Những thành công khi xuất khẩu màn tuyn sang thị trường Châu Ph

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường Châu Phi của Công ty Cổ phần Dệt 1010 (Trang 30)

Công ty đã thành công trong việc kí kết hợp đồng với tập đoàn VF của Đan Mạch và mở ra một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng và mang lại doanh thu rất lớn là thị trường Châu Phi. Kể từ đó hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và

hoạt động xuất khẩu nói riêng luôn tăng trưởng ổn định và đạt được nhiều thành công to lớn.

Đầu tiên là chất lượng sản phẩm của công ty luôn nhận được sự tín nhiệm

của người tiêu dùng và được các tổ chức đánh giá cao. Nhắc đến màn tuyn chắc hẳn bất kì người tiêu dùng nào của Việt Nam đều nhắc ngay tới thương hiệu Dệt 10/10. Qua bảng 3.2. Giá trị xuất khẩu theo mặt hàng, ta có thể thấy doanh thu mặt hàng màn tuyn của công ty liên tục tăng, đó là nhờ chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo, sản phẩm của công ty hiện đã đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 và ngày càng có nhiều mẫu mã sản phẩm mới, màu sắc đẹp mắt được tung ra thị trường.

Thứ hai là sản phẩm có giá thành hợp túi tiền người mua không chỉ trong

nước mà cả với các khách hàng trên thị trường thế giới. Do áp dụng nhiều biện pháp hạ giá thành nên so với những sản phẩm đồng chất lượng thì giá thành của công ty gần như ngang và thấp hơn. Đây được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh hiệu quả với sản phẩm của các quốc gia khác, từ đó đã tạo điều kiện cho công ty vượt lên chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ tại các nước Châu Phi có mức thu nhập ngang bằng thậm chí thấp hơn so với Việt Nam.

Thứ ba là có được thị trường xuất khẩu ổn định. Qua bảng 3.4. Tốc độ tăng doanh thu tại các thị trường chính, ta có thể thấy Dệt 10/10 đã có thị trường xuất

khẩu đầy tiềm năng là Châu Phi. Hiện nay với sự cộng tác cùng VF, sản phẩm của công ty sản xuất ra tới đâu thì tiêu thụ hết tới đó, và công ty còn đang phải gấp rút tiến hành hoàn thiện nốt giai đoạn 2 dự án đầu tư xây dựng mở rộng sản xuất tại Cổ Bi.

Thứ tư là đã xác định được vị thế cho các sản phẩm của mình không chỉ ở thị

trường trong nước mà trên cả thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Phi. Hiện nay, không chỉ người tiêu dùng trong nước đánh giá cao và ưa chuộng các sản phẩm của Dệt 10/10 mà người tiêu dùng các nước Châu Phi cũng đã biết đến và lựa chọn các loại màn tuyn của công ty. Công ty đã thành công trong việc lựa chọn cho mình một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng thị trường cụ thể cũng như từng khu vực thị trường, và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng các loại nhu cầu rất phong phú của khách hàng. Màn tuyn của công ty đã được đa dạng hóa về mẫu mã và chất lượng ngày càng tăng để tạo thêm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Kể từ khi cổ phần hóa đến nay, kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm không ngừng

tăng lên, kể cả ngay trong thời kì nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và khủng hoảng. Điều đó cũng đã chứng minh cho vị thế của các sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 trên thị trường quốc tế.

3.4.2.Những tồn tại khi xuất khẩu màn tuyn sang thị trường Châu Phi

Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 vẫn còn nhiều tồn tại.

Thứ nhất là chất lượng sản phẩm vẫn chưa ổn định theo tiêu chuẩn quốc tế.

Mặc dù màn tuyn 10/10 đã được công nhân đạt tiêu chuẩn ISO 9001 nhưng vẫn không tránh khỏi một số lô hàng có sản phẩm bị lỗi vẫn được đưa ra thị trường. Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không nhỏ là do máy móc, trang thiết bị của công ty chưa được đồng bộ như đã nêu ở phần 3.3.2.4. Thực trạng đầu tư phát triển công nghệ.

Thứ hai là chưa thực sự chủ động về thị trường xuất khẩu, chủ yếu vẫn phải

xuất khẩu qua trung gian. Như đã nêu ở phần 3.3.2.2. Thực trạng tăng cường công

tác nghiên cứu mở rộng thị trường, loại hình xuất khẩu chủ yếu của công ty là xuất

khẩu trực tiếp nhưng dưới sự giám sát của VF, hay nói cách khác đây là một hình thức bao tiêu sản phẩm. Sản phẩm màn tuyn do công ty sản xuất ra được xuất khẩu trực tiếp sang các quốc gia mà tập đoàn VF đang tiến hành các dự án. Công ty chỉ tiến hành sản xuất các loại màn chống muỗi theo những mẫu mã có sẵn và theo yêu cầu đặt hàng của VF, điều này đã làm mất đi cơ hội thể hiện bản sắc, tính độc đáo trong sản phẩm của công ty. Hiện nay tỉ lệ xuất khẩu các sản phẩm của Dệt 10/10 sang các thị trường không theo đặt hàng của VF còn rất thấp, đòi hỏi Ban lãnh đạo của công ty cần xây dựng được một chiến lược tổng thể cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ ba là nguồn nguyên vật liệu thường không ổn định. Do nguyên liệu

chính của công ty là sợi tổng hợp được nhập khẩu từ Đài Loan nên giá cả thường phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài đặc biệt là giá dầu mỏ và tỉ giá hối đoái. Các nguyên vật liệu khác thì được mua ngay trong nước nhưng chất lượng không đồng đều làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Do đó, trong tương lai gần đòi hỏi công ty phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng tốt hơn, giá thành ổn

định hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng và việc đưa vào sử dụng thêm dây chuyền sản xuất mới đầu tư tại Cổ Bi.

3.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại

3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 còn gặp nhiều hạn chế là do:

Thứ nhất, hoạt động của các phòng ban chuyên môn trong công ty còn nhiều

bất cập và hạn chế như:

- Phòng cung ứng vật tư của công ty hoạt động có hiệu quả chưa cao. Số lượng cán bộ phòng vật tư còn thiếu và yếu. Mặt khác, việc tiếp cận được nguồn nguyên liệu trong nước còn hạn chế vì nguồn nguyên liệu này còn rất ít và chất lượng không đảm bảo.

- Phòng đảm bảo chất lượng chưa thực hiện được đầy đủ việc giám sát chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn ISO 9001 chưa được áp dụng một cách chặt chẽ trong các lô hàng xuất khẩu dẫn tới vẫn có những sai sót.

- Phòng Marketing chưa được đầu tư thích đáng để phát triển hoạt động mở rộng thị trường sang các quốc gia khác trên thế giới ngoài Châu Phi.

Thứ hai, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu tại Dệt 10/10 rất hạn chế vì

thiếu thông tin về tình hình thị trường thế giới và thị trường các nước, thiếu nguồn tài chính, thiếu một đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường có kiến thức thâm sâu về chuyên môn nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm, thiếu mạng lưới phân phối sản phẩm ở thị trường các nước mà công ty xuất khẩu sản phẩm sang và đặc biệt là thiếu một chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu khoa học và hợp lí cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế trong giai đoạn hiện nay hoạt động xuất khẩu của công ty phụ thuộc khá lớn vào tập đoàn VF, hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia khác mà không có sự tham gia của VF còn rất hạn chế.

Cuối cùng là các nguyên nhân liên quan tới các nguồn lực phát triển và định

hướng xuất khẩu của công ty như:

- Lượng vốn chưa đáp ứng được nhu cầu của việc đổi mới và nâng cấp máy móc, trang thiết bị; đôi khi công ty còn thiếu vốn lưu động để mua các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lí chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

- Công suất sản xuất màn tuyn của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên chưa thể mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Chưa có văn phòng đại diện tại Châu Phi nên việc xuất khẩu hoàn toàn phải qua trung gian là tập đoàn VF- Đan Mạch.

- Chưa đầu tư thích đáng cho công tác tạo mẫu mã làm đa dạng hóa sản phẩm, chưa có đội ngũ cán bộ thiết kế có chuyên môn cao và nhiều ý tưởng sáng tạo.

- Công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu khuyếch trương thương hiệu trên thị trường thế giới.

3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ chính hoạt động xuất khẩu của công ty thì các yếu tố của thị trường bên ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty.

Một là, tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu thường xuyên biến động làm ảnh hưởng

tới việc tính giá thành và định giá bán sản phẩm của Công ty.

Hai là, các thủ tục xuất nhập khẩu còn khá phức tạp, tốn thời gian gây khó

khăn cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Ba là, Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc sản xuất hàng

giả, hàng nhái. Trên thị trường vẫn còn tồn tại các loại Màn giả có cùng nhãn mác song chất lượng kém làm ảnh hưởng tới uy tín sản phẩm của Công ty. Do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tác động xấu tới hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MÀN TUYN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu màn tuyn sang thị trường Châu Phi của Công ty Cổ phần Dệt 1010 (Trang 30)