Tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường Châu Phi của Công ty Cổ phần Dệt 1010 (Trang 38)

5. Sản phẩm Bông xơ

4.2.1.Tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm

sức cạnh tranh của sản phẩm

• Nâng cao chất lượng sản phẩm

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỉ lệ màn tuyn thứ phẩm công ty cần chú trọng các biện pháp sau:

- Kiểm tra nghiêm ngặt quy trình sản xuất, phải xác định phương án sản phẩm, lập quy trình sản xuất cho sản phẩm, xác định và chuẩn bị các thiết bị, nguyên vật liệu, các tài liệu liên quan đến sản phẩm (các thông số tiêu chuẩn kĩ thuật, mẫu mã bao gói…).

- Thực hiện đổi mới công nghệ, thay thế dây truyền công nghệ cũ nhằm đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

- Không ngừng đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. - Thực hiện chế độ khuyến khích cả về tinh thần lẫn lợi ích vật chất một cách thoả đáng, thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng công khai.

- Đối với nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chất lượng và thời gian cho các nơi làm việc, nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập kho.

- Quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất thường xuyên kiểm tra sự chấp hành quy định sản xuất của công nhân, tiến hành kiểm tra giám sát tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất.

- Tiến hành bảo quản tốt thành phẩm tránh hiện tượng chất lượng bị giảm sút trước và sau khi nhập kho.

• Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm thông qua yếu tố giá cả

Khi xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh rất hữu hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay, Dệt 10-10 vẫn duy trì chính sách định giá sản phẩm khá thấp, chủ yếu “lấy công làm lãi” để thoả mãn nhu cầu của các khách hàng có thu nhập trung bình và những thị trường bình dân ở các nước châu Phi. Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua yếu tố giá Dệt 10-10 cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động không ngừng sáng tạo, trau dồi kinh nghiệm đồng thời tích cực đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, qua đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân công trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra.

- Bắt buộc giảm tối đa các loại chi phí trung gian có thể. Đặc biệt quan trọng nhất là trong quá trình sản xuất cần cố gắng tiết kiệm tối đa nguồn vật tư để giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Biện pháp giảm chi phí sản xuất nói chung và giảm chi phí xuất khẩu nói riêng là một biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

- Nhập các thiết bị dệt may tương đối hiện đại nhưng mức độ tự động hoá còn thấp, sau đó công sẽ tiến hành nghiên cứu để nâng cấp mức tự động hoá của thiết bị vừa nhập nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Phòng kỹ thuật và đầu tư của Dệt 10-10 cần phối hợp với các cơ quan tiến hành nghiên cứu chế tạo các thiết bị phục vụ cho công nghiệp Dệt - may trong việc thiết kế và chế tạo các loại máy móc, thiết bị quá đắt không thể nhập khẩu được.

- Đặc biệt Công ty cần coi việc hiện đại hoá công nghệ sản xuất là một quá trình phát triển từ thấp tới cao, xác định được mức công nghệ sản xuất phù hợp với mình. Từ đó để lựa chọn công nghệ sản xuất và hiện đại hoá dần dần từng bước.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược nhằm chủ động và mở rộng thị trường xuất khẩu

Thị trường là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu với mỗi Công ty xuất khẩu hiện nay. Màn tuyn của Dệt 10-10 đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên Công ty vẫn chưa có nhiều đối tác lớn như tập đoàn VF. Mặt khác, để công tác nghiên cứu và xây dựng thị trường vững chắc tại Châu Phi nói riêng và các thị trường khác nói chung có thể thành công một cách toàn diện và đạt kết quả tốt lại đòi hỏi Công ty phải có sụ đầu tư thích đáng cả về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, Công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

• Đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu thị trường. Thường xuyên cử cán bộ của Công ty sang các thị trường mới để thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác mới và thu thập thông tin về thị trường.

• Cần thường xuyên quan hệ với các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, các tổ chức làm công tác đối ngoại… có cơ sở ở Việt Nam và các nước để tìm kiếm thêm khách hàng.

• Bên cạnh đó Công ty cũng cần mở chiến dịch tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế. Đây là cách tiếp cận tốt nhất để phát hiện nhu cầu thị trường.

• Công ty cũng cần nghiên cứu bước đi của các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia,… Đây là những đối thủ có lợi thế riêng của họ trong việc sản xuất các sản phẩm cùng loại với Công ty như lợi thế về nguyên vật liệu, giá cả nhân công, mẫu mã… để từ đó đề ra phương hướng phát triển phù hợp cho mình trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

• Giành được quyền chủ động cũng như các lợi thế về thông tin, Công ty có thể tiến hành một số giải pháp như:

- Thiết lập và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các nhà phân phối, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên nếu như nhà phân phối cung cấp thông tin nhanh và chính xác.

- Thiết lập mối quan hệ với các Đại sứ quán của Việt Nam ở các quốc gia mà Công ty có sự quan tâm cũng như với các Đại sứ quán của các quốc gia đó ở

Việt Nam. Trên cơ sở các mối quan hệ đó ta có thể khai thác các thông tin liên quan đến thị trường, thị hiếu,…

- Ngoài ra Công ty phải xây dựng hệ thống thông tin cung cấp về chính bản thân mình để khách hàng có thể tự tìm đến với mình. Cụ thể là có thể xây dựng và hoàn thiện trang web giới thiệu về Công ty, các hình thức hoạt động, các sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường Châu Phi của Công ty Cổ phần Dệt 1010 (Trang 38)