Mô hình VAR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1980 đến 2010 (Trang 44 - 110)

2.

2.2.4.Mô hình VAR

Mô hình Var về cấu trúc gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình) và có các trễ của các biến số. Var là mô hình động của một số biến thời gian.

Ta xét hai chuỗi thời gian Y1 và Y2. Mô hình Var tổng quát đối với Y1 và Y2 có dạng sau đây:

Trong mô hình trên, mỗi phương trình đều chứa p trễ của mỗi biến. Với hai biến mô hình có 22p hệ số góc và 2 hệ số chặn. Vậy trong trường hợp tổng quát nếu mô hình có k biến thì sẽ có k2p hệ số góc và k hệ số chặn, khi k càng lớn thì số hệ số phải ước lượng càng tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.5. Mô hình Toda yamamoto Phương pháp Toda vàYatomoto

Nghiên cứu này sẽ sử dụng kiểm định không có mối quan hệ (Granger non- causality) đề xuất bởi Toda và Yatomoto (1995). Thủ tục kiểm định này được cho là có tính ưu việt so với kiểm định tiêu chuẩn Granger bởi nó không “quan tâm” đến khả năng chuỗi không dừng hoặc đồng liên kết xảy ra. Để áp dụng phương pháp này, trước hết cần xác định dmax là số bậc tích hợp cao nhất của các biến bằng các phương pháp điểm định nghiệm đơn vị như Augmented Dickey Fuller, Phillip Perron, và KPSS. Theo nghiên cứu của Toda và Yatomoto, mô hình VAR có k = p+dmax trễ trong đó p là số bậc trễ tối ưu. Mô hình thay thế này đảm bảo thống kê t cho kiểm định Granger có phân phối tiệm cận (asymptotic). Phương pháp cũng sử dụng kiểm định thống kê sửa đổi Wald (MWALD) cho các tham số bị giới hạn của mô hình VAR (p). Mô hình cần ước lượng có dạng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương trình (2):

Chƣơng 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về mối quan hệ giữa tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam

3.1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1980 - 2010

3.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1980-1985

Lịch sử kinh tế Việt Nam giai đoạn 1980-1985 là giai đoạn kết thức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của thời kỳ kế hoạch 10 năm (1976-1980) và bước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sang giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981-1986). Đây là giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ của Miền Bắc cho cả nước sau khi thống nhất và đồng thời cũng là giai đoạn tìm tòi để thoát khỏi mô hình này.

Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn và hạn chế trong đường lối quản lý và tư tưởng chủ quan nóng vội, kinh tế Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải cải cách sửa đổi, đời sống của người dân còn muôn vàn khó khăn. Thời kỳ kế hoach 5 năm trước đó( 1976-1980) là thời kỳ kinh tế vô cùng đình trệ, thu nhập quốc dân tăng rất chậm có năm còn bị giảm (năm 1980 la -1.4%). Năm 1982 đại hội Đảng V đã quyết định tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, tăng cường phân cấp cho địa phương. Kinh tế quốc doanh tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Kết quả cho thấy kinh tế đã được cải thiện cụ thể năm 1981 tăng 2.3%, năm 1982 tăng 8.8%, năm 19836 tăng 7.2%, năm 1984 tăng 8.3% và năm 1985 tăng 5.7%. Bình quân giai đoạn 1981- 1985 tăng 6.4%/năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 1980-2010

3.1.1.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2010

Việt Nam chính thức thực hiện công cuộc Đổi mới từ năm 1986, nhưng chỉ bắt đầu một loạt cải cách triệt để và toàn diện với mục tiêu ổn định và mở cửa nền kinh tế vào năm 1989. Nhờ những cải cách và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang đạt được những thành quả ấn tượng được bạn bè quốc tế

đánh giá cao. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại

nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần. Trong những năm đầu đổi mới, tăng trưởng bình quân giai đoạn 1986-1990 chỉ đạt 4.4/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1991-1995 bình quân đạt 8,2%/năm. Mặc dù hai năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 1996-2000, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng rất cao hơn 9%/năm, tăng trưởng kinh tế sau đó đã suy giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, vì vậy, trung bình cả thời kỳ này, GDP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm. Trong

-2 0 2 4 6 8 10 12 1970 1980 1990 2000 2010 2020 tốc độ tăng trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời kỳ 2001-2005, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,67%/năm nhờ những nỗ lực kích thích kinh tế thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng của Chính phủ. Thời kỳ kế hoạch 2006-2010 tưởng như sẽ rất suôn sẻ với một sự khởi đầu đầy lạc quan và phấn khởi là Việt Nam đã gia nhập WTO sau 12 năm nỗ lực (tháng 11/2006), tuy nhiên, ngay sau đó, kinh tế vĩ mô trong nước đã có những dấu hiệu của sự bất ổn nghiêm trọng (năm 2008) đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009, cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929-1930 đã tác động mạnh tới Việt Nam. Nền kinh tế bùng nổ từ cuối năm 2006 đến 2007 sau đó đã nhanh chóng rơi vào suy thoái kể từ năm 2008. Để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái, Chính phủ đã sử dụng gói kích thích kinh tế có quy mô rất lớn, tổng giá trị gần 9 tỷ USD trong hai năm 2009-2010, tương đương khoảng 10% GDP. Kết quả là đến tháng 11/2009, nền kinh tế đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32% và đạt 6,78% năm 2010. Như vậy, ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt khoảng 7,2%/năm.

3.1.2. Tích lũy nội bộ nền kinh tế thời kỳ 1980 - 2010

3.1.2.1. Tích lũy nội bộ nền kinh tế giai đoạn 1980-1985

Trong giai đoạn này kinh tế Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, đời sống người dân còn vô cùng thiếu thốn, làm không đủ ăn, chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào sự viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu nên tích lũy trong giai đoạn này hầu như bằng không. Đến năm 1985 tỷ lệ tích lũy nội bộ trong nền kinh tế của nước ta mới là con số khác không (0.45% GDP)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nói chung, tích lũy nội bộ nền kinh tế nước ta đã gia tăng nhanh chóng, từ mức rất thấp 1.42% GDP năm 1987 tăng hơn 20 lần lần đạt 33.7% GDP năm 2005 và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên giảm xuống còn 31.7% GDP năm 2008 và 29% GDP vào năm 2009. Sự gia tăng liên tục và ổn định tỷ lệ tiết kiệm trong nước ngay cả trong thời kỳ kinh tế khu vực và thế giới khủng hoảng và biến động mạnh (ví dụ khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997) cho thấy nền kinh tế đã đi vào ổn định và có tích lũy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2: Tích lũy nội bộ nền kinh tế thời kỳ 1980-2010(%GDP)

Nguồn:Tổng cục thống kê

Đằng sau thành tích chung này, cần xác định những yếu tố cụ thể đóng góp vào việc tạo ra tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao như vậy.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 tỷlệtiết kiệm/GDP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cho thấy, tiết kiệm từ các hộ gia đình thường là nguồn tiết kiệm chính trong các nền kinh tế đang phát triển, các nước Đông Á cũng không ngoại lệ. Kết quả phân rã tiết kiệm trong nước của Việt Nam thời kỳ 1995-2010 cho thấy tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình lần lượt là hai bộ phận quan trọng nhất cấu thành tổng tiết kiệm quốc nội. Tỷ lệ tiết kiệm doanh nghiệp và tiết kiệm của hộ gia đình đã gia tăng liên tục trong những năm gần đây, đạt mức cao nhất vào năm 2007 với tỷ lệ lần lượt là 20,8% GDP và 14,9% GDP. Tuy nhiên do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 mà tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp giảm xuống khả nhiều, còn 11,1% GDP trong khi đó tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình hầu như không thay đổi với 14,4% GDP năm 2010. Tỷ lệ tiết kiệm từ ngân sách nhà nước tương đối ổn định ở mức thấp, xoay quanh khoảng 2-3,5% GDP trong cùng kỳ và cũng chỉ còn 1,1% GDP năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.3: Tiết kiệm hộ gia đình, tiết kiệm doanh nghiệp và tiết kiệm từ ngân sách nhà nước thời kỳ 1995-2010 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Do tốc độ tăng trưởng tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, tỷ trọng của ba nguồn chính cấu thành tiết kiệm trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Trong giai đoạn từ 1995 -2007, tiết kiệm doanh nghiệp là nguồn đóng góp lớn nhất và tỷ trọng gia tăng nhẹ, và đạt mức cao nhất với khoảng 62% tổng tiết kiệm trong nước năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 - 2009 đã làm cho tỷ trọng tiết kiệm doanh nghiệp trong tổng tiết kiệm trong nước sụt giảm đáng kể, chỉ còn gần 42% GDP năm 2010. Cũng trong giai đoạn 1995 - 2010, tỷ trọng tiết kiệm từ ngân sách nhà nước đã sụt giảm mạnh (hơn 3 lần), chỉ còn

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0

Tiết kiệm hộ gia đình (%GDP)

Tiết kiệm doanh nghiệp (%GDP)

Tiết kiệm chính phủ (%GDP)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiếm khoảng hơn 4% tổng tiết kiệm trong nước. Phần sụt giảm của tỷ trọng tiết kiệm doanh nghiệp và chính phủ này chủ yếu được chuyển sang làm gia tăng tỷ trọng của tiết kiệm hộ gia đình, chiếm khoảng 54% tổng tiết kiệm trong nước năm 2010, đưa tiết kiệm hộ gia đình trở thành nguồn đóng góp lớn nhất vào tổng tiết kiệm nội đia. Có thể thấy, tiết kiệm của hộ gia đình ngày càng có vai trò quan trọng trong tích lũy nội bộ nền kinh tế. Xu thế này là phù hợp với lý thuyết và thực tiễn của các nước đang phát triển.

Năm 2010 Năm 1995

Hình 3.4: Chuyển dịch cơ cấu tiết kiệm trong nước thời kỳ 1995-2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

3.2. Đánh giá quan hệ giữa tích lũy nội bộ nền kinh tế và tăng trƣởng ở Việt Nam thời kỳ 1980-2010

Xem xét tốc độ tăng GDP và sự biến động của tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư trong GDP cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam từ đầu thập niên 1990 gắn liền với việc gia tăng mạnh mẽ của tỷ lệ tiết kiệm trong

54.03 41.71 4.26 29.15 56.34 14.51 Tiết kiệm hộ gia đình (%GDP) Tiết kiệm doanh nghiệp (%GDP)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nước và đầu tư trong GDP. Nếu như trong thời kỳ 1986 - 1990 tỷ lệ tiết kiệm trong nước và đầu tư thấp, chỉ lần lượt là 2,4% và 12,6%, thì tốc độ tăng trưởng cũng chỉ đạt 4,3 %. Trong khi đó giai đoạn 1991 - 1995 khi tỷ lệ tiết kiệm trong nước và tỷ lệ đầu tư lên tới 14,7% và 22,3% thì tốc độ tăng GDP tăng mạnh lên tới 8,2%. Trong giai đoạn 1996 - 2000 tỷ lệ tiết kiệm trong nước và tỷ lệ đầu tư trong GDP đã đạt 25,9 % và 33,2 % tốc độ tăng GDP giảm nhẹ xuống còn gần 7%. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 - 2007 tỷ lệ tiết kiệm trong nước và tỷ lệ đầu tư trong GDP tăng mạnh lên đến 32,1 % và 39,9 % thì tốc độ tăng GDP là 7,74%. Sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1998 đến 2003 một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và do cơ chế chính sách ngày càng không theo kịp với tình hình mới làm cho hiệu quả của vốn đầu tư giảm sút nhanh, dẫn đến tỷ lệ đầu tư trong GDP tăng nhanh trong khi tốc độ tăng GDP vẫn chưa được phục hồi so với thời kỳ trước khủng hoảng. Đặc biệt, tỷ lệ đầu tư trong GDP trong năm 2007 tăng mạnh đạt 45,6% GDP

3.

Từ năm 1986 trở đi khi nền kinh tế chuyển đổi mô hình từ KHHTT sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước cho thấy sự phát triển không ngừng của nền kinh tế qua các năm. Đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, tỷ lệ tiết kiệm trong nội bộ nền kinh tế tăng nhanh là một trong những thành công lớn của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, góp phần tạo ra và duy trì tỷ lệ đầu tư cao so với GDP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.1. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước gia tăng nhanh thúc đẩy đầu tư xã hội tăng cao

Tỷ lệ tiết kiệm toàn xã hội của Việt Nam đã tăng khá nhanh từ năm 1990 đến nay, từ 2,9% năm 1990 lên 33.7% năm 2007, tức là tương đương với mức tiết kiệm trong nước của Thái Lan và cao hơn Philippins và Indonesia, tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp hơn với mức 40% của Malaysia hay Trung Quốc. Có thể nhận thấy tỷ lệ tiết kiệm nội địa tăng nhanh là một trong những thành công của Việt Nam, góp phần tạo ra và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian vừa qua. Trong suốt thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 tỷ lệ tiết kiệm toàn xã hội đã tăng liên tục (gần 3 lần) và luôn vượt trước so với mức tăng đầu tư (trên 2 lần). Trong thời kỳ này có hai

mốc tỷ lệ tiết kiệm giảm là năm 1996 và 2003. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ

lệ tiết kiệm này là khác nhau: năm 1996 là do sự gia tăng tỷ lệ tiêu dùng trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước do tâm lý lạc quan trước bối cảnh GDP đạt mức tăng trưởng đỉnh điểm 9,34%, còn năm 2002 - 2003 do chính sách kích cầu của nhà nước giai đoạn 1998 - 2002 (tác động về của chính sách) dưới tác động của sự khủng hoảng kinh tế trong khu vực, quốc tế và những dấu hiệu giảm phát vào những năm 1999 - 2000.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.5: Tỷ lệ tiết kiệm trong nước và đầu tư Việt Nam thời kỳ 1986-2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong giai đoạn 1995 - 2010, tỷ lệ đầu tư xã hội/GDP của Việt Nam đã tăng liên tục từ khoảng 33% GDP năm 1995 lên 42,4% năm 2010, cao vào loại hàng đầu thế giới. Để duy trì được tỷ lệ đầu tư như vậy trong một thời gian dài, tiết kiệm trong nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong giai đoạn 1995-1997, khi tỷ lệ đầu tư vào khoảng 33% GDP thì tỷ lệ tiết kiệm trong nước trung bình trong giai đoạn này tương ứng là 23% GDP, tức là khoảng cách giữa tỷ lệ tiết kiệm trong nước và tỷ lệ đầu tư xấp xỉ khoảng 10% GDP. Giai đoạn tiếp theo từ 1998-2000, khi tỷ lệ đầu tư vẫn chỉ xấp xỉ 33% GDP thì tỷ lệ tiết kiệm trong nước đã có mức tăng đáng kể, đạt trung bình 28% GDP khiến khoảng cách giữa tỷ lệ tiết kiệm trong nước và tỷ lệ đầu tư đã giảm đáng kể xuống còn 5% GDP. Trong giai đoạn từ 2001- 2007, tỷ lệ đầu tư luôn ở mức cao từ khoảng 35% GDP vào năm 2001 lên tới 45,6% GDP năm 2007 và đạt mức trung bình

0 5 10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1980 đến 2010 (Trang 44 - 110)