hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn... - Sinh viên giải được các bài tập của chương.
+) Thái độ:
- Sinh viên yêu thích môn học, tích cực nghiên cứu và trao đổi kiến thức của chương.
7.1 Mô hình chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
7.1.1. Chất rắn kết tinh
+ Tính dị hướng của tinh thể +) Đơn tinh thể và đa tinh thể +) Chuyển động nhiệt trong tinh thể 7.1.2. Chất rắn vô định hình
+) Các chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể. Sự phân bố các hạt bên trong vật chỉ có trật tự gần.
+) Các vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, nghĩa là các tính chất vật lí của chúng là giống nhau.
7.2. Những tính chất nhiệt của vật rắn
7.2.1. Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- Các vật rắn nói chung nở ra khi nhiệt độ tăng lên.
- Nguyên nhân gây ra sự giãn nở nhiệt của vật rắn không phải do sự tăng biên độ dao động của các hạt mà chính là do sự tăng khoảng cách trung bình giữa các hạt khi nhiệt độ tăng.
Sự giãn nở nhiệt của vật rắn được phân thành hai trường hợp, đó là: sự giãn nở dài và sự giãn nở khối (giãn nở thể tích).
+) Sự nở dài
lt =l0(1+αt) (7.1) +) Sự nở khối
Vt =V0(1+βt) (7.2) Trong đó l0: Chiều dài của vật ở 0oC (m)
lt: Chiều dài của vật ở toC (m) α: Hệ số nở dài (K-1)
Vo: Thể tích ở 0oC (m3) β: Hệ số nở thể tích (K-1)
+) Lực nở và lực co của vật rắn khi co dãn vì nhiệt
7.2.2. Nội năng và nhiệt dung mol của chất rắn và định luật Dulong – Petit +) Nội năng và nhiệt dung mol của vật rắn đơn chất kết tinh ta có thể tính:
Chất rắn kết tinh có thể coi như là tập hợp của các hạt dao động chung quanh vị trí cân bằng. Với nhiệt độ cao, mỗi hạt gần như dao động độc lập với các hạt bên cạnh. Khi truyền nhiệt cho vật rắn thì sẽ làm tăng động năng và thế năng của hạt. Với dao động nhỏ thì dao động được coi thì dao động được coi như là dao động điều hòa và hai thành phần của năng lượng dao động có giá trị bằng nhau.
+) Mỗi dao động theo một phương nào đó có thể phân tích thành ba thành phần theo các trục tọa độ vuông góc với nhau và năng lượng của mỗi thành phần cũng được biểu diễn bằng tổng động năng và thế năng trên mỗi trục.
Theo định luật phân bố đều năng lượng, động năng trung bình ứng với một bậc tự do của hạt trên mỗi trục bằng ½ kT. Mà thế năng trung bình của hạt bằng động năng trung bình của nó nên năng lượng dao động ứng với một trục là: kT
Năng lượng dao động toàn phần của hạt: E = 3kT +) Nhiệt dung riêng phân tử:
C Q U 3RdT dT