CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (tt) (Trang 30 - 32)

5.1 Kết luận

1. Vườn cây măng cụt có tuổi liếp trên 20 năm chiếm tỉ lệ cao (trên 90%). pH đất rất thấp, nghèo dinh dưỡng, họat động của vi sinh vật đất kém. Khả năng giữ nước và tính bền của đất thấp, tuy nhiên đất chưa bị nén dẽ. Nông dân sử dụng phân vô cơ và bón không cân đối giữa NPK, phân hữu cơ rất ít được sử dụng. Tỉ lệ chảy nhựa trái măng cụt rất cao từ 70 – 80%.

2. Trên vườn măng cụt, bón phân vô cơ cân đối (1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O.cây-1) kết hợp với bón 22,5 kg/cây (tương đương 3,6 tấn) phân hữu cơ trên mỗi ha, bón sau 4 - 5 vụ đã cải thiện được độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất trái có ý nghĩa so với đối chứng theo nông dân. Năng suất trái tăng 104%.

3. Sự chảy nhựa trái măng cụt có tương quan chặt với ẩm độ đất và tỉ lệ chảy nhựa trái (R2 = 0.55*). Bón phân vô cơ cân đối, kết hợp bón 3,6 tấn/ha phân hữu cơ /cây và che bạt trong mùa mưa giúp giảm 45 % tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt, đồng thời giúp tăng 314% năng suất trái.

4. Vườn trồng chôm chôm có tỉ lệ cháy lá cao, nguyên nhân cháy lá trên cây chôm chôm có thể liên quan đến hàm lượng kali thấp và tình trạng thiếu nước tưới. Hầu hết các vườn được khảo sát đều bón phân vô cơ mất cân đối, với lượng kali được bón rất thấp, tỉ lệ K/N khoảng 0,02. Tuổi cây càng lớn (20 - 30 năm tuổi), đất vườn cao thì mức độ cháy lá trầm trọng hơn. Vườn có bón phân bón hữu cơ và tỷ lệ K/N cao (khoảng > 0,8) thì có mức độ cháy lá nhẹ.

5. Bón phân hữu cơ dạng phân hầm ủ biogas, phân bã bùn mía giúp đạt hiệu quả cao nhất trong cải thiện đặc tính hóa lý và sinh học đất, qua đó giúp tăng năng suất trái chôm chôm có ý nghĩa, tăng cao, 33% - 74%, với chỉ sử dụng phân vô cơ như nông dân. Năng suất trái đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân ủ biogas, kế đến là phân bã bùn mía và phân trùn quế. Tăng bón phân K với tỷ lệ K/N khoảng 0,9 - 1,3 (theo công thức 1,5 kgN + 1,0 kgP2O5 + 1,7

30

kgK2O.cây-1, kết hợp với 18 kg/cây (3,6 tấn/ha) phân hữu cơ giúp giảm 60 % tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm, so với nông dân bón K với tỉ lệ K/N thấp (2.0 kgN + 3.0 kgP2O5 + 0,2 kgK2O.cây-1)

5.2 Đề nghị

Để góp phần cải thiện độ phì nhiêu đất về lý, hóa học và sinh học đất và nâng cao năng suất phẩm chất vườn cây măng cụt và chôm chôm cần khuyến cáo nông dân thay đổi kỹ thuật canh tác như sau:

- Bón phân vô cơ cân đối kết hợp với bón 3,6 tấn phân hữu cơ các dạng như phân bã bùn mía, phân ủ biogas trên vườn măng cụt và chôm chôm để cải thiện độ phì nhiêu đất về lý hóa và sinh học đất, tăng năng suất, phẩm chất trái và tăng hiệu quả kinh tế.

- Bón phân vô cơ cân đối kết hợp với bón 3,6 tấn/ha phân hữu cơ trên câyvà che bạt trong mùa mưa để khắc phục tình trạng chảy nhựa trên trái măng cụt.

- Bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N trong khỏang 0,9 - 1,3 kết hợp bón phân hữu cơ để giảm sự cháy lá trên cây chôm chôm.

- Tiếp tục nghiên cứu tìm thêm biện pháp giúp giảm hơn nữa tỉ lệ chảy nhựa trái măng cụt.

31

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (tt) (Trang 30 - 32)