0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Công dụng của đá vôi Sự phân bố vμ ý nghĩa nghiên cứu:

Một phần của tài liệu DA TRAM TICH (Trang 43 -44 )

cứu:

Đá vôi đ−ợc sử dụng để nung vôi, làm xi măng, sản xuất bột nhẹ và bột nặng, sử dụng trong các ngành công nghiệp hóa chất, chất độn cao su, công nghiệp giấy, chất bả t−ờng... Bản thân đá vôi có thể dùng làm gạch trang lát rất có giá trị.

Dolomit dùng làm gạch chịu lửa, các chất kết dính dolomi, có thể xử lý để thu hồi Mg kim loại.

Đá vôi phân bố rất rộng lớn cả ở thế giới và cả ở Việt Nam. Chúng có tuổi phổ biến từ Paleozoi đến Mosozoi. Các đá vôi có tuổi cổ th−ờng bị biến thành đá hoa.

Ví dụ : Đá vôi-dolomit tuổi Paleozoi phân bố nhiều ở Đông bắc và Tây bắc Việt Nam. Đặc biệt đá vôi hệ tầng Bắc Sơn (C bs) có chất l−ợng rất tốt.

Nghiên cứu đá carbonat có ý nghĩa to lớn trong việc phân chia liên kết địa tầng, nghiên cứu các điều kiện cổ địa lý, cổ khí hậu, cổ kiến tạo cũng nh− các bối cảnh thành tạo.

Nghiên cứu đá carbonat phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò n−ớc, phục vụ địa chất công trình, địa chất du lịch và ngành du lịch nói chung. Hang động karstơ là những danh lam thắng cảnh du lịch rất tốt, nh−ng chúng lại là những nơi rất nguy hiểm cho các công trình xây dựng, chúng gây mất n−ớc, sụt lún nền móng.

Nghiên cứu đá carbonat nh− 1 loại khoáng sản có nhiều lĩnh vực sử dụng.

bμi 5: đá trầm tích silit

I- Đặc điểm chung:

Trầm tích silit là những đá có thành phần hóa học chủ yếu là SiO2 d−ới dạng các khoáng vật opan, chancedon, thạch anh, đ−ợc thành tạo bằng con đ−ờng hóa học hoặc sinh hóa. Chúng th−ờng có dạng lớp, dạng kết hạch hoặc phân tán trong các đá trầm tích khác. Các đá trầm tích silit th−ờng có cấu tạo khối đồng nhất, phân lớp, kết hạch, đôi khi có dạng vỏ, spherolit, kiến trúc vô định hình, ẩn tinh, vi tinh, thay thế, tàn tích sinh vật, vết vỡ nhẵn, vỏ sò hoặc dạng đất. Độ hổng của đá rất khác nhau, đá có thể rất xốp nh− diatomit, tuf silit hoặc có thể rất rắn chắc, đặc xít nh− ngọc bích. Đá có màu trắng, phớt đỏ, phớt lục, xám đen, có thể trong hoặc đục.

Một phần của tài liệu DA TRAM TICH (Trang 43 -44 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×