NHÂN DÂN XÃ QUẢNG VĂN TP THANH HOÁ
2.1.335. 3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
2.1.336. Quỹ tín dụng cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng. Ngoài các biệp pháp như: nhắc qua điện thoại, gửi thư thống báo… Cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng, để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất nợ quá hạn vừa chớm phát sinh.
2.1.337. Mặt khách, khâu thẩm định cho vay là khâu quan trọng để giúp quỹ tín dụng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính sác, từ đó cho vay với những khách hàng khồn tốt, khách hàng sử dụng đồng vốn vay không đúng với mục đích vay vốn trong khế ước vay, hoặc khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Cần phải xử lý nghiêm các cán bộ tín dụng làm sai nguyên tắc, quy trình cho vay; nhất là đối với những nhân viên buông lỏng các điều kiện
tín dụng để có nhiều khách hàng, từ đó làm cho hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro.
2.1.338. Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay. Mặc dù, việc bảo đảm tiền vay không thể thay thế cho khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Nhưng bảo đảm tiền vay là cần thiết trong một hợp đồng tín dụng. Bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm bớt tổn thất cho đơn vị khi khách hàng vì lý do nào đó không thanh toán được nợ, và nó cũng là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đơn vị.
2.1.339. Đồng thời bộ phận tín dụng tiếp tục kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ sắp và đến hạn để cán bộ tín dụng tiến hành nhắc nợ và đôn đốc việc trả nợ của khách hàng để việc thu hồi nợ và lãi được trả đúng hạn. Việc đốn đốc, thu hồi nợ cũng cần phải được tiến hành song song với việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm của khách hàng,… Để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho quỹ tín dụng Quảng văn.
2.1.340. Đối với những thành viên vay mới cần nắm rõ xem họ có chí thú làm ăn hay không, uy tín, tính trung thực như thế nào, tình hình thu nhập trong gia đình… Việc này ta có thể tìm hiểu thông qua các cộng tác cộng tác viên ở địa bàn hoạt động, chính quyền địa phương hay các thành viên ở lân cận. Và cũng qua những tổ chức này đơn vị kiểm soát tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có những đôn đốc, nhắc nhở hay tạo điều kiện trong việc trả nợ cho đơn vị.
2.1.341. Nếu nợ quá hạn phát sinh là do cán bộ tín dụng và khách hàng định kỳ hạn nợ không phù hợp và do chính sách không cho gia hạn nợ… thì ban điều hành Quỹ tín dụng Quảng văn cần nhắc nhở cán bộ tín dụng phải định kỳ hạn thu nợ và lãi tiền vay phù hợp để giúp khách hàng trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp định kỳ hạn nợ một cách tùy tiện ( thường cho 12 tháng ) mà không chú ý đến chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ và thu nhập của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng khi cho vay cần cho
khách hàng biết về việc không cho gia hạn nợ để khách hàng biết mà không ỷ lại vào việc gia hạn nợ.
2.1.342. Một khi khách hàng trả nợ đúng hạn sẽ giảm thiểu rủi ro trong tín dụng, đồng thời làm tăng được doanh số thu nợ và tạo ra lợi nhuận cho đơn vị.