trị gần 9 tỷ USD trong hai năm 2009-2010, tương đương khoảng 10% GDP. Kết quả là đến tháng 11/2009, nền kinh tế đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32% và đạt 6,78% năm 2010. Như vậy, ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt khoảng 7,2%/năm.