Quá trình thuận nghịch và quá trình chuẩn cân bằng Tính chất của chúng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VẬT LÝ PHÂN TỬ VÀ NHIỆT HỌC (Trang 33 - 34)

- Sinh viên biểu diễn được chu trình Cacnô trong giản đồ pV.

6.1 Quá trình thuận nghịch và quá trình chuẩn cân bằng Tính chất của chúng

6.1.1. Quá trình thuận nghịch. - Định nghĩa:

+) Cách 1: Quá trình thuận nghịch là quá trình có thể diễn biến theo cả hai chiều, trong đó nếu lúc đầu quá trình diễn ra theo một chiều nào đó rồi sau diễn ra theo chiều ngược lại thì khi hệ trở về trạng thái ban đầu phải không gây một biến đổi gì cho ngoại vi.

+) Cách 2: Quá trình thuận nghịch là quá trình mà khi hệ trở lại trạng thái ban đầu thì hệ phải đi qua theo chiều ngược lại mọi trạng thái trung gian mà hệ đã trải qua khi hệ diễn biến theo chiều thuận.

-) Ví dụ: Trong cơ học, nếu bỏ qua các ma sát vì ảnh hưởng của nó rất nhỏ thì dao động của con lắc đơn không tắt dần là một quá trình thuận nghịch.

6.1.2. Quá trình chuẩn cân bằng

- Trạng thái cân bằng của một hệ NĐLH là trạng thái của hệ đó không biến đổi theo thời gian. Nghĩa là các giá trị của các thông số vĩ mô đặc trưng cho hệ không thay đổi theo thời gian.

- Một quá trình xảy ra đối với hệ bao giờ cũng là một dãy nối tiếp những thái không cân bằng, vì dọc theo quá trình này các thông số vĩ mô xác định trạng thái của hệ phải biến đổi.

- Một quá trình diễn biến đủ chậm sao cho trong mỗi khoảng thời gian đủ nhỏ, mỗi thông số vĩ mô của hệ có một giá trị coi như xác định và không đổi. Như vậy trạng thái của hệ trong thời gian đủ nhỏ đó có thể xem là trạng thái cân bằng. Một quá trình diễn biến như vậy được gọi là quá trình chuẩn cân bằng hay quá trình chuẩn tĩnh.

Mọi quá trình thực là không chuẩn cân bằng nhưng nếu chúng xảy ra càng chậm thì càng gần đúng là quá trình chuẩn cân bằng.

6.1.3. Ý nghĩa của quá trình chuẩn cân bằng

- Các quá trình thuận nghịch đều là các quá trình lí tưởng. Trong thực tế chỉ xảy ra các quá trình bất thuận nghịch. Các quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nguyên lí thứ hai của NĐLH.

- Mọi quá trình chuẩn cân bằng đều là quá trình thuận nghịch.

+) Khi nghiên cứu về công của quá trình chuẩn cân bằng ta sẽ biết được cần phải thực hiện các quá trình thực như thế nào cho có lợi nhất.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VẬT LÝ PHÂN TỬ VÀ NHIỆT HỌC (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w