sẽ thay đổi DFL%. Đòn bẩy tài chính có những tác động đến chi phí sử dụng vốn, giá cổ phần, lợi nhuận và rủi ro.
1.4.7.3. Đòn bẩy tổng hợp
Trên thực tế, doanh nghiệp không chỉ sử dụng một đòn bẩy mà thường kết hợp cả hai đòn bẩy trong nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận hay thu nhập cổ đông.
Đòn bẩy tổng hợp là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và
chi phí tài trợ cố định.Khi sử dụng kết hợp, sản lượng thay đổi làm thay đổi EBIT, từ đó làm thay đổi EPS.
Độ bẩy tổng hợp (DTL) để đo lường mức biến đổi của EPS khi doanh thu thay đổi. Đòn bẩy tổng hợp là việc công ty kết hợp sử dụng cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định.
% Thay đổi EPS
DTL = DOL x DFL =
% Thay đổi doanh thu thuần
DTL cho ta biết khi doanh thu thay đổi 1% thì EPS thay đổi DTL%. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp là thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao hàm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Độ bẩy tổng hợp còn được xác định bằng công thức sau: �(�−�) ����+� DTLQ = = �� �� �(�−�)−�−�− ����−�− �−� �−�
Ở mỗi mức doanh thu hay sản lượng thì mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp cũng khác nhau.
21
CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ Z179
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV cơ khí Z179
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Cơ khí
Z179
Tên gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí Z179 Địa chỉ trụ sở chính: Km 12 Quốc lộ 1A - Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội Mã số thuế: 0105382003
Hình thức chủ sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vốn điều lệ: Tại thời điểm 31/12/2013 là 121.156.480.000 đồng Đại diện pháp luật: Giám đốc Thượng tá Vũ Đình Nhiệm
Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179 là một doanh nghiệp nhà nước được chính
thức thành lập ngày 15/3/1971. Công ty được thành lập với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại phụ tùng thay thế cho xe cơ giới quân sự, phục vụ cho chiến tranh giải phóng miền Nam. Hiện nay, nước ta đang trong nền kinh tế thị trường Công ty phải đảm bảo đời sống cho công nhân viên nên Công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường sang cả phục vụ cho nền kinh tế quốc dân chứ không chỉ đơn thuần sản xuất hàng quốc phòng.
Trước khi chính thức thành lập, Công ty có tên là Q179 là một bộ phận của Phòng Công nghệ thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Để nâng quy mô hoạt động và tạo điều kiện cho Công ty có thể hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng ngày 15/3/1971, Cục Quản lí quyết định tách Xưởng mẫu khỏi Phòng Công nghệ và chính thức thành lập Nhà máy A179. Ngày 10/9/1974 khi Tổng cục Kỹ thuật ra đời, A179 được đổi tên thành Z179 trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Nhiệm vụ của Công ty trong giai đoạn này là sản xuất các mặt hàng phục vụ cho công nghiệp quốc phòng phục vụ cho nhiệm vụ cứu nước.
Tháng 10/2003 theo chỉ thị số 37/CT - BQP ngày 03/07/2003 của Bộ Quốc phòng về triển khai, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp quốc phòng giai đoạn 2003-2011 và theo quyết định số 123/2002/QĐ-BQP ngày 09/09/2003, Nhà máy Cơ khí Z179 được sáp nhập vào Nhà máy Cơ khí chính xác 11. Với quyết định này Nhà máy Cơ khí Z179 chính thức đổi tên thành Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179 trực thuộc Tổng Công ty kinh tế kĩ thuật công nghiệp Quốc phòng. Tuy nhiên, về cơ bản Công ty vẫn không thay đổi nhiều về bộ máy quản lí, đặc điểm tổ chức SXKD.
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179 là một Công ty cơ khí
chuyên kinh doanh các sản phẩm cơ khí. Sản phầm của Công ty có tính chất nhỏ lẻ, đơn chiếc và tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng cũng như yêu cầu của khách hàng. Khi có 22
đơn đặt hàng, Công ty tiến hành sản xuất từ khâu đầu đến khi hình thành sản phẩm hoàn chỉnh, ngoài việc chế tạo sản phẩm thì Công ty còn sản xuất các dụng cụ để chế tạo sản phầm.
Các sản phẩm của công ty bao gồm: Mặt hàng côn xoắn, mặt hàng phụ tùng ô tô, máy xúc, phụ tùng máy đóng tàu và các hàng hóa khác. Ví dụ như: Bánh răng côn xoắn
ben la, bánh răng chữ V, trục răng, phay răng, gá cho vào rãnh, hộp số, trục con lăn,… 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Ban Chính trị PGĐ chính trị hành chính Phòng Tổ chức hành chính Ban KCS PX Gia công nóng Giám đốc PGĐ kỹ thuật gản Phòng kỹ thuật cơ xuất điện
PX Gia công cấu tiện Các phân xưởng PX Dụng cụ điện Ban Tài chính PGĐ KInh doanh PX Cơ khí Phòng kế hoạch đầu tư (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Là người quyết định cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hoạt động kinh doanh của Công ty. GĐ là người đề ra phương hướng sản xuất, các chiến lược phát triển trong tương lai, đề ra các kế hoạch, mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn, là người hoạch định và đưa ra chính sách, đường lối phát triển của Công ty.
Phó giám đốc:
PGĐ kĩ thuật sản xuất phụ trách về hoạt động kĩ thuật, quy trình công nghệ sản
xuất, nâng cao tay nghề của công nhân. PGĐ là người giúp GĐ các mặt nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật khoa học công nghệ, quản lí chất lượng sản phẩm.
23
PGĐ kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và phân bổ kế hoạch, chỉ tiêu cho sản xuất khinh doanh, có nhiệm vụ theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm, thiết kế, kí kết theo dõi các hợp đồng đã kí, quản lí thành phẩm xuất nhập kho, tổ chức thực hiện và xây dựng phương hướng kinh doanh, chiến lược sản phẩm.
hạn các cán bộ, sắp xếp cán bộ và trực tiếp điều hành phòng tổ chức hành chính và đồng thời chịu trách nhiệm chăm lo đời sống tinh thần, văn hoá tư tưởng cho công nhân viên trong Công ty.
Ban chính trị: Chịu trách nhiệm về công tác Đảng, đời sống chính trị tư tưởng,
tinh thần cho công nhân viên.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp GĐ tổ chức và thực hiện mọi hoạt
động hành chính, quản trị và lao động trong Công ty, giúp GĐ ra các quyết định, quy chế, nội quy, thủ tục về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách xã hội.
Ban KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra và thử nghiệm chất lượng sản phẩm trong
quá trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi giao sản phẩm cho khách hàng; tham gia xây dựng chính sách chất lượng sản phẩm.
Phòng kĩ thuật cơ điện: Chịu trách nhiệm về hoạt động kĩ thuật, xác định thông
số kĩ thuật, lập định mức tiêu hao vật tư, lao động cho sản phẩm; điều tra nghiên cứu áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Ban Tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, thống kê phản ánh đầy đủ
kịp thời, chính xác trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty lên chứng từ và sổ sách liên quan, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra các quyết định quản lí; tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế để đưa ra các biện pháp hạ giá thành nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
Phòng Kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức tác nghiệp sản xuất
và bán hàng; quản lí, dự trữ và cung ứng vật liệu, tài sản cố định cho bộ phận sản xuất, soạn thảo đơn hàng và tìm nhà cung cấp, lập định mức dự trữ phù hợp, lập định mức tiền lương cho từng công đoạn cũng như tổng thể của từng loại sản phẩm.
Phân xưởng:
Phân xưởng Cơ khí: cắt gọt, gia công chi tiết từ phôi ra sản phẩm, sản xuất các mặ hàng cơ khí.
Phân xưởng Dụng cụ cơ điện: cũng có chức năng sản xuất cơ khí, ngoài ra còn có thêm nhiệm vụ sản xuất các dụng cụ cắt gọt (dao ...), gá lắp phục vụ cho công nghệ chế tạo và trang thiết bị công nghệ.
24
Phân xưởng Gia công cấu tiện: Ngoài chức năng sản xuất cơ khí còn có thêm chức năng sản xuất hàng siêu trường, siêu trọng. không định hình
Phân xưỏng Gia công nóng: có nhiệm vụ tạo phôi, đúc phôi cung cấp phôi cho ba phân xưởng trên, sau đó nhận lại các sản phẩm của ba phân xưởng trên và tiến hành nhiệt luyện và xử lí bề mặt; tạo mẫu đúc và đúc các chi tiết các bộ phận.
Mối quan hệ các bộ phận trong việc quản lý hoạt động SXKD tại Công ty là cùng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ quản lí, phân chia rõ quyền hạn, trách nhiệm các phòng ban.
2.2. Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH MTV Cơ khí Z179
2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Công ty Cơ khí Z179 giai đoạn 2010 – 2012
2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản
Tổng số tài sản năm 2010 của công ty là khoảng hơn 14,5 tỷ đồng. Sang năm 2011, tổng số tài sản của công ty là 16 tỷ, tăng khoảng 1,5 tỷ, với tốc độ tăng hơn 10% so với năm 2010. Ta thấy, tổng tài sản tăng mạnh ở năm 2011 là do tài sản lưu động tăng, điều
đó cho ta thấy rằng công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh theo chiều rộng. Đến năm 2012, tổng số tài sản giảm xuống còn khoảng 15,2 tỷ, tốc độ giảm so với năm 2011 là 4,43%. Để thấy rõ nguyên nhân của sự biến động này, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu mối quan hệ gữa các chỉ tiêu trên bảng tài sản.
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2010 -2012 Chỉ số Đơn vị 2010 2011 2012 TỔNG TÀI SẢN Triệu đồng 14.523 16.000 15.291 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 9.546 11.303 10.874 Tài sản dài hạn Triệu đồng 4.977 4.697 4.417
Tỷ suất đầu tư chung %
34,27 29,36 28,89
Tỷ suất đầu tư TSCĐ %
34,27 29,36 28,89
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn %
0 0 0
(Nguồn Các số liệu được tính toán trên Bảng cân đối kế toán)
Trong giai đoạn 2010 – 2012, ta thấy quy mô tài sản của công ty có những