15 NĂM LỊCH SỬ SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ MISA
4.2.1 Đánh giá số lượng sản phẩm tiêu thụ
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản suất kinh doanh, tuy công đoạn này không tạo ra giá trị sản phẩm nhưng nhờ nó mà giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới được thể hiện. Kết quả của hoạt động này có tính chất quyết định đến toàn bộ quá trình sẳn xuất kinh doanh củ doanh nghiệp.
Vì tầm quan trong này trong quá trình kinh doanh chúng ta nên tiến hành tìm hiểu, xem xét số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong các năm thế nào? Từ đó sẽ có thông tin thích đáng, có cơ sở xác thực cho việc xác định khối lượng sản xuất ra, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong 3 năm qua thể hiện trong bảng sau: Bảng 6: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong 3 năm của công ty MISA
Nguồn: Tổng hợp từ quá trình tính toán
Qua bảng 6 ta thấy số lượng các loại sản phẩm của công ty biến động tăng dần qua các năm. Đặc biệt có một số sản phẩm có giá trị sản lượng tăng đột biến cụ thể 1 loại sản phẩm Misa-SME 7.9 interprise năm 2007 tiêu thụ được 1600 sản phẩm tăng 232,10% sơ với năm 2006. Phiên bản Misa 7.9 professional lại biến động không đều qua 3 năm có chiều hướng giảm xuống ở năm 2007 sau đó lại tăng lên. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do phiên bản Misa-SME 7.9 interprise có nhiều tính năng hơn phiên bản Misa 7.9 professional về số lượng người dùng, mặt khác trong khoảng thời gian này nằm trong khoảng thời gian chiến lược về tiêu thụ sản phẩm của công ty nên số lượng các sản phẩm được bán ra không ngừng tăng.
4.2.2 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí
Quá trinh sản xuất kinh doanh là quá trình kết hơp các yếu tố cơ bản để tạo ra những sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người. Trong quá trình kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh. Gắn liền với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Vì chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh.Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt giá trị thu được. Nếu như doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất sẽ làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo khả năng lãi kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán
Qua bảng 7 ta có nhận xét như sau: Tổng chi phí sản xuất tăng qua các năm. Cụ thể tổng chi phí sản xuất là 2,652.90 triệu đồng tăng 64,87% so với năm 2006. Năm 2008 tổng chi phí là
3,012.60 tăng 13,56% sơ với năm 2007. Bình quân trong 3 năm tổng chi phí sản xuất tăng 39,21%. Nguyên nhân tổng chi phí sản xuất tăng là do các yếu tố sau:
-Về chi phí nguyên vật liệu: Năm 2007 là 654.45 triệu đồng tăng 69.33% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 820,35 triệu đồng tăng 25,35% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 47,34%. Nguyên nhân là do hằng năm công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu lớn hơn. Mặt khác do sự biến động của giá cả thị trường làm cho giá nguyên vật liệu và hóa chất hàng hóa hằng năm tăng lên.
-Về chi phí nhân công trực tiếp: Năm 2007 là 1,998.45 triệu đồng tăng 63,46% sơ với năm 2006. Năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp là 2,192.25 triệu đồng tăng 9,07%. Bình quân trong 3 năm chi phí nhân công trực tiếp tăng 36,58%. Nguyên nhân là do quy mô snar xuất tăng nên số lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng tăng qua các năm.
-Về chi phí sản xuất chung: Năm 2007 là 1,096,22 trieuj đồng tăng 49% so với năm 2006. Năm 2008 là 1,583,40 tăng 44,44% so với năm 2007. Bình quân 3 năm chi phí sản xuất chung tăng 46,72%. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do các yếu tố sau:
+ Do chi phí quản lí phân xưởng hằng năm tăng lên: Do số lao động quản lí phân xưởng tăng, ngoài ra do số tiền lương của bộ phận này được tính theo doanh thu sản phẩm tăng thì chi phí này cũng tăng. Bình quân trong 3 năm tăng 53,47%.
+ Do chi phí khấu hao tài sản cố định hằng năm của công ty tăng lên do trong quá trình sản xuất công ty đầu tư thêm hệ thống máy tính cho nhân viên.
*Xét về tỷ trọng các khoản mục chi phí ta thấy chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất.